Giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 113 - 117)

Kiểm tra đánh giá là công đoạn quyết định chất lƣợng của quá trình dạy học.

Kiểm tra đánh giá giúp giảng viên biết đƣợc hiệu quả và chất lƣợng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, giúp người học biết được chất lượng học tập, điều chỉnh phương pháp học, giúp nhà quản lí ra quyết định về kết quả học tập của người học, điều chỉnh chương trình đào tạo và tổ chức dạy học. Điều đó cho thấy rõ việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong cần thiết và cấp bách nhất hiện nay.

Thông qua việc tiến hành các hình thức kiểm tra kết quả học tập của người, giảng viên phát hiện kịp thời trình độ và năng lực của họ. Từ đó giảng viên có nhận xét, đánh giá, xác định kết quả đã đạt đƣợc, khẳng định những hạn chế, sự yếu kém và tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới hoạt động học tập của người học.

Việc kiểm tra, đánh giá giúp cho người có nhu cầu, động cơ đúng đắn trong học tập; có thói quen tự giác, tích cực, tự lực huy động vốn trí thức, kỹ năng của mình để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Thực hiện đủ và đúng các hình thức kiểm tra kết quả học tập: kiểm tra hàng ngày (thường xuyên), kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết cuối học kỳ.

- Kiểm tra hàng ngày với mục đích điều chỉnh quá trình dạy - học từ khi bắt đầu giảng dạy và trong suốt quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập của người học.

- Kiểm tra định kỳ hay kiểm tra đánh giá tổng kết nhằm đánh giá kết quả học tập

114

của người học và ghi nhận trình độ của họ tại một thời điểm cụ thể. Hình thức kiểm tra đánh giá này nhằm xác định người có đạt được mục tiêu đã được xác định trước.

- Kiểm tra đánh giá kết thúc học phần: là bài kiểm tra quan trọng nhất của học phần nhằm đánh giá toàn diện các mục tiêu của học phần về cả kiến thức lẫn kỹ năng.

Tuy nhiên để việc đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản nhƣ:

- Cần thiết kiểm tra đánh giá theo mục tiêu đào tạo của từng học phần về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kiểm tra đánh giá phải theo các bậc nhận thức, các bậc kĩ năng và các bậc của năng lực tư duy mà học phần dự kiến người học phải đạt được sau khi học xong.

- Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau như:

o Viết, trắc nghiệm khách quan.

o Đặc biệt, cần chú trọng và ƣu tiên cho các hình thức: Bài tập lớn, tiểu luận môn học, thực hành tại xưởng hay phòng máy.

- Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập.

Kết quả kiểm tra đánh giá phải đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng giảng dạy, chất lượng học tập và chất lượng đào tạo (chương trình, nội dung, phương tiện và tổ chức đào tạo). Từ đó, định hướng đổi mới về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với trình độ và khả năng của người học.

Tuy nhiên các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay mới chỉ đánh giá đƣợc sự hiểu biết và vận dụng kiến thức, còn việc phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết một vấn đề thì chƣa thực sự đƣợc áp dụng nhiều. Để bổ khuyết cho vấn đề này tôi thấy cần phải kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra, căn cứ vào mục tiêu và nội dung của mỗi học phần, có thể sử dụng một loại hình kiểm tra chính, hay kết hợp sử dụng các loại hình khác hỗ trợ nhau. Việc kết hợp các loại hình khác nhau với hệ số điểm cho mỗi loại hình trong tổng điểm đánh giá cả học phần.

Trong năm học 2015 - 2016, Khoa Công nghệ Thông tin áp dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá kết thúc học phần, cụ thể nhƣ sau:

Học kỳ 1 Học kỳ 2

Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy đối với sinh viên, các hình thức kiểm tra đánh giá nhƣ: Báo cáo thuyết trình, bài tập lớn, tiểu luận có rất nhiều ƣu thế

