Theo bảng xếp loại của Bloom (1956) và Pohl (2000), việc đánh giá dựa vào các cấp độ nhận thức: (1) Nhớ: là khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin; (2) Hiểu:
Nắm đƣợc ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ,
24
khái quát; (3) Vận dụng: Áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, điều kiện mới;
(4) Phân tích và tổng hợp: là khả năng nhận biết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống và khả năng khái quát, hợp nhất; (5) Đánh giá:
là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp; (6) Sáng tạo: Xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có.
Nhƣ vậy, để đạt đƣợc kết quả đánh giá phù hợp với những cấp độ nhận thức ấy, quá trình đánh giá phải dựa vào những yếu tố cơ bản sau:
a. Đánh giá phải dựa trên quy trình, nghĩa là đánh giá người học phải chú trọng đánh giá quá trình chứ không đánh giá bằng một bài thi duy nhất. Sự đánh giá quá trình tăng tính chính xác của việc đánh giá.
b. Kết hợp nhiều hình thức đánh giá khác nhau cho một học phần nhằm nâng cao tính chính xác trong việc đánh giá sinh viên. Và các hình thức đánh giá phải đuợc phân bổ đều trong suốt học kỳ. Thông thường một môn học phải bao gồm ít nhất 3 hình thức đánh giá kết hợp trở lên nhƣ làm thuyết trình, thi viết, bài tập ở nhà, bài làm nhóm...
c. Kết hợp đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của sinh viên. Bên cạnh việc đánh giá của giảng viên, sinh viên cũng cần được hướng dẫn để phát triển khả năng tự đánh giá năng lực của nhau, từ đó có thể tự điều chỉnh cách học phù hợp.
Để có kết quả đánh giá như mong muốn, bên cạnh việc kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, công cụ để đánh giá (cụ thể là nội dung đề thi) đóng vai trò then chốt. Một đề thi tốt phải đóng vai trò là một thang đo tốt. Thang đo này phải thỏa mãn 2 tiêu chí là độ chính xác và độ tin cậy. Độ chính xác của đề thi là nó đo đƣợc cái cần đo. Nghĩa là đề thi phải bao quát những gì đã đƣợc giảng dạy và phải đƣợc thiết kế để đo ụ t u hay còn gọi là u n ầu r của môn học đó. Sau khi đạt độ chính xác, đề thi phải có độ tin cậy, nghĩa là nó phải cho các kết quả nhƣ nhau trong các lần đo khác nhau. Sinh viên cùng 1 trình độ sẽ đạt cùng 1 thang điểm trong 1 bài thi, 1 sinh viên sẽ đạt cùng 1 thang điểm trong các bài thi cùng trình độ.
3.
ti ng Anh.
Việc đánh giá môn viết tiếng Anh bao gồm các thành phần điểm sau:
- Đ uy n ần: điểm chuyên cần của sinh viên dựa vào số buổi tham dự lớp của sinh viên và tinh thần tham gia góp ý xây dựng bài, thảo luận, làm việc nhóm,…
Việc tham dự lớp là cần thiết vì giúp sinh viên nắm đƣợc những kiến thức cơ bản của môn học từ đó có thể định hướng được việc tự học, tự nghiên cứu của mình.
- Đ b t p: điểm này dựa vào những bài tập mà sinh viên thực hiện trên lớp và những bài làm ở nhà. Bài tập trên lớp rất đa dạng gồm:
(1) Bài làm nhóm và thuyết trình nhóm (ví dụ: mỗi nhóm sẽ đƣợc giao một chủ đề cụ thể để cùng nhau thảo luận và đƣa ra giải pháp, sau đó đại diện mỗi
25
nhóm sẽ trình bày, các nhóm khác sẽ cùng nhau tranh luận và giảng viên sẽ đưa ra ý kiến, tán thưởng những giải pháp, những ý kiến hay và phân tích những điểm chƣa hợp lý và cho kết quả cuối cùng. Sau đó mỗi nhóm sẽ đƣợc chấm điểm cụ thể). Việc cho điểm theo nhóm có ƣu điểm là giúp các sinh viên nổi trội hơn trong nhóm sẽ cố gắng giúp đỡ những bạn yếu hơn để có đƣợc điểm số tốt.
