Thực trạngvai trò kiểm soát chấp hành dự toán chi tiêu công qua KBNN Thá

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 73 - 76)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.2. Thực trạngvai trò kiểm soát chấp hành dự toán chi tiêu công qua KBNN Thá

KBNN Thái Nguyên.

Dự toán tạo khuôn khổ cho việc chấp hành ngân sách. Nó được xem như là một hướng dẫn về mặt tài chính cho hoạt động của nhà nước và nó giúp cho nhà nước đảm bảo các hoạt động theo đúng các mục tiêu đã đề ra.

Kiểm soát chi theo dự toán có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là nhằm thiết lập kỷ luật tài chính trong quá trình quản lý và hoạt động của nhà nước theo định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ đã định ra. Thông qua kiểm soát chi theo dự toán để xác lập rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp các ngành trong quản lý ngân sách. Kiểm soát chi theo dự toán là cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động khu vực công. Qua đó điều chỉnh, thiết lập có hiệu quả các yếu tố thuộc về quản lý như: tổ chức, xây dựng thể chế, cung cấp thông tin, sử dụng các công cụ để phân bổ nguồn lực tối ưu và sử dụng nguồn lực ấy có hiệu quả cao hơn, tránh làm lãng phí nguồn lực .

Hình thức giao dự toán:

Dự toán của các đơn vị sử dụng NSNN giao dịch tại văn phòng KBNN tỉnh và các KBNN Huyện, Thị xã, Thành phố đã giao chi tiết đến loại, khoản của mục lục NSNN theo 4 nhóm mục chi (nhóm 1- thanh toán cá nhân; nhóm 2- hàng hóa, dịch vụ; nhóm 3- mua sắm sửa chữa; nhóm 4- các khoản chi khác).

Đối với cơ quan Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP

ngày 17/10/2005 của Chính phủ, dự toán được chi tiết 2 phần: phần dự toán chi NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm phân bổ và giao vào ‘nhóm 4- các khoản chi khác’. Phần dự toán chi NSNN không thực hiện chế độ tự chủ được phân bổ và giao vào 4 nhóm mục chi theo qui định hiện hành.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính theo qui định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, việc phân bổ và giao dự toán thu, chi NSNN căn cứ vào nhiệm vụ được giao, phân loại đơn vị sự nghiệp, dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên năm đầu của thời ký ổn định ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán ngân sách đảm bảo hoạt động thường xuyên phân bổ vào ”nhóm mục các khoản chi khác ”; dự toán chi hoạt động không thường xuyên được phân bổ và giao vào 4 nhóm mục chi theo qui định hiện hành.

Dự toán chi thường xuyên của Ngân sách cấp xã cũng được phân bổ theo 4 nhóm mục đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tại văn bản số 7541/TC/NSNN ngày 08/7/2004.

Dự toán chi đối với các đơn vị sự nghiệp kinh tế như sự nghiệp giao thông, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường bộ, đường sắt; sự nghiệp điều tra cơ bản; đo đạc địa giới hành chính; sự nghiệp nông nghiệp ngư nghiệp, định canh định cư và các sự nghiệp khác cũng được phân bổ dự toán theo 4 nhóm mục chi.

Từ năm 2008, theo hướng dẫn tại Thông tư 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2008; thì việc phân bổ chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc không phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi và không phân bổ chi tiết theo từng quí trong năm mà chỉ phân bổ tổng mức cả năm.

Đảm bảo chấp hành về thời gian phân bổ dự toán của cơ quan có thẩm quyền cho các đơn vị sử dụng NSNN :

Theo qui định của luật NSNN, thời gian phân bổ và giao dự toán của các Bộ và cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương cho các đơn vị sử dụng ngân sách

phải hoàn thành trước ngày 31/12 năm trước của năm hiện hành. Những năm trước trong tháng 01 của năm ngân sách chỉ có 1 số ít đơn vị hưởng ngân sách có dự toán năm được cấp có thẩm quyền được duyệt gửi đến cơ quan KBNN, nhưng từ năm 2010 việc gửi dự toán năm được duyệt của các đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến KBNN Thái Nguyên được thực hiện đúng thời hạn quy định.

Kiểm soát, chi trả thanh toán từ phía KBNN: đối tượng chi trả, thanh toán

theo dự toán NSNN qua KBNN gồm các khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của đơn vị hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí, các tổng công ty nhà nước được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo qui định của pháp luật.

KBNN Thái Nguyên đã thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ thanh toán của đơn vị sử dụng NSNN theo qui định: đảm bảo những khoản chi đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ thanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN. Trường hợp một số khoản chi chưa đủ điều kiện, nhưng đã bố trí trong dự toán năm KBNN cấp tạm ứng theo đúng qui định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sau khi hoàn thành công việc và có đủ chứng từ thanh toán thì chuyển từ tạm ứng sang thực chi. Hiện nay việc kiểm soát và cấp phát của KBNN Thái Nguyên chỉ kiểm soát dự toán năm không kiểm soát theo 4 nhóm mục như trước đây, song khi hạch toán thì chi tiết theo mục lục NSNN. Căn cứ vào dự toán chi năm được giao, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng qui định của luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên hiện nay việc điều chỉnh, bổ sung dự toán năm của các đơn vị nhiều lần trong năm.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp dự toán NSNN qua công tác kiểm soát chi của KBNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010

NSTW NSĐP Số lượng đơn vị giao dịch (đơn vị) Số lượng quyết định dự toán giao đầu năm (văn bản) Số lượng quyết định bổ sung, điều chỉnh trong năm (văn bản) Số lượng đơn vị giao dịch (đơn vị) Số quyết định dự toán giao đầu năm (văn bản) Số lượng quyết định dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm (văn bản) 1 2006 185 185 540 806 806 1.258 2 2007 187 187 748 813 813 10.112 3 2008 189 189 945 995 995 8.997 4 2009 189 189 1.011 1.184 1.184 9.509 5 2010 190 190 1.140 1.184 1.184 11.104

(Nguồn báo cáo của KBNN Thái Nguyên)

Qua bảng tổng hợp số liệu giao dự toán NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 đến năm 2010 chúng ta thấy rằng:

Mỗi đơn vị sử dụng NSNN (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương bao gồm ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã) đầu năm ngân sách đều được cơ quan Tài chính hoặc đơn vị chủ quản trực tiếp cấp trên giao một dự toán chi NSNN năm. Trong năm vẫn được giao thêm một số quyết định bổ sung và điều chỉnh, bình quân mỗi đơn vị có từ 5 đến 7 dự toán điều chỉnh và bổ sung trong năm. Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm được giao, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng qui định của luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w