Cải tiến chất lƣợng công tác tiến hành KTĐG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 78 - 85)

3.3. Một số biện pháp đổi mới KTĐG kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực

3.3.4. Cải tiến chất lƣợng công tác tiến hành KTĐG

Để đảm bảo chất lƣợng KTĐG kết quả học tập của sinh viên theo năng lực thì cần phải thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên. Đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đều nắm đƣợc mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành KTĐG theo năng lực. Ngoài ra, đề thi, kiểm tra phải được xây dựng theo đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu của KTĐG theo năng lực.

4. Kết luận và kiến nghị

KTĐG kết quả học tập của người học là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học. Đổi mới KTĐG kết quả học tập của người học theo hướng tiếp cận năng lực là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, phát huy đƣợc một cách tối đa năng lực, tính sáng tạo, chủ động của người học. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng cần phối hợp giữa KTĐG theo năng lực với KTĐG truyền thống một cách linh hoạt, có sự liên kết và phối hợp hài hòa nhằm đạt đƣợc mục tiêu của học phần hay khóa học đó.

Hi vọng những biện pháp đề xuất trên đây sẽ góp phần giúp cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường cải tiến được cách thức KTĐG một cách tốt nhất phù hợp với từng học phần, từng đối tƣợng nhằm tạo ra tác động tích cực tới việc dạy và học, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

79

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Công Khanh, 2014. Kiểm tra đánh giá theo năng lực- những yếu tố cần phải biết. NXB Thanh niên

2. Nghị quyết số 29-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (2013), Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

3. Tổng cục thống kê quý II năm 2016 về tình hình lao động việc làm

4. Lê Văn Hảo, Thang cấp độ tƣ duy Bloom. Truy cập từ https://www.google.com.vn/webhp?sourceid=chrome-instant&ion=1&espv=2&es_th

=1&ie=UTF-8#.

5. Weinert, 2001. Bàn về cải tiến chất lƣợng giáo dục. NXB Đại học quốc gia Hà Nội

6. Theo Québec – Ministère de l'Education, 2004. Kiểm tra đánh giá và một số kinh nghiệm, NXB Thành phố Hồ Chí Minh

80

GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

ThS. Trần Ngọc Dũng o CN T C Trường C o ẳng Kinh t - Kỹ thu t TP.HCM

Tóm tắt

Qu 3 ần ả v n ều nă ổ g o ụ t N ã ạt ư n ều t n t u Tuy n n g o ụ vẫn n b n ều y u é v b t p Đặ b t t ư ng g o ụ n t p so v n u ầu p t tr n o n ng p trong ó ăn b n t n t v v tr n g t quả ngườ ọ n t u t ư ng v t t Đó n nguy n n n v s o n n y ngườ ọ r trường r t n ều n ưng vẫn ng p ứng nguồn n n ung p o o n ng p

T ó v t r g ả p p ổ p ư ng p p tr n g ngườ ọ trong trường g o ụ uy n ng p t n u ầu p t t g p ngườ ọ v o n ng p ó gó n n n x n ng n ư p ứng ư n u ầu p t tr n xã Trong u n ổ b t u n n y t u n sẻ 1 s g ả p p ổ n t ứ n ung tr n g t quả ọ t p HSS n ằ n ng o t n ng v ả năng t tr n g ngườ ọ

1. Đặt vấn đề.

Tại Mục 8 Điều 9 Tiêu chuẩn 6: Người học theo Quyết định số 65/2007/QĐ- BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2007 như sau: “Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt nghiệp tìm đƣợc việc làm đúng ngành đƣợc đào tạo.”

Trong khi đó, tại hội thảo “Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ƣơng phối hợp Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) tổ chức, đã thống kê Quý 1/2016 cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Không lâu sau đó tại quý 2 năm 2016, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết cả nước có hơn 1 triệu lao động trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp. So với quý 1, thất nghiệp tăng cả về số lượng và tỷ lệ, trong đó 418.200 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật thất nghiệp, cụ thể có 191.300 người có trình độ từ đại học trở lên, 94.800 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và 59.100 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

Đứng trước tình trạng thất nghiệp như vậy, Trường chúng ta cũng không ngoại lệ, phải làm sao đào tạo ra đƣợc nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp. Đó chính là câu hỏi mà Ban Giám hiệu Nhà trường cùng toàn bộ giảng viên đang cố gắng từng ngày thay đổi quan điểm giảng dạy, cũng như đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để những người học khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế -

81

Kỹ thuật TP.HCM sẽ là nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng cho xã hội và doanh nghiệp, đồng thời như một lời khẳng định thương hiệu của Nhà trường trong xã hội.

