Trong dạy học đại học hiện nay có nhiều hình thức kiểm tra: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, bài tập,... Mỗi hình thức có một thế mạnh và hạn chế riêng trong kiểm tra các mặt chất lƣợng học tập của sinh viên.
Kiểm tra viết (tự luận): Đây là hình thức đƣợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó dễ sử dụng, thuận tiện trong cả ra đề, coi thi và chấm bài. Hạn chế của hình thức này được nhiều người nói đến là nếu đề thi và đáp án không tốt thì rất khó có thể đánh giá được khả năng giải quyết vấn đề của người học, hình thức này cũng rất dễ làm cho sinh viên học tủ, học lệch.
Kiểm tra trắc nghiệm khách quan: Đây là hình thức có nhiều ƣu điểm, cho phép khảo sát một cách toàn diện kiến thức của người học, tránh được học tủ học lệch.
Nhƣng nếu bộ câu hỏi không đúng chất lƣợng, không có độ phân hóa thì cũng chỉ đơn thuần là kiểm tra trí nhớ, bắt sinh viên học v t mà thôi.
Các hình thức nhƣ, tiểu luận, bài tập lớn,... còn ít đƣợc coi trọng và đôi khi đƣợc sử dụng khá tùy tiện, nhiều giáo viên thiếu cẩn trọng dẫn tới sinh viên chủ yếu là sao chép tài liệu.
Chúng ta đã và đang đổi mới về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học đại học, tuy nhiên các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay mới chỉ đánh giá đƣợc sự hiểu biết và vận dụng kiến thức, còn việc phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết một vấn đề thì còn rất hạn chế. Để bổ khuyết cho vấn đề này chúng tôi thấy cần phải kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra, tùy vào mục tiêu và nội dung của mỗi học phần, có thể sử dụng một loại hình kiểm tra chính, kết hợp sử dụng các loại hình khác hỗ trợ
192
vào cuối học trình, kết hợp các loại hình khác nhau với hệ số điểm cho mỗi loại hình trong tổng điểm đánh giá cả học phần.
Qua nghiên cứu lí luận và qua thực tế nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy các hình thức kiểm tra đánh giá nhƣ: Tiểu luận, bài tập lớn, thực hành đối với học phần có thực hành có rất nhiều ƣu thế trong việc phát triển tƣ duy độc lập sáng tạo, phản ánh khả năng thao tác của người học một cách cụ thể và rõ ràng. Bởi vì các hình thức trên đều đòi hỏi khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin, tự lựa chọn phương pháp để giải quyết một vấn đề nào đó của sinh viên, và nó phải trải qua một thời gian cần thiết.
Thực chất của các dạng kiểm tra này chính là kiểm tra khả năng tự nghiên cứu và khả năng thao tác tƣ duy của sinh viên. Vì mục tiêu của việc thực hiện các báo cáo, tiểu luận, bài tập lớn, chính là:
- Phát hiện những mối quan hệ giữa các đối tƣợng.
- Vận dụng tổng hợp kiến thức để rồi sáng tạo về các bài tập liên quan.
4. Kết luận:
Khi tiến hành làm một hoạt động nghiên cứu, cho dù là báo cáo hay tiểu luận, bài tập, thì người thực hiện cũng phải vận dụng một cách tối đa nhất những năng lực tư duy và năng lực thao tác của bản thân nhƣ: quan sát, mô tả, tìm tòi, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá, khái quát và đề xuất giải pháp... nhờ đó mà năng lực độc lập và sáng tạo thể hiện và phát triển. Hơn nữa để tiến hành một bài tập nghiên cứu đòi hỏi người nghiên cứu phải tập trung thời gian để tìm, tra cứu, đọc tài liệu, thu thập thông tin và xử lí, sắp xếp thông tin, giúp cho sinh viên tận dụng thời gian vào học tập, tránh đƣợc thời gian nhàn rỗi, mùa vụ nhƣ các hình thức kiểm tra khác.
