2.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá
Để đáp ứng với nhu cầu CNH, HĐH đất nước, hòa nhập vào trào lưu chung của thế giới, mục đích chung của nền giáo dục nước ta là tạo nên nhân cách Việt Nam:
Đào tạo ra lớp thanh niên có văn hóa, có khoa học kỹ thuật, tích cực, năng động, sáng tạo, có khả năng lao động với năng suất cao trong một nền công nghệ tiên tiến, có ý
189
chí vươn lên vì sự thành đạt, tiến bộ của bản thân và sự phồn vinh của đất nước. Từ mục đích chung này, mỗi cấp học, ngành học đều phải xác định mục đích cho mình nhằm đạt đƣợc mục đích chung.
Mục đích của giáo dục đại học, cao đẳng hiện nay là: Đào tạo ra lớp sinh viên có trình độ chuyên môn và kĩ năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên môn đào tạo. Điều đó đòi hỏi sinh viên phải có các năng lực chủ động, sáng tạo, có óc phê phán, có tính nhạy cảm với thực tiễn. Do đó nhiệm vụ của giáo dục đại học cao đẳng phải tập trung vào 3 lĩnh vực:
Thứ nhất, là dạy nghề: giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành về một ngành nghề nhất định.
Thứ hai, là dạy phương pháp: giúp sinh viên phát triển năng lực trí tuệ (tư duy, nhận xét, di chuyển các hành động trí tuệ, tổ chức lao động trí óc một cách khoa học...), năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp tự học và tự nghiên cứu.
Thứ ba, là dạy thái độ: bồi dưỡng cho sinh viên trở thành người có phẩm chất chính trị, có đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân.
Sự thay đổi về mục đích, nhất thiết đòi hỏi phải thay đổi về nội dung và phương pháp dạy học, vì thế trong hệ thống các thành tố của quá trình dạy học, với sự tương quan nhất định cần phải có cách kiểm tra, đánh giá phù hợp với sự thay đổi của mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Việc kiểm tra đánh giá ở đại học cao đẳng cũng phải nhằm vào các hướng trên, để các thành tố của quá trình dạy học mới có thể tác động tương hỗ và thúc đẩy cả hệ thống phát triển, có như thế chất lượng giáo dục mới đƣợc nâng cao.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế đặc trƣng bằng sự đổi mới kiến thức liên tục với sự bùng nổ thông tin phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực liên ngành và đa ngành. Khối lượng thông tin lớn, hiện đại, được truyền tải dưới nhiều loại hình và trên nhiều phương tiện, chúng ta có thể tiếp cận thông tin và lấy thông tin ở mọi nơi, mọi lúc. Trong bối cảnh này, việc đào tạo sinh viên ở bậc đại học cao đẳng cần phải thay đổi. Người dạy không hướng chủ yếu vào cung cấp kiến thức, tích lũy kiến thức và cũng không nên chú trọng vào kiểm tra, đánh giá việc ghi nhớ kiến thức và tích lũy được bao nhiêu kiến thức, mà phải dạy cho sinh viên phương pháp lấy thông tin và xử lí thông tin vào những trường hợp cụ thể một cách sáng tạo, phải bồi dưỡng cho sinh viên khả năng thích ứng, mềm mại nhằm phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi: kiểm tra, đánh giá phương pháp lấy thông tin và xử lí thông tin, cách vận dụng thông tin để giải quyết những vấn đề cụ thể một cách sáng tạo. Đây chính là nhu cầu mà xã hội đòi hỏi ở giáo dục đại học cao đẳng trong việc cung cấp nguồn nhân lực.
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá
Từ gần nửa thế kỉ trước đây, thế giới đã đưa ra 3 mục tiêu dạy học là: nhận thức
190
(cognitive), kĩ năng (psychomotor) và cảm xúc (affective) hay còn gọi là phẩm chất nhân văn, [Bloom, 1956]. Ở nước ta, hơn nửa thế kỉ qua, việc dạy học mới chỉ chú ý tới mục tiêu nhận thức, còn các mục tiêu khác bị xem nh hoặc không chú ý tới. Ngay trong mục tiêu nhận thức vốn có 8 bậc: biết, hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo, thì chúng ta cũng chỉ chú ý và cố gắng đạt các mục tiêu ở bậc thấp là biết và hiểu. Hay trong mục tiêu kĩ năng có 5 bậc: bắt chước, thao tác, chuẩn hóa, phối hợp, tự động hóa, giáo viên nếu có chú ý tới thì cũng chỉ ở mức bắt chước mà chưa hướng tới các mục tiêu ở mức độ cao hơn. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong chế độ thi cử và kiểm tra đánh giá kết quả của nước ta. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên từ nhiều năm nay đƣợc thực hiện chặt chẽ theo quy định của Bộ GD - ĐT hoặc của các trường qua các kì thi học phần, thi tốt nghiệp.