Và bài tham luận này của tôi sẽ hướng đến vấn đề tìm ra “Giải pháp đổi mới kiểm tra – đánh giá người học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hội nhập”

2. Giải quyết vấn đề.

Chúng ta có thể thấy một điều rất rõ ràng là việc học ở Việt Nam ta chƣa bao giờ dễ dàng hơn lúc này, trường lớp được mở ra rất nhiều, thậm chí người học không đậu cấp 2, cấp 3 vẫn có thể đi học trung cấp, từ trung cấp có thể liên thông lên cao đẳng, đại học, thậm chí có nhiều trường hợp chỉ cần tốt nghiệp lớp 12 là có thể vào thẳng các Trường đại học tư rồi từ đại học lại học tiếp lên cao học. Với hiện trạng như hiện nay thì làm sao mà không có tình trạng thất nghiệp nhiều đến nhƣ vậy, vậy vấn đề nằm ở đâu? Và để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực tế đó chính là thực trạng kiểm tra và đánh giá người học hiện nay còn “thoải mái”, việc kiểm tra đôi khi còn lỏng lẻo thì làm sao mà đánh giá được hoạt động dạy và học của người thầy và người học. Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT luôn có những hành động đổi mới giáo dục, thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá người học theo xu hướng hội nhập. Cụ thể, các trường cao đẳng, đại học luôn cung cấp cho người học chuẩn đầu ra của mỗi trường, nhằm giúp cho người học biết được khi ra trường họ cần làm gì và khi tốt nghiệp họ đƣợc gì, chƣa kể đến các hoạt động đánh giá ngoài mà Bộ GD&ĐT ban hành. Với những đổi mới như vậy, nhiều người nghĩ giáo dục của chúng ta sẽ phát triển và đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội nhƣng với những gì đang diễn ra, phải chăng có sự kết hợp không hài hòa giữa những tiêu chuẩn đánh giá và thực tế người học. Vậy, việc kiểm tra, đánh giá người học hiện nay như thế nào, có đánh giá đúng thực tế năng lực không?

Với các hình thức kiểm tra và đánh giá theo cách truyền thống hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng việc kiểm tra đa số dựa vào việc ghi nhớ của người học là chủ yếu, câu hỏi kiểm tra thiếu tính vận dụng, thiếu tính sáng tạo để kích thích tƣ duy người học vào việc giải quyết một vấn đề cụ thể. Chưa kể đến việc chúng ta lại có quá nhiều hình thức kiểm tra, nào là kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối kỳ nhƣng nếu nhìn kỹ thì nội dung cho các hình thức kiểm tra đều nhƣ nhau, không có khác biệt nhiều.

Để góp phần khắc phục những khuyết điểm trên, tôi xin đề ra một số giải pháp để khắc phục nhƣ sau:

Đối với hình thức kiểm tra.

Thay đổi nội dung kiểm tra theo hướng tư duy, có tính áp dụng để giải quyết một vấn đề cụ thể.

Nội dung kiểm tra thông thường Nội dung kiểm tra theo hướng mới C u ỏ : Tháo – kiểm tra – lắp thân máy

của động cơ?

C u ỏ : Một chủ xe chạy đến garage nói với anh kỹ thuật viên rằng: “Không biết lý

82

do gì mà xe tôi chạy hay ra khói trắng phía sau pô nhiều”?

Nội dung thực hành của 2 câu hỏi trên là nhƣ nhau, nhƣng ta có thể thấy cách hỏi theo hướng mới sẽ bắt người học tư duy nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn để đưa ra phương pháp xác định hư hỏng cũng như phương pháp sửa chữa cho phù hợp.

Thay đổi hình thức kiểm tra để kích thích tinh thần tự học và sáng tạo của người học.

Đối với các môn kỹ thuật, kiểm tra cuối kỳ luôn là những phần thực hành mà người học đã thao tác trong suốt quá trình thực tập, để tạo sự kích thích tinh thần tự học và sáng tạo của người học ta có thể khuyến khích người học làm những đề tài tốt nghiệp hoặc mô hình thực tập để người học có thể phát huy được tư duy sáng tạo của mình. Đồng thời, giúp người học hiểu rõ hơn những vấn đề mà mình học được và quan trọng là người học có thể tự đánh giá được chính bản thân của mình.

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia công tác kiểm tra đánh giá người học. Nhà trường sẽ trực tiếp đào tạo người học đến cuối kỳ doanh nghiệp sẽ trực tiếp kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. Khi đó, người dạy và người học sẽ tự đánh giá đƣợc chất lƣợng dạy và học thông qua doanh nghiệp.

Đối với hình thức đánh giá.

Đánh giá kiến thức nền.

