Thực trạngvai trò kiểm soát quy trình chi tiêu công qua KBNN

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 68 - 73)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.1. Thực trạngvai trò kiểm soát quy trình chi tiêu công qua KBNN

Kiểm soát chi tiêu công qua KBNN bao gồm kiểm soát chi thường xuyên và kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, từ đó hình thành quy trình kiểm soát chi thường xuyên và quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản. Ngoài ra, quy trình kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu và sự nghiệp kinh tế được thực hiện như sau: các khoản chi có tính chất thường xuyên thì áp dụng quy trình kiểm soát chi chi thường xuyên; các khoản chi có tính chất đầu tư xây dựng cơ thì áp dụng quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản. Theo qui định, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế

độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN chuẩn chi. Căn cứ vào hồ sơ của đơn vị sử dụng NSNN gửi đến, KBNN thực hiện kiểm soát theo quy trình, làm thủ tục tạm ứng hoặc thanh toán cho đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của Người chuẩn chi. Do đó, quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN là một trong những mắt xích quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý quỹ NSNN. Thông qua việc thực hiện qui trình, sẽ biết được thời hạn giải quyết công việc, mối quan hệ của các phần hành nghiệp vụ và trách nhiệm của từng cán bộ liên quan. Đồng thời KBNN và đơn vị sử dụng NSNN cũng thực hiện được việc kiểm tra giám sát lẫn nhau, đảm bảo công khai minh bạch nhằm phòng chống và ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN.

2.2.1.1. Kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Thái Nguyên:

Từ năm 2004 đến nay, KBNN Thái Nguyên thực hiện Kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư 79/2003/TT-BTC và qui trình kiểm soát chi thường xuyên theo mô hình giao dịch một cửa theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/8/2007của Tổng Giám đốc KBNN (thực hiện từ tháng 9/2007 đến tháng 12/2009) và nay là quy trình kiểm soát chi thường xuyên theo mô hình giao dịch một cửa kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng Giám đốc KBNN (thực hiện từ tháng 01/2010 đến nay). Theo Thông tư 79/2003/TT-BTC, qui trình kiểm soát tuân thủ theo 3 bước:

Bước 1, khi có yêu cầu chi, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN gửi KBNN nơi giao dịch các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan sau: Lệnh chuẩn chi; các hồ sơ khác tuỳ theo tính chất của từng khoản chi.

Bước 2, KBNN kiểm tra, kiểm soát hồ sơ chi của đơn vị, bao gồm: Đối chiếu các khoản chi với dự toán, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi; kiểm tra, kiểm soát các khoản chi bảo đảm chấp hành đúng định mức chế độ chi tiêu tài chính nhà nước. Đối với các khoản chi chưa có định

mức, chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, KBNN kiểm tra, kiểm soát theo dự toán chi tiêu của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hạch toán bảo đảm thực hiện đúng niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN; kiểm tra dấu, chữ ký của người chuẩn chi (hoặc người được uỷ quyền), Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) trên lệnh chuẩn chi đảm bảo khớp đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại KBNN.

Bước 3, sau khi kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi của đơn vị, KBNN xử lý: Nếu bảo đảm đầy đủ các điều kiện chi theo quy định KBNN làm thủ tục cấp tạm ứng hoặc cấp thanh toán cho đơn vị; nếu không đủ điều kiện chi, KBNN được phép từ chối cấp phát thanh toán và trả lại hồ sơ chứng từ chi cho đơn vị. Thủ trưởng KBNN chịu trách nhiệm về việc cấp phát, thanh toán hoặc từ chối cấp phát thanh toán của mình.

Về thời gian thực hiện kiểm soát chi: Hầu hết các khoản chi được KBNN kiểm tra, kiểm soát và chi trả thanh toán ngay trong ngày làm việc. Một số khoản chi phức tạp, liên quan đến việc đối chiếu chi tiết trong hồ sơ như mua sắm tài sản cố định, các chương trình, dự án... thời gian để giải quyết tối đa không quá 2 ngày làm việc kể từ khi KBNN nhận đủ hồ sơ.

