2. Cơ sở thực lý luận và thực tiễn của vấn đề
3.1. Đối với các câu hỏi kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng, kiểm tra
Để tránh gây áp lực, sợ học văn ở học sinh, tùy lực học của mỗi em mà GV cần xây dựng câu hỏi kiểm tra miệng theo từng cấp độ: câu hỏi nhận biết, thông hiểu đối với học sinh yếu, trung bình và câu hỏi vận dụng, tổng hợp dành cho học sinh khá giỏi.
Hình thức kiểm tra miệng có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học từ kiểm tra kiến thức bài cũ đến tìm hiểu bài mới, không nhất thiết phải kiểm tra ngay đầu giờ học.
Kiểm tra 15 phút có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận bằng những câu hỏi nhỏ với nhiều cấp độ khác nhau. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Văn hiện nay, cần phải giảm thiểu câu hỏi loại tái hiện, học thuộc lòng một cách máy móc, nên tăng cường các câu hỏi phát huy tính tích cực chủ động của học sinh - câu hỏi mở. Chú trọng tạo điều kiện cho các em bộc lộ những suy nghĩ cá nhân đồng thời với việc rèn luyện năng lực nói và trình bày vấn đề.
3.2. Đối với các câu hỏi kiểm tra định kỳ và thi cuối kỳ:
3.2.1. Câu hỏi trả lời ngắn (2 điểm/ câu)
Do đối tƣợng học sinh bậc TCCN (hệ THCS) ý thức học tập chƣa cao, một bộ phận còn lười học, nên GV không nên đặt yêu cầu quá cao ở học sinh, cần giảm tải bớt các nội dung lý thuyết liên quan đến tác phẩm văn học. GV nên xây dựng nhiều dạng câu hỏi khác nhau trong cùng một tác phẩm, tránh dàn trải ra nhiều tác phẩm, điều này phần nào giúp các em không cảm thấy áp lực quá tải, cảm thấy sợ, ngán học văn, tập trung ôn tập, kiểm tra tốt hơn. GV cần khuyến khích tính chủ động sáng tạo của học sinh trong câu trả lời hoặc làm bài của mình. GV cần chú ý sửa lỗi cách diễn đạt cho học sinh khi nói cũng nhƣ khi viết, tránh học thuộc lòng một cách máy móc.
Ví dụ: khi thiết kế câu hỏi về bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương, GV có thể xây dựng đa dạng các câu hỏi nhƣ sau:
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi sau:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha m thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng nhƣ không.”
(Thương vợ - Trần Tế Xương) Câu 1. Xác định nội dung chính của bài thơ
Câu 2. Hình ảnh bà Tú đƣợc gợi lên nhƣ thế nào qua bốn câu thơ đầu?
Câu 3. Cảm nhận về hình ảnh bà Tú qua hai câu thực (câu ba, bốn)?
Câu 4. Anh ( chị) có nhận xét gì về cách đếm “chồng” và “con”?
250
Câu 5. Nêu biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bài thơ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó
Câu 6: Xác định các thành ngữ trong hai câu luận (câu năm, sáu), phân tích giá trị nghệ thuật của những thành ngữ đó?
Câu 7. Hình ảnh “thân cò” trong câu thơ thứ ba khác gì với hình ảnh “con cò”
trong ca dao?
Câu 8. Qua bài thơ, nhận xét về tình cảm ông Tú dành cho bà Tú ?
Câu 9. Từ nội dung bài thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ) cảm nhận về vai trò của người m trong gia đình?
Với cách xây dựng câu hỏi trong cùng một tác phẩm nhƣ trên, lƣợng kiến thức học sinh ôn tập sẽ không quá nhiều so với lực học của học sinh bậc TCCN (hệ THCS) hiện nay. Các em chỉ cần tập trung ôn tập, nắm vững nội dung kiến thức ở một số tác phẩm trọng tâm thì có thể làm bài tốt cho phần trả lời ngắn.
3.2.2. Câu hỏi thuộc phần nghị luận (6 điểm/câu)
Hiện nay, các đề nghị luận GV thường ra đề theo kiểu truyền thống (có giới hạn, mệnh lệnh yêu cầu học sinh thực hiện mang tính chất bắt buộc, gò bó: hãy giải thích, hãy phân tích, hãy bình luận, hãy phát biểu cảm nghĩ…), học sinh ít có sự lựa chọn đề tài, phụ thuộc nhiều vào sách mẫu, hoặc trình bày lại gần nhƣ nguyên v n bài giảng của thầy cô, chƣa phát huy đƣợc khả năng sáng tạo, tính tích cực, chủ động của học sinh. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh những câu hỏi mang tính truyền thống, chúng ta cần bổ sung vào các câu hỏi - đề thi, kiểm tra theo hướng mở. Việc thay đổi này phải được thực hiện từng bước. Đối với học sinh còn học thụ động thì các em sẽ chưa quen với dạng đề này, vì vậy GV cần phải kiên trì hướng dẫn các em làm quen, làm thử. Chúng ta cần tập cho học sinh dần làm quen với dạng đề mở trong các bài kiểm tra định kỳ tại lớp trước.
Vậy thế nào là một đề mở? Có thể hiểu đó là loại đề văn mà nội dung chỉ nêu ra vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài để viết…không nêu mệnh lệnh. Đề mở khác với loại đề truyền thống, đề mở còn thể hiện ở những câu hỏi mở, những câu hỏi chấp nhận nhiều cách trả lời, thậm chí có cả những câu trả lời đối ngƣợc nhau miễn là học sinh bộc lộ đƣợc nhận thức và lập luận logic trong quá trình đi đến câu trả lời.