Đối với đa số người học nghề, thường quan niệm rằng lý thuyết không quan trọng bằng thực hành, việc học lý thuyết nhiều làm cho người học cảm thấy khó hiểu và chán nản, dẫn đến việc người học thường chú trọng đến thực hành còn việc học lý thuyết thì học cho có, nhưng người học lại không nhận ra được rằng, lý thuyết chính là phần cơ bản để hình thành kiến thức nền và vận dụng kiến thức nền đó để giải quyết các bài toán hư hỏng. Việc kiểm tra lý thuyết thường được tiến hành theo hình thức ghi nhớ, người học chỉ cần học thuộc lòng và trả lời đúng là có điểm cao, nhưng trải qua một thời gian thì người học hoàn toàn không nhớ gì cả hoặc nếu có nhớ thì cũng không biết vận dụng như thế nào trong thực tế. Nên khi phỏng phấn xin việc làm, người học thường bị đánh giá thấp, nhiều khi bị xem là không biết gì.

Nhƣ Ông Châu Hoàng Dũng – Giám đốc công ty TNHH Kim Kan từng nói: “Công ty chúng tôi vừa tuyển dụng hai lao động tốt nghiệp cao đẳng để làm công việc bảo trì và sửa chữa hệ thống lạnh trên ô tô nhƣng khi phỏng vấn thì tôi thấy hai em không biết gì về cả lý thuyết lẫn thực hành. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay các Trường Cao đẳng đào tạo rất ít thậm chí không không đào tạo về hệ thống lạnh của ô tô”.

Hoặc Ông Huỳnh Văn Thọ - Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Cổ phần ô tô Phú Đạt – cho rằng: “Qua quá trình nhận sinh viên của các Trường Cao đẳng trong Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy thái độ và nhận thức của các em rất tốt nhƣng về phần kiến thức tôi thấy còn nhiều vấn đề mà Nhà trường cần phải thay đổi và bổ sung. Hầu hết những phần lý thuyết mà Nhà trường giảng dạy đã lạc hậu so với thực tế bên ngoài.”

83

Qua các ý kiến của doanh nghiệp ta có thể thấy được rằng, mặc dù các trường luôn cố gắng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá đầu ra nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có chất lƣợng tốt để đảm bảo cho các doanh nghiệp nhưng cái mà các trường nghĩ là “chất lượng tốt” đó thực tế vẫn còn quá lỗi thời, chưa kể chương trình đào tạo còn nhiều thiếu sót, dẫn đến tâm lý người học cũng như các doanh nghiệp sẽ không còn tin tưởng vào chất lượng đào tạo.

 Đánh giá kỹ năng thực hành.

Qua việc khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp tiếp nhận người học thực tập hoặc có tuyển dụng nguồn lao động được đào tạo từ các Trường Cao đẳng kỹ thuật tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, thì những nhà tuyển dụng cho rằng: “Hầu hết người học hiện nay kỹ năng thực hành còn rất yếu, nhiều người học mới ra trường khi vào xưởng rất bỡ ngỡ với công việc được phân công. Nếu muốn người học làm được việc đạt yêu cầu nhƣ mong muốn thì các công ty phải bỏ ra ít nhất là 6 tháng đào tạo lại.

Điều đó cho thấy sự bất cập trong việc giảng dạy thực hành tại các trường hiện nay.

Nếu quan sát kỹ, ta có thể thấy đa số các trường thường dạy thực hành rất nhiều, thậm chí công việc thực hành còn phức tạp, nhƣng khi đi làm những việc đó có thật sự cần thiết không. Các Trường Cao đẳng hiện nay, đều có xu hướng dạy và cho người học thực tập trên có mô hình, các sa bàn giảng dạy, nên khi kiểm tra đánh giá thường không sát thực tế. Khi kiểm tra người học làm rất tốt các yêu cầu đề ra, dẫn đến tâm lý là mình đủ sức đi làm thực tế nhưng thực tế thì không như mong muốn. Người dạy thì cũng nhƣ vậy, không có kinh nghiệm thực tế, chỉ từ lý thuyết làm sao đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của xã hội.

Chính vì những điều đó mà người học chỉ được học lý thuyết suông, thực tập trên những thiết bị cũ kỹ và thời gian thực tập rất ngắn, rất khó có điều kiện rèn luyện kỹ năng, tay nghề như tiêu chí các Trường đặt ra. Để giải quyết vấn đề này có thể nghe giải pháp của ông Lê Tôn Tâm - Trưởng phòng dịch vụ của Toyota Hiroshima Tân Cảng:

“Khi muốn đào tạo một người lao động có thể làm được việc thì cơ sở đào tạo phải đặt ra tiêu chí và liên tục kiểm tra, giám sát xem quá trình đào tạo có đúng nhƣ thế không.