Để tiến hành các loại hình kiểm tra này một cách có hiệu quả, cần phải có sự hướng dẫn cụ thể với các yêu cầu rõ ràng của giáo viên, kết hợp tư vấn và giúp đỡ sinh viên kịp thời lúc cần thiết. Cũng cần phải chọn sinh viên có đủ điều kiện để thực hiện các loại hình này, tránh trường hợp vì quá khả năng mà bỏ nửa chừng.
Hiện nay, nhiều trường đại học ở nước ta cũng đã khuyến khích sinh viên làm bài tập lớn, tiểu luận, báo cáo chuyên đề trong từng môn học, ở nhiều trường kết quả của các hình thức này đƣợc tính 30% điểm trong điểm thi của học phần đó. Điều này cũng đã kích thích và phát huy đƣợc năng lực độc lập học tập và nghiên cứu của sinh viên, tuy nhiên cũng chưa có những quy định, hướng dẫn cụ thể và cũng chưa thực hiện rộng rãi, thống nhất ở mọi trường đại học cao đẳng nên việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên giữa các trường đại học cũng có sự chênh lệch và khác nhau.
193
Tài liệu tham khảo.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài li u ki tr n g trong g o ục (dành cho cán b quản lý), Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài li u ki tr n g trong g o ục, Hà Nội.
3. PGS. TS. Nguyễn Công Khanh (2012), Năng v n g t quả giáo dụ t o năng trong ư ng tr n g o ục sau 2015, Báo cáo tại Hội thảo của Bộ GD&ĐT.
4. PGS. TS. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi m i ki tr n g g o ục theo cách ti p c n năng c, Kỷ yếu hội thảo Hướng tới một xã hội học tập VVOB.
5. PGS. TS. Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đỗ Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Ki tr n g trong giáo dục, NXB ĐHSP.
6. TS.Vũ Lan Hương (2013), Đ n g trong g o ụ ại học, Tài liệu giảng dạy, HCM.
7. Trần Thị Hồng Oanh (2010), Đ n g trong g o ụ ại học, Tài liệu giảng dạy, Hà Nội.
194
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Lê Thị Thảo, ThS. Nguyễn Tấn Đạt Khoa Quản trị n o n Trường C o ẳng Kinh t - Kỹ thu t TP. HCM
Tóm tắt
Đổi m p ư ng p p tr n g t thành phần quan trọng trong quá trình dạy và học. Tuy nhiên, k t quả o tạo hi n n y ư ng ại hi u quả, nguồn l o tạo r ng p ứng kịp nhu cầu ngày càng cao c a xã h i. Vì v y, trong bài vi t này, t p trung t t ng c a vi ổi m p ư ng p p tr n g n hoạt ng dạy và họ v ư r t s giải pháp góp phần nâng cao ch t ư ng công tác ki tr n g qu ó góp p ần nâng cao ch t ư ng o tạo theo ư ng p ứng chu n ầu ra theo cam k t c n trường i v i xã h i.
1. Đặt vấn đề
Nghị quyết số 29-NQ/TƢ ngày 4/11/2013 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI đã chỉ rõ hạn chế của giáo dục hiện nay, đó là: “Đào tạo thiếu gắn kết với nhu cầu thị trường. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính đột phá nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi được tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện từ việc đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học cho đến đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo vì kết quả kiểm tra, đánh giá chính là cơ sở để điều chỉnh phương pháp giảng dạy, phương pháp học và phương pháp quản lý giáo dục. Nếu kết quả kiểm tra, đánh giá phản ánh không đúng năng lực của sinh viên sẽ dẫn đến nhận định sai về chất lƣợng đào tạo, gây nên tình trạng lãng phí nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các trường nên chú trọng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp. Đặc biệt đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực giúp thay đổi cách học, cách dạy qua đó nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
2. Nội dung
2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Chuẩn đầu ra
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010): “Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo”. Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng
195
chuẩn đầu ra chính là cam kết của cơ sở đào tạo đối với xã hội về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên trong quá trình học tập.
2.1.2. Năng lực
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực, có thể kể đến một số khái niệm phổ biến nhƣ sau:
Theo OECD (2002, trích bởi Nguyễn Thu Hà, 2014) thì năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể.
Còn Weinert (2001, trích bởi Nguyễn Thanh Sơn, 2015) cho rằng: “Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học đƣợc... để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính s n sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp... trong những tình huống thay đổi”.
