7. Kết cấu của Luận văn
3.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ KBNN
Con người là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại và sự phát triển của mọi tổ chức, mọi quốc gia. đầu tư cho đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức là đầu tư cho phát triển.
Tại Hội nghị cán bộ tài chính toàn quốc lần thứ năm, ngày 20/02/1952, Hồ Chủ tịch đã nêu ra vấn đề cán bộ đó là: “...làm thế nào để nắm vững việc quản lý thu phát của chế độ kho bạc mới, để giúp ngành tài chính thực hiện thống nhất quản lý thu chi, để giúp ngân hàng nắm vững việc phát hành”
Phát triển nguồn nhân lực được xác định là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi con người là nhân tố cơ bản, có tính quyết định trực tiếp đến việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của KBNN, thực hiện tiến trình hiện đại hoá công nghệ hoạt động nghiệp vụ KBNN, tiến tới xây dựng KBNN trở thành Kho bạc điện tử. Để đủ sức triển khai thực hiện được các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ được Nhà nước giao cho KBNN trong gia đoạn tới thì nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của KBNN là hết sức quan trọng, cần phải được quan tâm và chú trọng hàng đầu từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo và đào tạo lại cũng như bố trí sắp xếp cán bộ cho phù hợp với từng vị trí công tác; đồng thời đòi hỏi mỗi cán bộ công chức KBNN phải nỗ lực rèn luyện, học tập và lao động sáng tạo, thay đổi nhận thức tư duy mới để thích nghi với yêu cầu, nhiệm vụ mới, phải ra sức giữ gìn truyền thống đoàn kết, xây dựng lực lượng ngày càng vững mạnh để đưa KBNN không ngừng phát triển ổn định, vững chắc.
Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ KBNN là nhân tố quan trọng nhất nhằm tìm kiếm, sử dụng và phát huy cao năng lực, phẩm chất có trong mỗi cán bộ. Về yếu tố con người, cần coi trọng những vấn đề sau:
- Một là, tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN. Những cán bộ được phân công làm công tác này phải là người có năng lực chuyên môn cần thiết, được đào tạo và bồi dưỡng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước. Đồng thời, những cán bộ này cũng phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc. Hiểu được giá trị, ý nghĩa từng đồng tiền của kho bạc khi xuất quỹ. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, thì KBNN phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo
đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý,... từ đó, có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Đồng thời, kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hoá, biến chất hoặc không đủ năng lực, trình độ.
- Hai là, thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo chuyên ngành, tập huấn nghiệp vụ, tập huấn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức như đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, tổng kết và đánh giá kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN hàng năm, đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ tham gia trực tiếp quy trình quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN, đào tạo cán bộ tham gia vận hành hệ thống TABMIS, để nâng cao chất lượng các hệ đào tạo, gắn các nội dung đào tạo với yêu cầu về nguồn nhân lực trên thực tế của lĩnh vực công, trang bị cho cán bộ KBNN nói chung và cán bộ kiểm soát chi nói riêng các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ; các đường lối, chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
- Ba là, có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý, một mặt nó tạo ra các điều kiện vật chất thuận lợi, giúp cán bộ KBNN yên tâm công tác. Mặt khác, phát huy cao hơn nữa vai trò và năng lực của từng cá nhân. Bên cạnh đó, cũng cần xử phạt một cách nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm trái chính sách chế độ, sai quy trình nghiệp vụ gây thất thoát vốn KBNN
- Bốn là, thường xuyên tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực gắn với công tác chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng văn minh, văn hoá nghề kho bạc nhằm tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị được giao; tổ chức các cuộc thi tài năng nghiệp vụ tạo điều kiện cho cán bộ công chức KBNN có dịp củng cố kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, khích lệ, động viên cán bộ, công chức hăng hái lao động, thúc đẩy mỗi cán bộ, công chức luôn phấn đấu giữ gìn và phát huy được truyền thống đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, cả hệ thống tạo thành một khối vững chắc, cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao.