Kiểm tra đánh giá là công đoạn quyết định chất lƣợng của quá trình dạy học.
Kiểm tra đánh giá giúp giảng viên biết đƣợc hiệu quả và chất lƣợng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, giúp người học biết được chất lượng học tập, điều chỉnh phương pháp học, giúp nhà quản lý ra quyết định về kết quả học tập của người học, điều chỉnh chương trình đào tạo và tổ chức dạy học [3]. Ngoài ra, trong Nghị quyết số 29-NQ/TW có nêu “Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia vào việc đánh giá chất lƣợng của cơ sở đào tạo”.
Điều đó cho thấy rõ việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong trường đại học là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, để việc đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản nhƣ [2]:
- Cần thiết kiểm tra đánh giá theo mục tiêu đào tạo của từng môn học, đồng thời phải kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kĩ năng và các bậc của năng lực tư duy mà môn học dự kiến người học phải đạt được sau khi học xong.
- Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan. Đặc biệt, ở bậc cao đẳng, đại học cần chú trọng và ƣu tiên cho các hình thức: Bài tập lớn, đồ án, tiểu luận môn học. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập.
- Kết quả kiểm tra đánh giá phải đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng giảng dạy, chất lượng học tập và chất lượng đào tạo (chương trình, nội dung, phương tiện và tổ chức đào tạo).
Trao sự lựa chọn quyền tự quyết định cho sinh viên: nhằm mục đích tăng cường tinh thần tự giác và ý thức đƣợc trách nhiệm của bản thân sinh viên với môn học và ngành mình học. Cho phép chọn môn chuyên ngành và chấp nhận hình thức kiểm tra, thi kết thúc học phần (tiểu luận, làm chuyên đề, thâm nhập thực tế) cũng nhƣ nội dung chương trình đào tạo ngành mà sinh viên đã lựa chọn.
Đối với các môn thực hành - thực tập việc giảng viên hướng dẫn trực tiếp chấm sản phẩm mỗi buổi thực hành sẽ làm tăng thêm tính tự giác và tích cực của người học, đối với cách thức này tác giả đã sử dụng hơn 8 năm nay và nhận đƣợc những kết quả rất tốt đ p. Sự tích cực của người học được cải thiện, nhiều sinh viên đã tìm tòi nghiên
109
cứu bài trước khi lên lớp, tinh thần học tập “cộng tác” trong lớp có sự thay đổi, nhiều sinh viên giỏi sau khi làm bài xong được chấm điểm các em hướng dẫn bài cho bạn yếu vì thế cả tập thể cùng đi lên. Về đánh giá: điểm số mỗi buổi thực hành phản ánh đúng trình độ của sinh viên với mức chênh lệch nhỏ trong các bài thực hành (sinh viên khá, giỏi) và có chiều hướng tăng đối với sinh viên có mức yếu, trung bình.
Vấn đề tổ chức thi kết thúc học phần: cần xác định rõ rằng nhà trường làm dịch vụ đào tạo, việc tổ chức thi kết thúc học phần là việc giúp cả hai phía người học và nhà trường đánh giá được kết quả cuối cùng của một quá trình giảng dạy. Từ trước đến nay trường tổ chức thi kết thúc học phần tập trung – những ngày thi là những ngày hội – sinh viên, học sinh ra sức sau cùng học bài để đi thi. Có những em vì một lý do nào đó chƣa bắt kịp bài vẫn phải đi thi và kết quả là không nhƣ ý.
Nhà trường cẩn tổ chứa ba đơn vị độc lập gồm giảng dạy - ra đề - đánh giá, với nguyên tắc hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Đề cương chi tiết (đã được xây dựng, phản biện và ban hành). Đơn vị đánh giá tổ chức thi và đánh giá kết quả, việc tổ chức thi kết thúc học phần thay vì thi tập trung thì có thể tổ chức thành nhiều đợt thi, điều này cho phép sinh viên có thể đăng ký thi vào nhiều đợt trong khoảng thời gian cho phép, từ lúc kết thúc môn học đến trước khi đăng ký học phần cho học kỳ kế tiếp đảm bảo điều kiện tiên quyết cho môn sau. Nếu sinh viên thấy mình đủ khả năng thì đăng ký thi đợt 1, ngƣợc lại thì học bài kỹ hơn để thi đợt 2, đợt 3. Chính sách cho mỗi kỳ thi là khác nhau:
- Đề thi bộ phận khảo thí chọn ra từ ngân hàng đề thi hay ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
- Người thi lần 1 được dự thi cải thiện trong đợt sau nếu muốn (đóng lệ phí thi) - Tính điểm lần 1 là 100% thì lần 2 là 80%, lần 3 là 60%
- Thi lần 2, 3 phải đóng lệ phí tổ chức thi (1)
Vấn đề thi kết thúc học phần chuyên ngành (hệ cao đẳng) và thi tốt nghiệp (hệ trung cấp): là những môn chủ lực định hình nghề nghiệp cho người tốt nghiệp cần có sự tham gia đánh giá từ bên ngoài bằng cách mời chuyên gia ngành tham gia vào các quy trình ra đề cương ôn thi, thẩm định đề thi và chấm thi (đánh giá), qua hoạt động này tất cả những kỹ năng tại vị trí làm việc của người học sẽ được đánh giá nghiêm túc bởi các chuyên gia. Phương án này chấp nhận kết quả không mấy khả quan ban đầu, nhƣng qua đó cả hệ thống sẽ nhận ra sự thiếu sót và dần hoàn thiện về sau.
