Kiểm soát chi tiêu công là nhiệm vụ của KBNN

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu của Luận văn

1.1.2.4. Kiểm soát chi tiêu công là nhiệm vụ của KBNN

- KBNN là cơ quan tài chính thực hiện việc quản lý ngân quỹ nhà nước. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, NSNN không chỉ đóng vai trò là nguồn vốn tài chính đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước, an ninh quốc phòng và các mục đích khác để củng cố chính quyền nhà nước, mà còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Do đó, KBNN ngày nay được hiểu là một hệ thống tổ chức có nhiệm vụ chấp hành, đôn đốc việc chấp hành các hoạt động tài chính của nhà nước, giúp chính quyền quản lý quỹ tiền tệ, tài sản của nhà nước; chịu trách nhiệm giải quyết các khoản chi tiêu công, tập trung các khoản thu thuế và thu khác về quỹ NSNN; huy động vốn dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu chính phủ nhằm bù đắp các khoản bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển.

- Quản lý và kiểm tra tính hợp lý của các khoản chi tiêu công là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan tới việc quản lý và sử dụng NSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ, cấp phát, thanh toán đến quyết toán chi tiêu NSNN, trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Tại điều 56 Luật NSNN đã quy định “căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi KBNN. KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định”; đồng thời, tại điểm 1, điều 55 Nghị định 60/2003/NĐ-CP cũng quy định “các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí”.

Như vậy, KBNN là trạm “canh gác” kiểm soát cuối cùng được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN

Kiểm soát việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế của KBNN đảm bảo chi đúng mục đích, đúng chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nước. Sự kiểm soát đó được KBNN tiến hành thông qua việc xem xét các hồ sơ, tài liệu chi trên các phương diện như dự toán ngân sách được duyệt, thẩm quyền chuẩn chi; chế độ tiêu chuẩn của Nhà nước. Thông qua đó, KBNN đảm bảo cho quá trình quản lý sử dụng công quỹ được chặt chẽ, đặc biệt là trong mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng,…Vì vậy không những hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực mà còn đảm bảo cho việc sử dụng NSNN đúng mục đích, hợp pháp, tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời góp phần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanh thanh toán, đảm bảo sự ổn định lưu thông tiền tệ.

Thông qua việc kiểm soát chi tiêu công của KBNN để rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, cùng với các cơ quan hữu quan nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế thanh toán, chi trả và kiểm soát chi tiêu công của KBNN.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 38 - 40)

w