Yêu cầu kiểm soát chi tiêu công của KBNN

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 37 - 38)

7. Kết cấu của Luận văn

1.1.2.3. Yêu cầu kiểm soát chi tiêu công của KBNN

Thứ nhất, kiểm soát chi tiêu công qua KBNN phải đảm bảo chi tiêu công đạt hiệu quả cao, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tránh tình trang làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng trong quá trình điều hành NSNN. Vì vậy, Kiểm soát chi tiêu công qua KBNN phải quy định rõ điều kiện và trình tự cấp phát theo hướng về phương thức thanh toán phải đảm bảo mọi khoản chi của NSNN được thanh toán, chi trả trực tiếp qua KBNN cho các đối tượng thụ hưởng trên cơ sở dự toán được duyệt, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách chuẩn chi và phù hợp với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước.

Thứ hai, công tác quản lý và kiểm soát chi tiêu công qua KBNN là một quy trình phức tạp, bao gồm từ khâu lập dự toán, phân bổ kinh phí đến cấp phát, thanh toán, sử dụng và quyết toán, có liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương và các cấp ngân sách. Vì vậy, kiểm soát chi tiêu công phải được tiến hành hết sức thận trọng, được thực hiện dần từng bước, tuy nhiên không được máy móc gấy phiền hà cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp. Sau mỗi bước có tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình kiểm soát chi cho phù hợp tình hình thực tế.

Thứ ba, tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đồng thời cũng cần phân định rõ ràng vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ

quan quản lý ngân sách, các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, trong quá trình thực hiện chi NSNN từ khâu lập dự toán, cấp phát ngân sách, thực hiện chi đến khâu thông tin, báo cáo, quyết toán chi NSNN để tránh những trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đảm bảo sự công khai, minh bạch và kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan, đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi tiêu công

Thứ tư, kiểm soát chi tiêu công qua KBNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với việc quản lý NSNN. Đồng thời, phải thống nhất thực hiện chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, lệ phí, chính sách tiết kiệm, chính sách kinh tế - xã hội,...

Đặc biệt khi có lạm phát, nhu cầu tăng nhanh đã dẫn đến tình trạng chi Ngân sách bị động, tuỳ tiện cắt xén theo ý chủ quan của cơ quan và cấp có thẩm quyền quyết định về phân phối kinh phí Ngân sách, làm cho mục tiêu kinh tế xã hội bị đảo lộn.

Cơ chế chi tiêu như trên đã làm cho hiệu quả các khoản chi trở lên yếu kém, biểu hiện rõ nhất là những khoản chi Ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản. Những chi phí cho bộ máy hành chính quá cồng kềnh với nhu cầu chi tiêu phình ra, thu không đủ chi đã trở thành căn bệnh kinh niên của NSNN.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w