Thực hiện Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/8/2007 của Tổng Giám đốc KBNN về việc Ban hành quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN, qui trình thực hiện kiểm soát chi đối với chi ngân sách thường xuyên bằng dự toán được thực hiện qua 3 bước. Điểm cần lưu ý của qui trình là hình thành bộ phận giao dịch “một cửa” được tách bạch khỏi bộ phận kiểm soát chi. Việc nhận yêu cầu và trả kết quả cho đơn vị được thực hiện tại bộ phận giao dịch “một cửa” của KBNN. Cụ thể:

Bước 1, đơn vị sử dụng NSNN chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ các khoản chi thường xuyên bằng dự toán như các khoản chi cho cá nhân, chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi sữa chữa lớn tài sản cố định qua KBNN theo quy định hiện hành.

Bước 2, đơn vị sử dụng NSNN nộp hồ sơ, chứng từ tại bộ phận giao dịch “một cửa” của KBNN: Cán bộ giao dịch kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, chứng từ. Trường hợp hồ sơ, chứng từ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ giao dịch nhận hồ sơ, chứng từ và thực hiện kê vào phiếu giao nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chứng từ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ giao dịch hướng dẫn đơn vị hoàn thiện hồ sơ và gửi lại KBNN.

Bước 3, trả hồ sơ, chứng từ tại bộ phận giao dịch 1cửa: Sau khi cán bộ kiểm soát chi thực hiện thanh toán cho đơn vị. Cán bộ kiểm soát chi lưu chứng từ theo quy định và trả kết quả cho đơn vị sử dụng NSNN qua cán bộ giao dịch. Cán bộ giao dịch kê phiếu giao nhận hồ sơ chứng từ, trả kết quả cho đơn vị sử dụng NSNN.

2.2.1.2. Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Thái Nguyên.

Năm 2006 trở về trước KBNN Thái Nguyên thực hiện qui trình kiểm soát chi theo Quyết định số 601/KB/QĐ/TTVĐT và Quyết định số 602/KB/QĐ/TTVĐT ngày 28/10/2003 qui định qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN. Tiếp đó, qui trình kiểm soát chi được thay thế bằng qui định tại định số 297/QĐ-KBNN ngày 18/5/2007 và Quyết định số 1539/QĐ-KBNN ngày 11/12/2007 qui định về qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN. Đến nay KBNN Thái Nguyên đang thực hiện qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN theo Quyết định 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009 và qui trình vốn đầu tư ngoài nước theo Quyết định số 25/QĐ-KBNN ngày 14/01/2007 của Tổng giám đốc KBNN.

Luân chuyển chứng từ theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/8/2007 của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN, cụ thể như sau:

Sơ đồ 2.1: Qui trình kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Thái Nguyên

Bước 1, bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ nhận hồ sơ của chủ đầu tư.

Bước 2, phòng kiểm soát chi NSNN tiếp nhận hồ sơ nhận hồ sơ của chủ đầu tư từ bộ phận giao dịch một cửa và tiến hành kiểm soát hồ sơ (bao gồm hồ sơ ban đầu và hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán), hoàn thành các chứng từ thanh toán vốn đầu tư trình Lãnh đạo phòng ký duyệt.

Bước 3, phòng Kiểm soát chi NSNN chuyển toàn bộ hồ sơ và chứng từ cho phòng Kế toán.

Bước 4, phòng Kế toán Nhà nước kiểm tra, trình Lãnh đạo KBNN ký Giấy rút vốn đầu tư.

Bước 5, lãnh đạo KBNN ký giấy rút vốn đầu tư và hồ sơ kiểm soát chi và chuyển trả Phòng Kế toán Nhà nước

Bước 6, phòng Kế toán Nhà nước thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. Chủ đầu tư (Bộ phận một cửa) Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả Phòng Kiểm soát chi

NSNN Kế toán Nhà nướcPhòng Lãnh đạo phụ trách

Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB 1 5 2 3 6 4 Đơn vị thụ hưởng 7 8 9 Chủ đầu tư (BQLDA)

Bước 7, phòng Kế toán lưu 1 liên giấy rút vốn đầu tư và 1 liên giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (nếu có) và chuyển trả lại toàn bộ chứng từ cho Phòng Kiểm soát chi NSNN.

Bước 8, phòng kiểm soát chi NSNN lưu hồ sơ theo quy định và chuyển chứng từ trả Chủ đầu tư ( Ban quản lý dự án) cho Bộ phận giao dịch một cửa .

Bước 9, chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) lấy chứng từ tại Bộ phận giao dịch một cửa .

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w