Ví dụ tại công ty chúng tôi, tất cả quá trình từ đào tạo, sửa chữa, bảo dƣỡng, bảo hành đều phải theo quy trình của các chuyên gia Nhật đưa ra, người học thực tập theo từng module công việc từ thấp đến cao và kết thúc mỗi module chúng tôi đều có đánh giá hiệu quả công việc nhƣng quan trọng nhất là phải cho thực tập trên các thiết bị và máy móc thực tế bên ngoài. Đối với các Trường công lập hiện nay tôi nghĩ hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc điều này nếu biết đầu tƣ thiết bị máy móc hiệu quả và có một kế hoạch dài hơi cho vấn đề nhân sự nếu muốn đầu ra của sinh viên đạt chất lƣợng cao”.

Trao đổi về vai trò của Nhà trường đối với vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Khanh – Trưởng phòng dịch vụ Toyota Đông Sài Gòn có ý kiến như sau: “Hiện nay các trường đào tạo nghề nói chung rất nổ lực đào tạo và cố gắng đưa ra những giáo trình phù hợp cho học viên tiếp cận và cọ sát trong khi đào tạo nhƣng đa số các sinh viên chưa nhận thức được nghề cũng như định hướng phát triển nghề trong tương lai. Vì lý

84

do đó cần phải đi sâu về chất nhiều hơn”. Nguyên nhân chủ yếu là các cơ sở đào tạo khi dạy thực hành đều giảng dạy trên sa bàn, mô hình, chƣa chú ý giảng dạy trên thực tế. Một số cơ sở đào tạo khi đã có mô hình giảng dạy nhƣng hạn chế sử dụng vì sợ phát sinh chi phí đào tạo nên người học chỉ được quan sát, không được thao tác cụ thể.

Thực tế cho thấy, các học phần của chương trình đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo các kỹ năng thực hành, nếu đƣợc thực hiện tại các doanh nghiệp sẽ tăng tính mục đích, giảm thiểu chi phí, giúp người học làm quen với thực tế và kết nối được với những người sử dụng lao động trong tương lai. Các cơ sở đào tạo đang đổi mới, hoàn thiện giáo trình để người học tiếp cận, cọ xát với thực tiễn, nhưng hiệu quả vẫn chưa được cải thiện.

 Đánh giá trình độ ngoại ngữ.

Xu hướng hội nhập toàn cầu luôn đòi hỏi các trường luôn phải nỗ lực hết mình trong công tác đổi mới giáo dục và một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó chính là trình độ ngoại ngữ. Trình độ ngoại ngữ rất quan trọng trong quá trình hội nhập, giúp người học nắm bắt công nghệ, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bộ GD&ĐT đã có những thay đổi tích cực để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người học như “Thí điểm chương trình dạy tiếng Anh tiểu học cho lớp 3” hay đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2020”. Trình độ ngoại ngữ người học là khá thấp nên khi các nhà tuyển dụng yêu cầu đọc hiểu tài liệu bằng tiếng Anh thì hầu nhƣ không đáp ứng đƣợc nhƣng trong bảng điểm tốt nghiệp môn tiếng Anh luôn trên trung bình. Phải chăng chính quan niệm học nghề không cần thiết học môn ngoại ngữ nên quá trình kiểm tra đánh giá còn bỏ ngõ.

 Đánh giá tác phong, tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong công việc.

Theo ý kiến của các doanh nghiệp, hầu hết người học tốt nghiệp được tuyển dụng vẫn làm việc còn tùy tiện, chƣa tự giác thực hiện quy định về nề nếp của doanh nghiệp. Mức độ nghiêm túc của người lao động phụ thuộc vào sự rèn luyện tác phong công nghiệp cho người học của các Trường đào tạo. Nếu người học không rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao năng lực, phẩm chất, tính kỷ luật và tính chuyên nghiệp trong công việc thì sẽ bị tụt hậu và bị đào thải khỏi doanh nghiệp. Những phẩm chất này phải được giáo dục, rèn luyện ngay trong quá trình đào tạo tại Trường.

 Đánh giá năng lực nghề nghiệp.

Năng lực nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp là một ưu thế đối với các nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm làm việc tại các phân xưởng, xí nghiệp có chuyên môn phù hợp sẽ giúp người học tiếp cận nhanh với công việc. Tuy nhiên, nếu nói vậy thì những người học mới ra trường sẽ không có cơ hội để thể hiện chính mình, như anh Nguyễn Hoàng Thái Hải – Phó phòng đào tạo Công ty Honda Việt Nam từng phát biểu:

“Trong quá tuyển dụng của các đại lý Honda Việt Nam, tôi thấy họ vẫn thích tuyển dụng những sinh viên mới ra trường nhưng được huấn luyện một cách bài bản và điều đó rất tốt cho các đại lý trong quá trình bồi dƣỡng nghiệp vụ cho nhân viên của mình tuy thời gian đào tạo có dài hơn còn nếu tuyển dụng những người đã có kinh nghiệm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(260 trang)