Cách ra đề theo hướng mở yêu cầu người viết cần vận dụng tổng hợp những kiến thức, kỹ năng và sự trải nghiệm của cá nhân để giải quyết tốt nhất vấn đề. Việc ra đề mở nhằm đánh giá tốt hơn khả năng tƣ duy, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng diễn đạt của người học. Các đề văn theo hướng mở thường đem đến cho học sinh không gian rộng rãi cho trí tưởng tượng, sức sáng tạo, tạo điều kiện để học sinh thể hiện những suy nghĩ của cá nhân trước những gì học sinh được quan sát, tiếp nhận trong các tác phẩm, được trải nghiệm trong cuộc sống. Tuy nhiên, đề mở không chấp nhận những phát ngôn lập dị, những ý kiến không phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt Nam, không phù hợp với đặc trưng tâm lý, lứa tuổi của người viết. Đề mở chấp nhận cái khác nhưng không chấp nhận cái trái. Từ quan niệm đề mở, dẫn đến đáp án và hướng dẫn chấm cũng cần
251
mở, nghĩa là GV không áp đặt nội dung trả lời mà nên nêu được các phương án mà học sinh có thể trình bày, phân tích được sự hợp lý của các phương án đó.
Gợi ý một số đề kiểm tra môn Văn dạng nghị luận theo hướng mở, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh
- Kể lại truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy bằng cách hóa thân vào một nhân vật mà em thích
- Cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước qua một số tác phẩm đã học.
- Từ cảm nhận về bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, anh (chị) suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, từ đó liên hệ thực tế cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện nay.
- Chứng kiến cuộc sống của bé Phác trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu, anh (chị) có suy nghĩ gì?
- Nhân vật Mị qua suy nghĩ của tôi
- Một bài học ý nghĩa mà cuộc sống đã dành cho em?
- Trình bày quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống?
- Suy nghĩ về tình trạng câu like, sống ảo trên facebook hiện nay
Với những đề văn nhƣ trên, học sinh không cần phải học thuộc lòng nhiều và lúc đó tất cả vốn sống, kinh nghiệm, sự hiểu biết của học sinh đƣợc huy động. Nó tạo ra một môi trường tự do, cởi mở giúp học sinh nâng cao năng lực viết, tạo nên sản phẩm của chính mình trong quá trình tƣ duy tích cực.
4. Kết luận và kiến nghị
Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học.
Để quá trình dạy học đạt kết quả tối ưu thì người dạy và người học phải xác định đúng đắn mục tiêu cũng nhƣ yêu cầu của kiểm tra, đánh giá và xem đây nhƣ là một mắc xích không thể thiếu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
Việc đánh giá kết quả học tập môn Văn theo hướng câu hỏi mở có thể coi là một cách tiếp cận đúng và cần thiết để đổi mới phương pháp dạy học môn Văn theo hướng hình thành và phát triển năng lực của người học.
Từ thực tiễn giảng dạy đối tƣợng học sinh bậc TCCN (hệ THCS), cách ra câu hỏi mở tuy bước đầu còn gặp khó khăn với các em, dù còn phải cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp nhưng đây sẽ là những định hướng, điểm nhấn có ý nghĩa để giúp GV từng bước phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ của học sinh, nâng cao chất lượng học tập môn Văn trong Nhà trường. Đồng thời, việc đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá trong các môn văn hóa nói chung và môn Văn nói riêng theo hướng tiếp cận năng lực sẽ góp phần vào việc đổi mới, cải tiến hoạt động khảo thí của Nhà trường.
252
Tài liệu tham khảo
1. Lương Việt Thái, 2011, xác định các chức năng chung cốt lõi cho chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 và một số vấn đề về vận dụng - Kỷ yếu hội thảo (2011)
2. Đỗ Ngọc Thống, 2007, Xây dựng mục tiêu GDPT Việt Nam cho nhà trường VN giai đoạn 2015 - 2020.
3. Hoàng Thị Mai, 2009, Phương pháp dạy học văn bản nghị luận ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam
253
ĐỔI MỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ, TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
ThS. Phạm Thị Vân Anh P ng CTCTHSS Trường C o ẳng Kinh t - Kỹ thu t TP.HCM
Tóm tắt
Ki m tr n g t quả người học là khâu quan trọng trong quá trình dạy học và giáo dụ Xu ư ng n g i trong giáo dụ n g t o năng c người học, tứ n g ả năng t ềm n c người học d a trên k t quả ầu ra cu i m t g oạn học t p, là quá trình tìm ki m minh chứng về vi người họ ã th c hi n thành công các sản ph ó Đ n g n ằm giúp giáo viên có thông tin k t quả học t p c người họ ều chỉnh hoạt ng giảng dạy g p người họ ều chỉnh hoạt ng học t p, gi p g o v n v n trường xác nh n k t quả học t p c a người học.
Bài vi t ề xu t m t s giả p p ổi m i hình thức tổ chứ p ư ng p p ạy học và ki tr n g n ằm nâng cao tính ch ng – khả năng t n g a người học, ti p c n n g t o năng người học.
1. Đặt vấn đề
Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã chỉ rõ:
“Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan... Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW đã nêu: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học...”. Vậy, thế nào là đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học?
Cần có những thay đổi cụ thể về kiểm tra đánh giá nhƣ thế nào để đạt đƣợc mục tiêu đổi mới căn bản theo hướng đó?