115

trong việc phát triển tư duy độc lập sáng tạo, phản ánh khả năng thao tác của người học một cách cụ thể và rõ ràng. Bởi vì các hình thức trên đều đòi hỏi khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin, tự lựa chọn phương pháp để giải quyết một vấn đề nào đó của sinh viên, và nó phải trải qua một thời gian cần thiết. Thực chất của các dạng kiểm tra này chính là kiểm tra khả năng tự nghiên cứu và khả năng thao tác tƣ duy của sinh viên. Khi tiến hành một hoạt động nghiên cứu, cho dù là báo cáo hay tiểu luận, thì người thực hiện cũng phải vận dụng một cách tối đa nhất những năng lực tư duy và năng lực thao tác của bản thân nhƣ: quan sát, mô tả, tìm tòi, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá, khái quát và đề xuất giải pháp,… nhờ đó mà năng lực độc lập và sáng tạo thể hiện và phát triển. Hơn nữa, để tiến hành một bài tập nghiên cứu đòi hỏi người nghiên cứu phải tập trung thời gian để tìm, tra cứu, đọc tài liệu, thu thập thông tin và xử lí, sắp xếp thông tin, giúp cho sinh viên tận dụng thời gian vào học tập, tránh đƣợc thời gian nhàn rỗi, mùa vụ nhƣ các hình thức kiểm tra khác. Kết quả của các báo cáo, tiểu luận và bài tập lớn cho phép giảng viên có thể đánh giá đƣợc mức độ nhận thức về kiến thức, về kĩ năng, đặc biệt là đánh giá đƣợc khả năng thao tác tƣ duy độc lập và khả năng sáng tạo trong học tập và nghiên cứu của sinh viên, đó cũng chính là mục tiêu cao nhất của giáo dục đại học. Để tiến hành các loại hình kiểm tra này một cách có hiệu quả, cần phải có sự hướng dẫn cụ thể với các yêu cầu rõ ràng của giảng viên, kết hợp tƣ vấn và giúp đỡ sinh viên kịp thời lúc cần thiết. Cũng cần phải chọn sinh viên có đủ điều kiện để thực hiện các loại hình này, tránh trường hợp vì quá khả năng mà bỏ nửa chừng.

Cụ thể công việc đƣợc thực hiện nhƣ sau: xác định đƣợc các yêu cầu của tiểu luận, SV cần phải phân chia việc thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc.

- Giảng viên chuẩn bị danh sách các đề tài, chia lớp ra thành nhiều nhóm mỗi nhóm khoảng 3÷4 thành viên (tùy theo mức độ của mỗi đề tài). Giảng viên hướng dẫn sinh viên về yêu cầu của một tiểu luận.

- Sinh viên chọn đề tài và thực hiện đề tài theo từng bước:

o Xác định yêu cầu của đề tài (phạm vi giới hạn của đề tài) o Khảo sát nghiệp vụ thực tế và thu tập thông tin

o Phân tích hiện trạng của hệ thống vừa khảo sát.

o Sử dụng mô hình để mô tả và xây dựng hệ thống mới phù hợp với yêu cầu thực tế đã khảo sát.

o Thiết kế cơ sở dữ liệu và giao diện của hệ thống o Viết code (nếu còn thời gian)

- Sản phẩm thực tế gồm:

o Bài báo cáo chi tiết bằng file word o Bài thuyết trình bằng file powerpoint

o Phần mềm cụ thể (tùy theo nhóm chọn ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ

116

sở dữ liệu)

- Sinh viên thuyết trình trước lớp về đề tài do nhóm mình thực hiện. Trả lời các câu hỏi do các nhóm khác đặt ra.

- Mỗi thành viên trong lớp đều đƣợc tham gia đánh giá bài thuyết trình của nhóm (theo mẫu sau)

117

- Căn cứ vào mỗi tiêu chí trong phiếu đánh giá mà mỗi nhóm sẽ đánh giá bài thuyết trình của nhóm đang thuyết trình (nhóm thuyết trình cũng phải đánh giá chính bài thuyết trình của nhóm mình thực hiện). Điểm trung bình của tất cả các nhóm cùng với điểm nhận xét của Giảng viên sẽ là điểm chung của cả nhóm đƣợc tính theo nhƣ sau:

Điểm = (ĐTB_nhom + GV)/2* (số thành viên của nhóm)/10

Điểm này sẽ được các thành viên trong nhóm thảo luận và cho kết quả tương ứng cho mỗi thành viên trong nhóm.

Thông qua việc áp dụng hướng dẫn SV thực hiện tiểu luận học phần "Phân tích thiết kế Hệ thống thông tin" vào trong giảng dạy, tôi nhận thấy:

- Sinh viên ngày càng chủ động tiếp thu kiến thức đồng thời tạo hứng thú trong quá trình học tập.

- Sinh viên sẽ có một sản phẩm cụ thể sau học phần và có thể triển khai sử dụng cũng nhƣ thiết kế các sản phẩm khác theo yêu cầu của chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(260 trang)