Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là hết sức cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, hướng vào hoạt động học tích cực, chủ động có mục đích của sinh viên. Kết quả kiểm tra đánh giá chính là sự phân tích, kiểm tra đối chiếu về trình độ, kỹ năng, thái độ của sinh viên so với mục tiêu đề ra. Vì thế, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá là việc làm thiết thực để nâng cao chất lƣợng đào tạo hiện nay. Để hoạt động này có hiệu quả cần những giải pháp đồng bộ nhƣ:
- Cần có nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá. Kết quả kiểm tra đánh giá không đơn thuần là việc xác định tỷ lệ “đậu – rớt”
của sinh viên. Mà kiểm tra đánh giá là quá trình thu nhận thông tin phản hồi, giúp người dạy, người học có cơ sở thực tiễn để điều chỉnh hoạt động của mình, giúp cho nhà quản lý có những điều chỉnh phù hợp. Song song đó, có giải pháp khắc phục nhược điểm của hiện trạng kiểm tra đánh giá theo hướng phản ánh chân thực chất lƣợng đào tạo.
- Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá: sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đặc biệt chú trọng đến phương pháp yêu cầu sinh viên phát huy tính chủ động, sáng tạo và tiếp cận thực tế. Giúp cho sinh viên phát triển toàn diện về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. Vận dụng các hình thức thi, kiểm tra một cách sáng tạo phù hợp với mục tiêu của từng học phần. Có sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp kiểm tra, đánh giá để kết quả đánh giá đƣợc toàn diện.
- Cải tiến chất lƣợng công tác kiểm tra đánh giá: để đảm bảo chất lƣợng quá trình kiểm tra đánh giá cần thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nắm được mục đích, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá. Ngoài ra, các phương pháp kiểm tra đánh giá, đề thi phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra.
Quá trình kiểm tra đánh giá phải luôn đảm bảo tính công bằng, minh bạch. Kiểm tra đánh giá không chỉ đƣợc thực hiện trong nội bộ mà cần kết quả phản hồi từ xã hội, đặc biệt là kết quả kiểm tra đánh giá từ doanh nghiệp, những người sử dụng nguồn lao động đƣợc đào tạo.
198
Tài liệu tham khảo
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI, 2013. Nghị quyết số29-NQ/TW Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, Hà Nội.
3. Nguyễn Thu Hà, 2014. Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lý luận cơ bản. Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu giáo dục, tập 30, số 2(2014), trang 56- 64.
4. Nguyễn Thanh Sơn, 2015. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra. Bản tin Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Download từ website http://www.yersin.edu.vn/Uploads/2015/03/2._Nguyen_Thanh_Son.pdf ngày 17/10/2016.
199
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC
ThS. Phạm Thị Vân Trinh, Nguyễn Đức Long Khoa Quản trị n o n Trường C o ẳng Kinh t - Kỹ thu t TP. HCM
Tóm tắt
Đ n g trong g o ụ u n t v n ề ó t n p t tr n N u u n b t t t t nền g o ụ t ãy n n v o n g nền g o ụ ó (Rowntr 1987) Qu b t u n n y t g ả g t u p ư ng p p n g t quả ọ t p t o ư ng tr n sở t p n năng ngườ ọ
1. Đặt vấn đề
Để thực hiện chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam 2011 - 2020, kết luận số 51- KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ XI Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa XI và chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 - 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ cần thiết phải đối mới: Nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục [1]. Trong đó đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá chất lƣợng giáo dục đƣợc coi là giải pháp đột phá đổi mới giáo dục. Đây là một chủ trương đúng đắn của Bộ Giáo dục đào tạo. Bởi lẽ hoạt động kiểm tra, đánh giá trong giáo dục có giá trị không chỉ cho người dạy, người học mà còn cả nhà quản lý. Đây cũng là khâu quan trọng tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lƣợng đào tạo. Viêc kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lê sự vươn lên trong học tập của người học, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của người học. Nhiều nhà giáo dục và quản lý đều đồng tình với quan điểm đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá là một khâu then chốt của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Nền giáo dục đại học, cao đẳng hiện nay đang tiến hành một quá trình đào tạo mang tính hàn lâm, tính ứng dụng chƣa cao. Vì vậy, sự khao khát, đam mê trong học tập của sinh viên chƣa đƣợc chú trọng chỉ mang tính hình thức, do đó khi kết thúc khóa đào tạo người học không đáp ứng được nhu cầu của xã hội, gây lãng phí nguồn lực cho xã hội. Chính vì vậy, khi xây dựng chương trình đào tạo, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học là một trong những khâu trọng yếu để đánh giá chất lượng sản phẩm của nhà trường tạo ra có đáp ứng nhu cầu của xã hội hay không.
Vấn đề đặt ra là quá trình đào tạo bậc cao đẳng ở Việt Nam đòi hỏi phải gắn kết giữa kiến thức và kỹ năng với nhu cầu thực tiễn của xã hội, của doanh nghiệp, chính vì vậy, hơn ai hết các Trường Cao đẳng phải thay đổi tư duy, thay đổi cách dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả theo hướng phát triển năng lực của người học, không theo kiểu truyền thống dạy theo những gì trường có không quan tâm những gì xã hội cần.
200
Với những lý do nêu trên, tác giả giới thiệu một hình thức đánh giá thực có khả năng liên kết các kiến thức, kỹ năng ở trong lớp học với năng lực của người học nhằm mục đích tạo động lực, khích thích tƣ duy sáng tạo và nâng cao khả năng lĩnh hội tri thức của người học đáp ứng được nhu cầu của xã hội.