Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực
- Việc kiểm tra đánh giá trước hết phải vì sự tiến bộ của học sinh, không làm cho học sinh lo sợ, bị thương tổn, mất tự tin.... để thúc đẩy học sinh nỗ lực. Giúp học sinh nhận ra mình đang ở đâu trên con đường đạt đến mục tiêu bài học/ chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Kiểm tra đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy - học: thông tin liên tục đƣợc phản hồi phản hồi để học sinh biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.
- Kiểm tra đánh giá phải hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau...
phát triển năng lực tự học.
- Đa dạng hóa tối đa các hình thức kiểm tra đánh giá: trò chơi, các bài tập về nhà, bài luận tại lớp, báo cáo nhóm/ cá nhân, bài xêmina… chú trọng mức độ chủ động tích cực của học sinh trong từng tiết học, mà vẫn đảm bảo đúng đủ, qui định của qui chế, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ, học kỳ, bám sát kỹ năng để ra đề.
- Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo phân hóa học sinh: phân loại đƣợc chính xác mức độ, trình độ, năng lực, nhận thức của học sinh, kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài, lấy ý kiến của đồng nghiệp để bảo đảm khách quan.
- Nội dung, hình thức, cách thức kiểm tra đánh giá phải phù hợp với điều kiện học sinh, phù hợp mục tiêu của từng môn học.
Để việc thực hiện đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực đạt hiệu quả giáo viên phải là người:
- Công khai cách thức kiểm tra đánh giá ở buổi học đầu tiên để học sinh chủ động đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá.
- Tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết cách tự đánh giá, học sinh được đánh giá lẫn nhau, mọi sự đổi mới kiểm tra đánh giá phải làm cho học sinh tích cực hơn, nỗ lực hơn và phải dẫn đến sự biến đổi ở người học (không chỉ là làm chủ kiến thức, kỹ năng…
mà quan trọng hơn thay đổi cả thái độ, niềm tin)...chứ không phải học vì điểm số.
- Hình thành ở học sinh khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá, hiểu rõ nhiệm vụ và có thể tự mình tổ chức các hoạt động học của mình dưới dự hướng dẫn của giáo viên.
- Kích thích học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, khuyến khích học sinh phải nỗ lực khám phá tri thức theo cách riêng của mình, kinh nghiệm riêng của mình.
- Tạo mọi cơ hội để học sinh nêu câu hỏi/ thắc mắc, tranh luận với GV… và đƣợc trải nghiệm các tình huống thực tiễn để thực hành những điều mình học.
96
- Thông qua tương tác (đưa câu hỏi, thảo luận nhóm…) từ đó phát hiện được đâu là lỗi, thiếu sót trong quá trình tƣ duy, lập luận, biết đƣợc trong đầu học sinh đang nghĩ gì. Đấy chính là cách dạy học dựa trên tiếp cận quá trình và dựa trên tiếp cận quá trình thì sẽ hỗ trợ quá trình hình thành năng lực học của học sinh.
- Nghiên cứu kỹ chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, đặc điểm tình hình lớp để yêu cầu kiểm tra không quá dễ, không quá khó và vẫn đảm bảo mục tiêu của bài học, chương học, môn học, ngành học. Phân hóa được trình độ học sinh để tác động trở lại quá trình dạy và học.
- Tận dụng hiệu quả tất cả những trang thiết bị để cung cấp kiến thức đầy đủ và dễ hiểu nhất (hình ảnh, mô phỏng, thí nghiệm ảo, mô hình...) kết hợp với các phương pháp giảng dạy để sau giờ học mỗi học sinh đều thu nhận, tự biến đổi bản thân chứ không phải là giúp các em học thuộc mà là tƣ duy (suy nghĩ, nghĩ về cách suy nghĩ, tƣ duy phản biện, tƣ duy sáng tạo…giải quyết vấn đề).
Đổi mới phương pháp dạy học theo quan đểm phát triển năng lực của học sinh, không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
- Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tƣợng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp nhƣ học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp...
- Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
3. Kết luận và kiến nghị
Kiểm tra nhằm trực tiếp đánh giá kết quả học tập của học sinh và cũng là đánh giá kết quả dạy học của giáo viên, nếu học không thật sự là tự học và dạy không phải là dạy cách học cho học sinh, kiểm tra đánh giá không phù hợp với cách dạy và cách học thì kết quả đạt đƣợc sẽ không cao, chỉ cần tập trung đổi mới quá trình kiểm tra đánh giá thì các quá trình khác buộc phải thay đổi theo.
Qua quá trình triển khai định hướng đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá trong giảng dạy chuyên ngành CNKT Cơ Điện Tử _ Khoa Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí đã cơ bản đạt đƣợc một số kết quả ban đầu:
- Các hình thức kiểm tra đánh giá như đánh giá dưới dạng bài tập/ thí nghiệm tại lớp, bài tập về nhà, bài luận ngắn, bài tập nhóm, báo cáo tiểu luận, đánh giá sản phẩm của chính học sinh… đang dần đƣợc giáo viên áp dụng thay thế và bổ sung vào các hình thức đánh giá hiện đang áp dụng. Và được thể hiện cụ thể trong các đề cương cương chi tiết của các môn học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử.
- Học sinh nhận thức đƣợc học để phát triển, thái độ học tập tốt hơn, tích cực, chủ động tham gia bài giảng, tự tin hơn khi phát biểu suy nghĩ, lập luận trước lớp, chủ động chiếm lĩnh tri thức.
97
- Học sinh tích cực tham gia các cuộc thi học sinh giỏi nghề do Thành đoàn tổ chức và đạt giải cao.
Nhà trường tiếp tục có những kế hoạch bồi dưỡng giáo viên các phương pháp, kỹ thuật, hình thức đánh giá mới, từng bước thay đổi thói quen của giáo viên, hướng dẫn họ cách thức ra đề thi, kiểm tra theo kiểu mở, theo cách tiếp cận năng lực.
Khuyến khích giáo viên áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá, đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ học sinh, bằng trình bày miệng, thảo luận thông qua tương tác của nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…
Kết hợp giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài, lấy ý kiến của đồng nghiệp, lấy đề kiểm tra từ bên ngoài để đánh giá khách quan hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định 3036/ QĐ-UBND ngày 20 tháng 06 năm 2014 quyết định về tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập và khu vực tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Công văn số 1737 /GDĐT-GDCN&ĐH ngày 8 tháng 6 năm 2015 về thang điểm đánh giá tiêu chí trường tiên tiến bậc Cao đẳng và TCCN theo quyết định số 3036/QĐ-UBND của UBND thành phố.
3. PGS-TS. Đặng Xuân Hải, Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
4. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/VLOS:Trang_Ch%C3%ADnh, truy cập ngày 24/10/2016.
5. https://voer.edu.vn/, truy cập ngày 24/10/2016.
98
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Quang Bình Khoa Công ngh Thông tin, Trường C o ẳng Kinh t - Kỹ thu t TP. HCM
Tóm tắt
Tình hình chung hi n nay c a giáo dụ nư c ta nói chung và giáo dục b c cao ẳng nói riêng là k t quả ầu ra c a họ s n s n v n o n ưng t ư ng th c s h i nh p vào công vi c r t th p. V y nguyên nhân chính ở y g ? Do qu tr n o tạo hay do công cụ ki m tr n g ng t ư s t t c v i th c t nên các sản ph m c ng t ư p ứng ư c nhu cầu c a xã h i. Trong bài tham lu n này chúng ta cùng chia sẻ th c trạng và giả p p nâng cao ch t ư ng o tạo tạ Trường C o ẳng Kinh t - Kỹ thu t Thành ph Hồ Chí Minh nhằ p ứng nhu cầu o ng trong b i cảnh h i nh p.
1. Đặt vấn đề.