(2) Những bài tập viết cá nhân sau khi sinh viên đã học xong mỗi bài học. Nội dung câu hỏi thường liên quan đến những gì sinh viên vừa học được. Bài tập này được thực hiện rất thường xuyên trong suốt học phần. Sau khi đã hoàn thành bài làm, sinh viên sẽ tự đổi bài và đánh giá bài cho nhau. Việc tự đánh giá kết quả của sinh viên với nhau là động lực giúp sinh viên tự tìm hiểu, tự suy luận để có thể đánh giá tốt nhất vì điểm đánh giá của sinh viên cũng đƣợc cộng vào điểm bài tập.
(3) Bên cạnh những bài tập trên lớp, sinh viên đƣợc giao làm bài tập ở nhà.
Những câu hỏi của bài tập ở nhà tập trung khai thác khả năng phân tích, tổng hợp và suy luận của sinh viên vì sinh viên có nhiều thời gian hơn cũng nhƣ có thể truy cập, nghiên cứu đƣợc nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
(4) Những bài kiểm tra đột xuất. Bài kiểm tra dạng này thường chiếm khoảng 15 đến 30 phút. Mục đích chủ yếu là kiểm tra những gì sinh viên đã học và đã thể hiện trong những bài kiểm tra, những bài tập mà sinh viên đã làm trước đó.
- Đ t g ữ ọ ỳ: gồm hai bài kiểm tra viết đƣợc thực hiện ở tuần giữa và tuần áp cuối của học phần. Nội dung câu hỏi của bài thi giữa kỳ kết hợp tất cả nội dung những bài học của những tuần trước đó. Cũng tương tự như những bài tập trong lớp, đối với bài thi giữa kỳ, sinh viên cũng tự trao đổi bài và đánh giá bài của nhau trước khi nộp lại cho giảng viên. Việc kiểm tra như vậy sẽ giúp sinh viên tích cực hơn trong việc học thông qua việc ôn bài, hệ thống lại những gì đã học và giúp giảng viên hiểu đƣợc trình độ học tập của sinh viên từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong hoạt động giảng dạy.
- Đ t ưởng: là điểm cộng cho những sinh viên tham gia tích cực trong việc thảo luận, góp ý xây dựng bài học trên lớp cũng nhƣ những ý kiến đóng góp trong nhóm thảo luận trên Facebook. Điều này kích thích sự tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên ngay cả những sinh viên thụ động.
- Đ t u ó : nội dung của bài thi viết bao gồm hầu hết những kiến thức đã học trong học phần. Giảng viên công bố kết cấu của bài thi để sinh viên chủ động hơn trong việc ôn bài. Sinh viên có 1 tuần để ôn tập trước khi thi. Trong thời gian này, giảng viên s n sàng giải đáp những thắc mắc của sinh viên thông qua hộp thƣ điện tử hoặc nhóm thảo luận trên Facebook.
Mỗi bài tập trên lớp và bài tập về nhà của sinh viên đều đƣợc giảng viên phân tích rất kỹ, những điều sinh viên làm tốt đều đƣợc nhấn mạnh và khen ngợi, đồng thời
26
phân tích những chỗ còn hạn chế để sinh viên tập trung trau dồi thêm. Việc thường xuyên đánh giá trong mỗi buổi học và nội dung đánh giá khái quát những gì đã học đảm bảo đƣợc tính chính xác của kết quả đánh giá. Việc đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau trong suốt học phần đòi hỏi giảng viên phải đầu tƣ rất nhiều thời gian và công sức. Trung bình mỗi sinh viên có ít nhất bảy bài tập ở lớp và bài tập về nhà cộng với hai bài kiểm tra giữa kỳ đƣợc đánh giá. Nhƣng kết quả đạt đƣợc rất khả quan. Hầu hết sinh viên tích cực hơn trong việc học, tham gia thảo luận để tìm ra giải pháp.
Trong lớp tôi phụ trách, ở đầu học kỳ có một số sinh viên với khả năng viết rất kém, hầu nhƣ chƣa viết đúng đƣợc những câu đơn giản. Nhƣng nhờ quá trình đánh giá sâu sát, sự khích lệ đúng lúc cũng nhƣ những góp ý về những điểm cần phải trau dồi thêm, các em đã có sự tiến bộ rất rõ rệt, từ điểm kém dần dần các em đạt đƣợc điểm trung bình và trên trung bình.