Định hướng thay đổi kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 131 - 134)

3. Giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá tại Khoa CNTT – Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

2.3. Định hướng thay đổi kiểm tra đánh giá

Do mỗi hình thức kiểm tra, đánh giá có những ƣu, nhƣợc điểm nhất định nên phải vận dụng các phương pháp như thế nào để hạn chế các nhược điểm của từng loại kiểm tra; Đồng thời phát huy mặt mạnh để tăng cường khả năng đánh giá một cách chính xác, khách quan. Điều này đòi hỏi chuyên môn nghề nghiệp của mỗi giáo viên.

Tuy nhiên, trong giáo dục nghề nghiệp kiểm tra, đánh giá phải cụ thể, chính xác và công bằng cần các phương pháp sau:

2.3.1. Phương pháp kiểm tra bằng thực hành:

Nghĩa là kiểm tra kỹ năng thực hiện của người học trong các lĩnh vực kỹ thuật và hiện nay có ba loại thông dụng là kiểm tra thành phẩm thực hành, kiểm tra quá trình thực hành và kiểm tra phối hợp. Kiểm tra thực hành là loại kiểm tra duy nhất đánh giá được tay nghề và kỹ năng thực hiện của người học, đồng thời hình thành tác phong công nghiệp và ý thức an toàn lao động cho người học, bên cạnh đó đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ đồng đều giữa các học sinh

2.3.2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh:

Tiếp cận theo hướng năng lực thực chất là tiếp cận đầu ra, tiếp cận về mặt kiến thức hay về mặt năng lực. Học sinh hình dung sau khi tốt nghiệp, họ phải có năng lực thế nào để ứng phó đƣợc với cuộc sống bên ngoài. Bên cạnh năng lực chung ai cũng phải cần có, bên cạnh đó đòi hỏi phải có năng lực chuyên biệt, tƣ duy sáng tạo. Với phương pháp này tạo cho học sinh năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, chính vậy không những yêu cầu tái hiện kiến thức, lập lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hoá, đảm bảo 70%

câu hỏi, bài tập đo đƣợc mức độ đạt chuẩn mặt bằng về nội dung học vấn, dành cho

132

mọi học sinh và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho học sinh có năng lực sáng tạo và thực hành cao hơn

Thực tế cho thấy, kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu đƣợc của quá trình dạy học thì ít nhất nó phải có sự tiến bộ của học sinh. Nghĩa là cung cấp những thông tin phản hồi giúp học sinh biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức, kỹ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức, kỹ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học. Đã khi thấy sự tiến bộ của học sinh qua cách kiểm tra, đánh giá này thì giáo viên phải làm sao để học sinh không phải lo sợ, không bị hao tổn trong giai đoạn đó mà phải diễn ra trong suốt quá trình dạy và học tạo động cơ thúc đẩy để học sinh nỗ lực hơn nữa. Thực chất chính là sự đánh giá, giúp học sinh so sánh phát hiện mình thay đổi cách học của mình trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân đã đặt ra.

Bên cạnh đó, không chỉ giáo viên biết cách thức, các kỹ thuật đánh giá học sinh mà quan trọng không kém là học sinh phải học đƣợc cách đánh giá của giáo viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có nhƣ vậy, học sinh mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với phương pháp đó mới giúp hình thành năng lực cho học sinh có thể tự học. Ngoài ra, nếu giáo viên lƣợng giá chính xác, khách quan thì kết quả học tập sẽ chỉ ra đƣợc học sinh đạt đƣợc ở mức độ nào so với mục tiêu, chuẩn đã đề ra. Sau cùng khi học sinh kết thúc một giai đoạn học thì tổ chức việc kiểm tra, đánh giá để giáo viên biết đƣợc những kiến thức mình dạy, học sinh đã làm chủ đƣợc kiến thức, kỹ năng ở phần nào và phần nào còn hổng …

3. Kết luận

Thay đổi công tác kiểm tra đánh giá cũng là một trong những điều kiện để nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục nghề nghiệp, luôn lồng ghép hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giáo dục ý thức, tác phong công nghiệp. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh theo cách nghĩ và làm. Năng lực vận dụng vào thực tiễn của học sinh, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Cần bồi dƣỡng những phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi của học sinh để đánh giá quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá đúng còn có tác dụng thúc đẩy động cơ học tập của người học, khuyến khích người học tăng cường tham gia vào các hoạt động học tập để hình thành những năng lực cần thiết theo mục tiêu đã định, thúc đẩy động cơ phấn đấu vươn lên của người dạy, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh.

