Khái niệm “Năng lực”

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 215 - 218)

4. Kết quả thực hiện và kiến nghị

2.1. Khái niệm “Năng lực”

Khái niệm về “Năng ” đã đƣợc nhiều tổ chức và cá nhân đƣa ra. Tuy nhiên, khái niệm có nội hàm phù hợp với nền giáo dục và đặc điểm người học ở Việt Nam có

216

thể kể đến quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Công Khanh (2014) “Năng c là khả năng những h th ng ki n thức, kỹ năng t và v n hành (k t n i) chúng m t cách h p lý vào th c hi n thành công nhi m vụ hoặc giải quy t hi u quả v n ề ặt ra c a cu c s ng” Năng lực là một cấu trúc động (trừu tƣợng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính s n sàng hành động trong những điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi.

Như vậy có thể hiểu, năng lực người học là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng và hứng thú để thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống, tức là phải biết và làm đƣợc, chứ không chỉ biết và hiểu.

2.2. Quan niệm về kiểm tra đánh giá người học theo hướng tiếp cận năng lực Theo cách hiểu hiện tại của nền giáo dục nhiều nước trên thế giới và cả nước ta thì tiếp cận năng lực vẫn chính là tiếp cận đầu ra. Tuy nhiên, đầu ra của cách tiếp cận này tập trung vào hệ thống năng lực cần có ở mỗi người học. Do đó, chương trình học tiếp cận theo hướng này phải tập trung tối đa cho mục tiêu giúp người học vận dụng đƣợc những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đơn giản hơn, đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá người học theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa và phù hợp với yêu cầu sản phẩm đầu ra của quá trình giáo dục.

Từ các quan niệm trên, chúng ta cần xem xét về sự khác nhau giữa kiểm tra, đánh giá theo năng lực và kiểm tra, đánh giá theo kiến thức kỹ năng của người học.

Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản nhƣ sau:

Tiêu chí so sánh

Kiểm tra, đánh theo tiếp cận năng lực

Kiểm tra, đánh theo kiến thức, kỹ năng

Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá khả năng người học vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Vì sự tiến bộ của người học so với chính mình.

Xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục. Kiểm tra, đánh giá, xếp hạng người học với nhau.

Ngữ cảnh kiểm tra, đánh giá

Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống, công việc, ngành nghề tương lai của người học.

Gắn nội dung học tập (những kiến thức, kỹ năng) đƣợc học trong nhà trường.

217

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Những kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và trải nghiệm bản thân người học trong cuộc sống, công việc, nghề nghiệp tương lai của người học (tập trung vào năng lực thực hiện). Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học.

Những kiến thức, kĩ năng của một học. Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hoặc không đạt đƣợc một nội dung đã học.

Công cụ kiểm tra, đánh giá

Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực.

Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trongtình huống giả định hoặc tình huống thực.

Thời điểm kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá ở mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng kiểm tra, đánh giá trong khi học.

Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt sau khi dạy.

Kết quả kiểm tra, đánh giá

- Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.

- Thực hiện đƣợc nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ đƣợc coi là có năng lực cao hơn.

- Năng lực người học phụ thuộc vào số lƣợng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành.

- Càng đạt đƣợc nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng coi là có năng lực.

Qua bảng so sánh trên, ta có thể thấy xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ năng, mà đánh giá năng lực đƣợc coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh người học có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho người học được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó người học vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở Nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Nhƣ vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… đƣợc hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.

218

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 215 - 218)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(260 trang)