Hạ tầng hiện đại phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá:
sử dụng phương tiện, công nghệ thông tin truyền thông hợp lí trong dạy học và kiểm tra đánh giá: Phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học và tính chính xác, khách quan, minh bạch trong kiểm tra đánh giá. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá vừa là phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục hiện đại.
110
Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học, kiểm tra đánh giá. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học, kiểm tra đánh giá cũng như các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá sử dụng mạng điện tử (E-Learning). Việc tổ chức thực hiện nhƣ sau:
- Chuẩn bị con người cho vận hành hệ thống: nhà quản trị, giảng viên, đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật.
- Sử dụng máy chủ lưu trữ các ngân hàng câu hỏi và ngân hàng đề thi
- Xây dựng ứng dụng chọn và duyệt đề online có tính năng bảo mật cao để đảm bảo các thành viên hội đồng ra đề có thể tham gia góp ý và duyệt nhanh đề thi.
- Tổ chức cho người học ôn tập online với các đề tham khảo đã thi
- Tổ chức thi trực tuyến, thi từ xa cần thiết kế chương trình có tính bảo mật và đánh giá chính xác kiến thức, năng lực của người học.
Hiện nay có nhiều phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá mới như Webquest, iCloudTest là những ví dụ về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá mới với phương tiện mới là dạy học, kiểm tra đánh giá sử dụng mạng điện tử, trong đó học sinh, sinh viên khám phá tri thức và thực hiện việc kiểm tra đánh giá trên mạng một cách có định hướng.
4. Kết luận
Công tác kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực nhằm phát huy sự sáng tạo và tính tích cực của người học đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, công tác này vẫn cần thiết tiếp tục thay đổi và phát huy. Đổi mới kiểm tra đánh giá phải bắt đầu từ việc xác lập những mục tiêu học tập gắn chặt với đời sống thực, trên cơ sở đó phát triển đội ngũ, đổi mới chương trình, tài liệu học tập. Vấn đề đổi mới một cách đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, sự sáng tạo của học sinh, sinh viên là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hội nhập và hướng thực tiễn ngày nay. Hướng việc dạy “những gì thầy có” sang dạy “những gì xã hội cần”
nhằm cho ra những sản phẩm cung cấp cho nhà tuyển dụng sử dụng ngay mà không phải qua đào tạo lại gây lãng phí tiền của, thời gian. Dạy học và kiểm tra đánh giá ở mỗi môn học cần hướng tới phát triển cả những năng lực chung, năng lực chuyên biệt của các môn học khác thông qua sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá truyền thống và hiện đại. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực, tính tích cực của học sinh, sinh viên chỉ đạt được kết quả cao và kích thích sự sáng tạo ở người học và người tham gia vào các quá trình này cần có sự đổi mới, hoàn thiện nhận thức về quan niệm năng lực người học, triết lý dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển năng lực và áp dụng hợp lý các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập vào mỗi môn học.
111
Tài liệu tham khảo
[1] Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT” - 04/11/13 Hội nghị TW 8 khóa XI
[2] Quyển kỷ yếu hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra đánh giá” – Trường ĐH Sƣ phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh – tháng 01/2015
[3] Đặng Vũ Hoạt-Hà Thị Đức – Lý luận dạy học đại học- NXB ĐHSP 2004.
[4] Dương Trọng Tấn - Sơ bộ về các lý thuyết của Bloom, Dreyfus và Kolb NXB ĐHSP, 2000
[5] Bloom, B.S., (Ed.). 1956. Phân loại tƣ duy cho các mục tiêu giáo dục: Phân loại các mục tiêu giáo dục: Quyển I, “Nhận thức về lĩnh vực”. New York: Longman.
112
KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
ThS. Đỗ Đặng Nguyệt Hằng Khoa Công ngh Thông tin, Trường C o ẳng Kinh t - Kỹ thu t TP. HCM
Tóm tắt
C ng t ổi m p ư ng p p g ảng dạy, ứng dụng công ngh thông tin trong giảng dạy ổi m i công tác ki tr n g ng ễn ra mạnh m trong Nhà Trường nhằ nâng cao ch t ư ng dạy học.
Đ nâng cao ch t ư ng o tạo tạ Trường C o ẳng Kinh t - Kỹ thu t TP.Hồ Chí Minh, cùng v i vi ổi m i và hoàn thi n ư ng tr n n ung o tạo ổi m p ư ng p p giảng dạy thì cần phả ổi m i hình thứ v p ư ng p p m tra n g t quả học t p c a người học. Bài vi t trình bày về th c trạng công tác ki m tr n g năng c c người học và g i ý m t s ề xu t m i trong ki tr n giá tại Khoa Công ngh Thông tin.
1. Đặt vấn đề
Việc kiểm tra đánh giá kiến thức cùng với kỹ năng của người học có vai trò rất quan trọng, vừa giữ vai trò là động lực thúc đẩy quá trình học của người học, lại vừa có vai trò giúp người thầy điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp trình độ của người học. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá giúp người học có thể nhận thức được bản thân và thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với hình thức, phương pháp kiểm tra nhằm đạt kết quả cao.
Giáo dục nước ta đang từng bước thay đổi chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo để đáp ứng với nhu cầu của mỗi thời kì. Tuy nhiên, theo tôi việc kiểm tra đánh giá vẫn còn mang tính chủ quan, thiếu chính xác và đang phải chịu nhiều áp lực nên việc đánh giá chất lƣợng đào tạo chƣa thực sự hiệu quả, dẫn đến có nhiều vấn đề bất cập trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Với những lí do trên cho thấy rằng việc thay đổi một hệ thống chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo mà không thay đổi hệ thống kiểm tra đánh giá thì cũng không thể đạt đƣợc mục đích mong muốn.
2. Thực trạng
Về hình thức kiểm tra – đánh giá học phần:
Có nhiều hình thức đánh giá mà các giảng viên thường sử dụng để đánh giá kết quả học tập cho đối tƣợng học của mình. Hiện nay chủ yếu áp dụng các hình thức nhƣ:
tự luận, vấn đáp, trắc nghiệm. Các bài thi tự luận là hình thức đánh giá đƣợc dùng phổ biến nhất hiện nay.
- Câu hỏi tự luận - viết cấu trúc yêu cầu người học phải tự viết câu trả lời trong một khoảng thời gian nhất định có thể từ 90 phút đến 120 phút. Hình thức thi này dễ sử dụng, thuận tiện trong cả ra đề, coi thi và chấm bài. Tuy nhiên hạn chế của hình thức này là nếu đề thi và đáp án không hay thì rất khó để đánh giá đƣợc khả năng giải
113
quyết vấn đề của người học, cũng như không phân loại được người học. Hơn nữa, hình thức này cũng rất dễ làm cho người học chọn cách thức học tủ.
- Câu hỏi vấn đáp thì số câu hỏi nhiều hơn, nhƣng thời lƣợng kiến thức và thời gian kiểm tra cho sinh viên càng eo h p hơn, mỗi sinh viên đƣợc hỏi một vấn đề nhỏ trong thời gian từ 5 đến 10 phút. Hình thức thi này có ƣu điểm là giúp giảng viên đánh giá đƣợc thực chất năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên, tuy nhiên do hạn chế về thời gian thi nên chỉ có thể kiểm tra được lượng kiến thức nhỏ từ người học.
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan chỉ yêu cầu sinh viên chọn câu trả lời đúng trong 4 phương án chọn (hoặc một vài hình thức khác như điền khuyết, ghép đôi,…).
Hình thức thi này có nhiều ƣu điểm, cho phép khảo sát một cách toàn diện kiến thức của người học, tránh được học tủ học lệch. Nhưng nếu bộ câu hỏi không đúng chất lƣợng, không có độ phân hóa thì cũng chỉ đơn thuần là kiểm tra trí nhớ, yêu cầu sinh viên học thuộc lòng; hay khâu coi thi không nghiêm túc, sinh viên chỉ sao chép thì hiệu quả kiểm tra đánh giá sẽ không cao.
Các hình thức kiểm tra đánh giá: tự luận – viết, vấn đáp và trắc nghiệm đều có nội dung nhằm mục đích kiểm tra mức độ ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, khái niệm, các nguyên lí mà người học đã được học. Và cao hơn chút nữa là hiểu các tư liệu đã được học, có khả năng mô tả tóm tắt, diễn giảng, phân tích các thông tin thu nhận đƣợc.