7. Kết cấu của Luận văn
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, môi trường pháp lý tài chính
Quản lý chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi tiêu công nói riêng có liên quan đến quá trình sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Do đó hoàn thiện pháp luật tài chính đầy đủ đồng bộ là điều cần để sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính trong quản lý kinh tế vĩ mô. Luật tài chính đặt nền móng pháp lý cho quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính công. Hoàn thiện Luật tài chính được xem xét dưới hai góc độ: xây dựng đồng bộ hệ thống luật tài chính và tăng cường pháp chế tài chính trong đời sống kinh tế - xã hội.
Kiểm soát chi tiêu công có liên quan đến quá trình sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Do đó hoàn thiện pháp luật tài chính đầy đủ đồng bộ là điều cần để sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính trong quản lý kinh tế vĩ mô. Luật tài chính đặt nền móng pháp lý cho quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính công. Hoàn thiện Luật tài chính được xem xét dưới hai góc độ: xây dựng đồng bộ hệ thống luật tài chính và tăng cường pháp chế tài chính trong đời sống kinh tế - xã hội.
Trong hệ thống luật tài chính, cần quan tâm hoàn thiện Luật ngân NSNN. Mặc dù đến nay đã ban hành luật NSNN năm 1996 và qua 2 lần sửa đổi bổ sung (1998 và 2002), song cần phải thường xuyên chỉnh sửa Luật bởi thực tiễn kinh tế - xã hội ở nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Hiện nay, đề án xây dựng Luật đầu tư công hiện vẫn đang trong giai đoạn xây dựng. Do vậy, cần sớm hoàn chỉnh, ban hành Luật đầu tư công và hệ thống các văn bản
hướng dẫn liên quan, đồng thời từng bước tổ chức thực hiện. Cùng với Luật NSNN, Luật Đầu tư công sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN (không nhằm mục đích kinh doanh), đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, tăng cường quản lý, chống thất thoát và lãng phí trong đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN.
Pháp luật tài chính phải được hoàn thiện theo xu hướng chi tiết, cụ thể hoá và ổn định dần. Tránh tình trạng thời gian triển khai luật chậm; các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành thoát ly ra khỏi luật và trên thực tế dường như là nó lại có giá trị pháp lý cao hơn luật. Do đó, hoàn thiện môi trường pháp lý còn bao gồm việc nâng cao năng lực ban hành văn bản pháp lý của bộ máy hành pháp; đồng thời tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan lập pháp để sao cho các văn bản pháp luật đảm bảo được tính hệ thống, tính nhất quán và sự phối hợp chặt chẽ để tạo môi trường pháp lý tài chính minh bạch và kiểm tra việc chấp hành các luật lệ về tài chính.
Hệ thống văn bản pháp quy và quy chế, văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai quy trình kiểm soát chi (tích hợp) cũng cần được sớm tích hợp, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo hướng: cập nhật, tích hợp và gộp chung các thông tư và văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình kiểm soát chi (tích hợp), hiện đang thể hiện tại một loạt thông tư và văn bản. Từ đó để điều chỉnh về phạm vi áp dụng quy trình kiểm soát chi tích hợp; sửa đổi, bổ sung, tích hợp các thủ tục về nộp hồ sơ lần đầu; hồ sơ chứng từ khi kiểm soát, cam kết và kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN tại KBNN. Đồng bộ hoá hồ sơ chứng từ phục vụ các nghiệp vụ kiểm soát của KBNN theo hướng: những hồ sơ đã nộp khi cam kết không phải cung cấp lại trong hồ sơ dùng để thực hiện kiểm soát và thanh toán chi NSNN; bổ sung điều kiện thực hiện kiểm soát thanh toán là có thông báo phê duyệt cam kết chi của KBNN đối với khoản chi NSNN đề nghị thanh toán (mã số cam kết chi) và mã số nhà cung cấp; bổ sung quy định về thông tin bằng thư điện tử tới Nhà cung cấp và đối tượng thụ hưởng; bổ sung quy định công khai kết quả thực hiện cam kết chi NSNN, thông qua việc thông báo trực tiếp cho ĐVSDNS, chủ đầu tư và nhà cung cấp theo địa chỉ thư
điện tử đã đăng ký; tra cứu thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính hoặc KBNN.
Vì thế các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công trong thời gian tới cần tập trung vào một số việc như cần từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý tài chính - NSNN nói riêng và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung nhằm phục vụ mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới; tạo lập môi trường tài chính ngân sách lành mạnh nhằm giải phóng và phát triển các nguồn lực; phân bổ ngân sách một cách hợp lý, đảm bảo công bằng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia, góp phần tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, thực hiện xoá đói giảm nghèo.