- Về hình thức kiểm tra, thi: hiện nay chủ yếu áp dụng các hình thức nhƣ: viết, vấn đáp, trắc nghiệm.
Đề thi viết thời gian có thể từ 60 phút đến 180 phút, các vấn đề nêu ra trong đề nhiều nhất cũng chỉ là 5 câu hỏi.
Thi vấn đáp thì số câu hỏi nhiều hơn, nhƣng thời lƣợng kiến thức và thời gian kiểm tra cho sinh viên càng eo h p hơn, mỗi sinh viên đƣợc hỏi một vấn đề nhỏ trong thời gian từ 5 đến 10 phút.
Trắc nghiệm có thể có từ vài chục đến trăm câu hỏi với nhiều cách khác nhau nhƣ: lựa chọn, đúng sai, sóng đôi, tự luận...
Nhƣng tất cả các hình thức và nội dung đề thi, kiểm tra trên đều nhằm mục đích kiểm tra mức độ ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, khái niệm, các nguyên lí mà sinh viên đã đƣợc học. Cao hơn chút nữa là hiểu các tƣ liệu đã đƣợc học, có khả năng mô tả tóm tắt, diễn giảng, phân tích các thông tin thu nhận đƣợc.
Việc đánh giá về kĩ năng cũng chỉ là việc bắt chước lập lại một kĩ năng nào đó, hoặc hoàn thành một kĩ năng theo chỉ dẫn mà thôi.
- Về thời lƣợng và thời gian: mỗi một học phần có từ 2 đến 4 tín chỉ, theo quy định mỗi học phần có một hoặc hai bài kiểm tra giữa kì và kết thúc học phần có một bài thi. Bài kiểm tra giữa kì chỉ chiếm 30% điểm trung bình học phần đó nên sinh viên cũng không chú trọng vào bài kiểm tra này. Bài thi đƣợc tiến hành vào cuối học kì nên trong suốt quá trình học tập sinh viên không có động lực thúc đẩy quá trình tự học, đến cuối học kì chỉ cần dành một thời gian ngắn trong 2 - 3 tuần ôn và tu luyện để thi, việc tự học và tự nghiên cứu trong đại đa số sinh viên rất hạn chế. Không những thế để đối phó với đề thi nhiều sinh viên còn học tủ, học lệch, nên việc đánh giá chƣa khách quan.
Thực tế việc kiểm ta đánh giá ở các trường đại học hiện nay đã phản ánh rõ nét việc dạy và học, điều đó chưa thể nói được chất lượng đào tạo đại học của nước ta đã đạt đƣợc mục tiêu đào tạo và đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội trong thời kì mới.
Trong lí luận dạy học đại học có nêu: kiểm tra đánh giá là công đoạn quyết định chất lƣợng của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên biết đƣợc hiệu quả và chất lượng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, giúp người học
191
biết được chất lượng học tập, điều chỉnh phương pháp học, giúp nhà quản lí ra quyết định về kết quả học tập của người học, điều chỉnh chương trình đào tạo và tổ chức dạy học. Trong bối cảnh và nội hàm chất lƣợng đã trình bày, việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong trường đại học là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên để việc đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản nhƣ:
- Phải kiểm tra đánh giá theo mục tiêu đào tạo của từng môn học, đồng thời phải kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kĩ năng và các bậc của năng lực tư duy mà môn học dự kiến người học phải đạt được sau khi học xong.
- Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau:
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, đặc biệt ở đại học cần chú trọng và ƣu tiên cho các hình thức: bài tập lớn, tiểu luận, tổng luận môn học. Việc kiểm tra phải đƣợc tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập.
- Kết quả kiểm tra đánh giá phải đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng giảng dạy, chất lượng học tập và chất lượng đào tạo (chương trình, nội dung, phương tiện và tổ chức đào tạo).