Ngày 25/7/1995, Việt Nam đã chính thức gia nhập ASEAN. Tháng 11/1998, trở thành thành viên chính thức của diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Ngày 11/01/2007, nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việt Nam chính thức đƣợc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu bình đẳng với tất cả các thành viên khác của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh.
Trong tình hình này người lao động ở nước ta có được rất nhiều cơ hội để có thể tham gia làm việc ở các công ty, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam đồng thời cũng có thể tham gia làm việc ở các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì khó khăn cũng không ít. Sự phát triển của kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay đặt ra những yêu cẩu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực hiện nay.
Vì vậy, giảng dạy tốt và đánh giá đúng thực trạng của nguồn nhân lực là đánh giá đúng thực trạng nền giáo dục ở nước ta hiện nay để tìm ra những nguyên nhân và đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Kiểm tra đánh giá là khâu then chốt của quá trình dạy học. Đây cũng là khâu quan trọng tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lƣợng đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng, đúng nhu cầu sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập của sinh viên, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của sinh viên.
Khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đào tạo của hệ thống giáo dục ĐH&CĐ của từng nước, nơi ngoài những năng lực nhận thức cơ bản về chuyên môn, phải rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng sống, làm
99
việc trong môi trường thực tế, luôn thay đổi và nhiều thử thách. Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang tiến hành một quá trình đào tạo mang tính hàn lâm, không tạo ra sự khát khao trong học tập để có thể cho ra trường những công dân của thế kỉ 21.
Trong quá trình đào tạo ấy, việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập - một khâu trọng yếu chỉ đƣợc tiến hành thông qua những hình thức truyền thống nhƣ các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm tự luận. Những bài kiểm tra – đánh giá kiểu này chỉ đòi hỏi sinh viên miêu tả lại những sự kiện riêng rẽ, hiếm khi yêu cầu sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào một tình huống thực tế trong cuộc sống.
Các đơn vị đào tào cần phải giúp sinh viên phát triển những kĩ năng, những năng lực trong cuộc sống thực tế, bối cảnh thực và những sinh viên tốt nghiệp phải trình diễn đƣợc những năng lực đƣợc đánh giá bằng các bài kiểm tra – đánh giá thực, chứ không phải chỉ bằng giấy bút nhƣ hiện nay.
Thực tế cũng cho thấy, một bộ phận lớn sinh viên đã tốt nghiệp vẫn chƣa đƣợc xã hội chấp nhận do không đủ năng lực để phục vụ đƣợc các nhiệm vụ thực tế, mà sự bất cập trong hệ thống đánh giá kết quả học tập là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Đánh giá quá trình học tập phải đƣợc thể hiện thông qua bảng điểm của sinh viên và hệ thống chuẩn mực dùng để xác định các điểm số đó. Một nền giáo dục tiến bộ cần phải có một hệ thống điểm số đánh giá đƣợc chuẩn hóa, sao cho vừa có thể chuyển tải đƣợc hết mục đích của giáo dục, vừa giúp xã hội đánh giá chính xác mức độ có ích năng lực của sinh viên, đồng thời có thể giúp người học định hướng được mục tiêu và điều chỉnh đƣợc hành vi, để tự nâng cao kết quả học tập của bản thân.
Điểm số tự thân nó cao hay thấp không phải là một vấn đề, mà vấn đề ở chổ chất lƣợng của hệ thống xác định nó. Chất lƣợng càng cao mức độ chuẩn hoá càng lớn, khả năng quốc tế hóa nền giáo dục đó càng rộng. Trước yêu cầu hội nhập càng đến gần, việc nâng cao chất lƣợng kiểm tra đánh giá và nhanh chóng hoàn thiện một hệ thống đánh giá kết quả học tập chất lƣợng cao là một yêu cầu tất yếu. Đối với các Trường Đại học và Cao đẳng vấn đề này lại càng có tầm quan trọng đặc biệt hơn.