Thể chế kiểm soát chi tiêu công

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.2.1. Thể chế kiểm soát chi tiêu công

Với chức năng, nhiệm vụ của KBNN (KBNN thực hiện chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật và KBNN thực hiện 1 trong 19 nhiệm vụ là kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật): việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi hỏi KBNN phải có một vị thế, vai trò lớn hơn. Vì vậy, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN tại một văn bản pháp lý cao hơn (như Pháp lệnh, Luật của Quốc Hội) sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của KBNN; đồng thời, cùng nâng cao được hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN

Nội dung cơ bản của chế độ phân cấp quản lý NSNN là việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân bổ các khoản thu cho NSNN trung ương và địa phương. Đây là một trong những căn cứ để KBNN thực hiện chức năng “là trạm gác cuối cùng” trong việc cấp phát vốn NSNN.

Thủ tục chi và kiểm soát chi NSNN tại KBNN là cơ sở pháp lý để KBNN tổ chức thực hiện các khâu trong quá trình kiểm soát chi NSNN. Với thủ tục chi NSNN rườm rà, phức tạp sẽ gây khó khăn cho cán bộ kiểm soát, giảm thời gian, tiến độ cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN.

1.2.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm soát chi tiêu công.

Quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng NSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ, cấp phát, thanh toán đến quyết toán chi NSNN, trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Việc ứng dụng các hệ thống các chương trình tin học ứng dụng trong quản lý giao dịch thanh toán và hệ thống các trang thiết cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hiện đại hoá công nghệ thanh toán, truyền tin đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại, không bị lạc hậu. Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát chi hữu hiệu, và nhanh chóng. …

Nhưng suy cho cùng, vấn đề con người vẫn là vấn đề then chốt. Một hệ thống tổ chức kiểm soát chi NSNN sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn nếu không phân định và xác lập quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong từng giai đoạn thực hiện kiểm soát chi NSNN một cách rõ ràng minh bạch. Dù rằng các thủ tục, thể lệ chi tiêu đã được pháp chế hoá đầy đủ và cụ thể cho từng loại chi, tự nó không mang lại kết quả mong muốn nếu cơ quan thi hành không tự ý thức trách nhiệm về những quy định có liên quan cũng như sự phối hợp giữa họ lỏng lẻo. Các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trò của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, thông báo hạn mức kinh phí cấp phát thanh toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.

Ý thức chấp hành của các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN cấp có ảnh hưởng đến hiệu quả của kiểm soát chi qua KBNN. Bởi vì khi các đơn vị này nắm rõ các quy đinh thì sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định đó. Vì vậy, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp, làm cho họ thấy rõ kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị cá nhân có liên quan đến quản lý quỹ NSNN chứ không phải là công việc riêng của ngành tài chính, KBNN.

1.2.2.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm soát chi tiêu công. tiêu công. tiêu công.

Cơ cấu tổ chức và trình độ, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ thực hiện trong khâu kiểm tra kiểm soát thanh toán các khoản chi của KBNN: đây là lực lượng trực tiếp thực hiện kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, tổ chức bộ máy hợp lý, cán bộ KBNN “vừa hồng, vừa chuyên” để đảm đương nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ; đồng thời, cũng không phát sinh các hiện tượng cửa quyền, sách nhiều trong quá trình kiểm soát chi.

Kế toán tham gia vào toàn bộ tiến trình ngân sách, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thi hành (chấp hành) và kiểm soát NSNN.

Quá trình sử dụng công quỹ được chi phối bởi những điều khoản pháp luật và được thể chế hoá bằng các thủ tục, chi tiêu và kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, nhưng không có một hệ thống sổ sách kế toán hoàn hảo thể hiện qua hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo kế toán đầy đủ, rõ ràng, trung thực tất cả những giao dịch tài chính tiền tệ của Chính phủ thì KBNN khó mà phát hiện được sự sai lầm về những khoản kinh phí được cấp phát hay việc quản lý công quỹ thiếu phân minh trung thực.

Những kế toán viên và kiểm soát viên ngân sách dùng những dữ kiện tin tức này để ấn định sự hợp pháp và thích đáng của những chi tiêu và sự trả tiền từ quỹ NSNN, sau đó báo cáo về sự thi hành NS của từng cơ quan, có cơ sở để nhận xét, đánh giá những chương trình, công tác đã thực hiện, đồng thời có những biện pháp xử lý thích đáng.

1.2.2.4. Tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong kiểm soát chi tiêu công.chi tiêu công. chi tiêu công.

Tính minh bạch chi NSNN có tầm quan trọng trong việc giải trình trước công dân về việc phân bổ nguồn lực tài chính của nhà nước và giải trình về chất lượng chi tiêu NSNN tổng thể. Tính minh bạch chi NSNN cũng rất quan trọng đối với các nhà tài trợ – những người tất nhiên sẽ không hài lòng khi họ hỗ trợ nguồn lực tài chính nhưng lại không có đầy đủ thông tin tin cậy để đánh giá được số tiền tài trợ được sử dụng vào việc gì và sử dụng tốt như thế nào. Đối với Chính phủ cũng như

các cơ quan của Chính phủ, tính minh bạch tài chính có tầm quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu ngân sách.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 44 - 47)

w