Theo Québec – Ministère de l'Education (2004) thì năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và sự đam mê để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.
Nhƣ vậy có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực nhƣng nhìn chung lại năng lực là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ để hoàn thành hiệu quả một nhiệm vụ cụ thể trong cuộc sống.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn cam kết đầu ra của các trường. Đánh giá kết quả đào tạo, không chỉ là kiến thức, kỹ năng, thái độ mà chủ yếu là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện một công việc.
2.2. Mối quan hệ giữa đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá và hoạt động giảng dạy, học tập
Nền kinh tế nước ta hiện nay cần nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao do đó giáo dục nghề nghiệp, đại học có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy giáo dục còn nhiều bất cập, chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng nhu cầu xã hội, tình trạng mất cân đối cung – cầu trên thị trường lao động vẫn tiếp diễn. Trước thực trạng này, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI đã chỉ rõ: “Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc”.
Do đó, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo năng lực sẽ góp phần quan trọng tạo ra sự thay đổi cách giảng dạy của giảng viên và cách học của sinh viên để đạt mục tiêu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên bao gồm:
Thứ nh t, kiểm tra đánh giá giúp cho giảng viên những biện pháp, những thước
196
đo để đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của sinh viên. Qua kết quả kiểm tra đánh giá giúp cho giảng viên xác định kết quả theo mục tiêu đã đề ra, tạo điều kiện cho giảng viên nắm vững hơn tình hình học tập của sinh viên. Giảng viên thông qua đó có thể biết đƣợc mức độ lĩnh hội kiến thức của sinh viên so với mục tiêu đã đặt ra trong giảng dạy.
Thứ hai, cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúp giảng viên nắm vững hơn tình hình học tập của sinh viên, nhận thức đƣợc những lỗ hổng về kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đang mắc phải, giảng viên có thể sử dụng những thông tin này để điều chỉnh lại việc giảng dạy. Giảng viên có sơ sở thực tiễn để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy học, như điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy phù hợp hơn với năng lực của sinh viên, có biện pháp củng cố lại kiến thức, liên hệ các vấn đề lý thuyết với vận dụng kiến thức vào thực tiễn…sẽ giúp đạt đƣợc mục tiêu mong đợi.
Thứ ba, góp phần thúc đẩy tinh thần chủ động học tập, thúc đẩy đam mê nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức, nâng cao và rèn luyện khả năng suy luận, khả năng lập luận, phát triển khả năng tự đánh giá của sinh viên. Thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra đánh giá giúp sinh viên tự điều chỉnh ý thức, hành vi và hoạt động học tập của mình một cách có hiệu quả và đạt chất lƣợng tốt hơn.
Kết quả kiểm tra đánh giá, giúp cho sinh viên nhận thức biết đƣợc khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra và với yêu cầu của chương trình; tìm được nguyên nhân sai sót, đƣợc lỗ hỏng kiến thức, hiểu biết hay kỹ năng mà mình đang gặp phải.
Từ cơ sở này, sinh viên sẽ điều chỉnh phương pháp học tập, phương pháp tiếp nhận kiến thức cũng nhƣ thay đổi thái độ học tập. Giúp thúc đẩy nỗ lực học tập, đầu tƣ nhiều hơn cho hoạt động học tập, nghiên cứu nhằm không ngừng nâng cao thành tích học tập.
Thứ tư, qua phân tích kết quả kiểm tra đánh giá giúp cho cán bộ quản lý giáo dục nắm đƣợc những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học ở đơn vị để có sự điều chỉnh quản lý phù hợp, có chỉ đạo kịp thời, đúng đắn nhằm từng bước nâng cao chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Hơn nữa, góp phần không ngừng nâng cao chất lƣợng giảng dạy, giúp giảng viên không ngừng nâng cao chất lƣợng và phương pháp giảng dạy.
Nhƣ vậy, kiểm tra đánh giá là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình giáo dục đào tạo. Nó là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo nhƣng lại là một khởi đầu mới cho việc đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên với chất lượng và hiệu quả cao hơn.