Đổi mới hình thức đánh giá là sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau, kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Đổi mới phương thức đánh giá là tăng cường đánh giá trong giờ, ngoài giờ, chính thức và không chính thức. Đánh giá qua quan sát, trao đổi - thảo luận, qua tự học, chuẩn bị, tìm thêm tƣ liệu, sáng tạo, đồ dùng học tập. Tạo sự kết hợp linh hoạt giữa kiểm tra, lượng giá, đánh giá định tính và định lượng. Chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển

133

khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Kết hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá của trò. Có đƣợc nhƣ vậy thì mới tự điều chỉnh đƣợc cách dạy và cách học.

Đổi mới phương tiện đánh giá bằng cách tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để giúp đánh giá khách quan, chính xác và kịp thời. Với sự phối hợp các phương tiện thì kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. Đổi mới các tiêu chí đánh giá là phải đánh giá đƣợc toàn diện các mặt của giáo dục của học sinh;

đảm bảo sự tin cậy, chính xác, công bằng, khách quan, phản ánh chất lƣợng thực; đảm bảo khả thi, phù hợp với điều kiện của học sinh, cơ sở giáo dục, mục tiêu từng môn học;

đảm bảo yêu cầu phân hóa; đảm bảo giá trị, hiệu quả cao.

Tài liệu tham khảo

1. Thái Duy Tuyên – Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới - NXB Giáo dục 2008

2. Hồ Ngọc Đại - Giải pháp giáo dục. NXB Hà Nội 2007

3. TS. Nguyễn Văn Tuấn – Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp – Trường ĐH.SPKT.TPHCM – Năm 2010

4. http://www.slideshare.net/: đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá

134

CHUẨN HÓA VIỆC KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG ANH DÀNH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ

ThS. Phùng Tự Lực

Khoa Ngoại ngữ Trường C o ẳng Kinh t - Kỹ thu t TP. HCM

Tóm tắt

Trong ều ki n cạnh tranh trong thị trường lao ng, vi c sinh viên chuyên ngữ t t nghi p ạt ư c chu n về ngôn ngữ là h t sức cần thi t và là m t l i th khi tham gia vào công vi c yêu cầu về ngoại ngữ. Vi c th c hi n chu n ó ầu ra cho sinh viên là h t sức cần thi t, tuy nhiên v n ề này gặp phải nhiều rào cản t sinh viên, nguồn l c và s hỗ tr khác t N trường Do ó vọng tham lu n này có th ư ra m t s g ý Khoa Ngoại ngữ v N trường ổi m i cách thức thi cử trong các ư ng tr n ngoại ngữ.

1. Đặt vấn đề

Việc mới đây, nhiều nơi gặp nhiều khó khăn về chất lƣợng kiểm định học viên.

Chương trình đề án 2020 đã cho ta thấy một bức tranh sơ lược toàn cảnh về năng lực kiểm định ngoại ngữ tại các trung tâm lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một đặc điểm cần lưu ý hơn nữa đó là việc hầu như tất cả các nhà tuyển dụng tư nhân đều có xu hướng ít tin tưởng vào các kết quả kiểm định năng lực ngôn ngữ do các trung tâm kiểm định được bộ chỉ định, thay vào đó họ chỉ tin tưởng vào các kết quả từ ETS, Cambridge hay IELTS. Điều này cho thấy hiện tại và cho đến tương lai gần, năng lực kiểm định ngôn ngữ của Việt Nam sẽ chưa đạt được chuẩn cho thị trường lao động trong nước, chứ chưa nói đến trong khu vực, vì vậy tìm hiểu về nguyên nhân và các hướng thực hiện để tránh vết “xe đổ” là cần thiết để vừa tiết kiệm về thời gian và tiền bạc cho sinh viên và những đối tượng liên quan. Qua một số chương trình có liên kết giữa Nhà trường và các đối tác, việc tận dụng các nguồn lực để có thể mang lại các kết quả tốt nhất cho học viên với giá tối thiểu, cũng nhƣ nâng cao ý thức của các giảng viên và nhân viên tại Trường về tầm quan trọng của việc chuẩn hóa năng lực ngôn ngữ theo hướng đáp ứng các tiêu chí quốc tế là điều phải làm trước khi hướng đến vị trí là một trường tiên tiến tại khu vực.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(260 trang)