Một số yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sinh viên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 239 - 244)

- Phải đánh giá các năng lực khác nhau của học sinh sinh viên: Năng lực thường tồn tại dưới hai hình thức: năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực chung là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội. Năng lực chuyên biệt thường liên quan đến một số môn học cụ thể hoặc một lĩnh vực nào đó có tính chuyên biệt.

- Đảm bảo tính khách quan: Nguyên tắc khách quan đƣợc thể hiện trong quá trình kiểm tra và đánh giá sao cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố chủ quan.

- Đảm bảo sự công bằng: Những học sinh sinh viên thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thực hiện cùng một nỗ lực trong học tập sẽ nhận đƣợc những kết quả nhƣ nhau.

- Đảm bảo tính toàn diện: Phản ánh mức độ đạt đƣợc về kiến thức, kỹ năng, thái độ trên bình diện lý thuyết cũng nhƣ thực hành, ứng dụng với các mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập.

- Đảm bảo tính công khai: Đánh giá là một tiến trình công khai, do vậy các tiêu chí và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bài thi cần đươc công bố đến học sinh sinh viên trước khi họ thực hiện. Việc công khai các yêu cầu hoặc các tiêu chí đánh giá tạo điều kiện cho học sinh sinh viên xem xét tính chính xác, tính thích hợp đánh giá của giảng viên, cũng nhƣ sự tham gia đánh giá của bạn học.

- Đảm bảo tính phát triển: giáo dục là quá trình giúp cá nhân trong xã hội phát triển tiềm năng của mình để trở thành những người có ích. Để giúp việc đánh giá kết quả học tập có tác dụng phát triển năng lực của người học một cách bền vững, cần chú ý các yêu cầu sau: Công cụ đánh giá tạo điều kiện cho học sinh sinh viên khai thác;

phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá phát huy tinh thần tự lực; đánh giá hướng đến sự phấn đấu và tiến bộ của người học; giảng viên giúp các em nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản thân, nhận ra tiềm năng của mình.

3. Kết quả thực hiện:

- Quá trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá của giảng viên không còn nặng về kiến thức hàn lâm. Ngược lại, giảng viên chú trọng vào việc lựa chọn những phương pháp nhằm phát huy năng lực tư duy, cảm thụ, thẩm mĩ, giao tiếp, tưởng tượng, sáng tạo, chủ động, tích cực,... của học sinh sinh viên.

240

- Việc kiểm tra, đánh giá học sinh sinh viên cũng thay đổi. Khoa đã khuyến khích giảng viên sử dụng kết hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau.

Thay cách kiểm tra, đánh giá truyền thống (dò bài, kiểm tra bằng bài viết…) bằng chấm điểm báo cáo dự án, sản phẩm nghiên cứu khoa học, thuyết trình, diễn kịch, … Các tiêu chí đánh giá đƣợc chia sẻ trong Khoa để các giảng viên cùng nhau thực hiện, rút kinh nghiệm.

- Đánh giá sát và đúng trình độ học sinh sinh viên với thái độ khách quan, công minh; tiếp tục hướng dẫn sinh viên biết cách tự đánh giá kết quả học tập của mình và của sinh viên khác, giữa nhóm mình và nhóm khác qua làm việc nhóm trên lớp, chuẩn bị bài ở nhà.

- Sinh viên có cơ hội đƣợc rèn luyện, phát huy và đánh giá đúng năng lực của bản thân: năng lực làm việc nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực tạo lập văn bản, năng lực sáng tạo, năng lực tưởng tượng, năng lực giao tiếp;…

- Sinh viên giảm tình trạng học v t, học tủ, nặng nề về kiến thức. Sinh viên có thời gian và cơ hội đƣợc luyện tập, đầu tƣ vào các vấn đề mình quan tâm, yêu thích; đƣợc thể hiện khả năng của bản thân.

- Khuyến khích tinh thần tự học của sinh viên theo hướng dẫn, đa dạng hóa các hình thức học trên lớp và ngoài lớp học.

- Kết hợp kiểm tra, đánh giá định kì với kiểm tra, đánh giá quá trình.

- Kích thích giảng viên trong khoa cùng tƣ duy và thực hiện đổi mới, tự học, thường xuyên trau dồi chuyên môn; hợp tác, chia sẻ cùng phát triển.

- Có đƣợc ngân hàng đề kiểm tra, để giảng viên có thể tham khảo và sử dụng.

- Chất lƣợng của khoa, tổ bộ môn đƣợc nâng cao một cách rõ rệt.

- Những mặt tốt hơn năm học trước:

+ Phân loại trình độ sinh viên và đánh giá thực chất năng lực sinh viên qua công tác ra đề kiểm tra tập trung cũng nhƣ kiểm tra tại lớp: số sinh viên có điểm kiểm tra và trung bình môn loại giỏi, khá tăng; loại trung bình, yếu giảm và không có sinh viên kém.

+ Có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy sinh viên yêu thích môn học, phát triển năng lực tự học, yêu cầu sinh viên phải biết vận dụng kỹ năng trên nền kiến thức có s n để giải quyết các dạng đề, các tình huống khác nhau.

4. Kết luận và kiến nghị:

Quá trình đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh sinh viên là một quá trình lâu dài, đòi hỏi giảng viên cũng nhƣ khoa, tổ chuyên môn phải tiến hành thường xuyên; luôn rút kinh nghiệm để quá trình kiểm tra đánh giá được chính xác, khách quan hơn.

Song song với đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giảng viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Muốn làm được việc này, Lãnh đạo khoa tổ chuyên môn cùng các thành viên cần phải chú trọng đầu tƣ cho chuyên

241

môn; đầu tư cơ sở vật chất cũng như tập huấn cho giảng viên những phương pháp dạy học mới phù hợp với việc phát triển năng lực, khơi gợi hứng thú cho người học.

Bên cạnh đó, khoa tổ chuyên môn phải chủ động trong việc thực hiện chương trình;

đẩy mạnh việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Tuy nhiên, đổi mới không có nghĩa là thay đổi hoàn toàn, giảng viên cần linh hoạt trong việc lồng ghép dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng truyền thống và việc đổi mới. Có như vậy, việc học tập nói chung sẽ tạo đƣợc hứng thú cho sinh viên, giúp các em có cơ hội học hỏi cũng nhƣ thể hiện khả năng của bản thân mình; góp phần vào việc giáo dục toàn diện sinh viên trong thời đại mới.

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Gíao dục và Đào tạo(2006), Chương trình giáo dục Đại học – Những vấn đề chung, NXB Gíao dục

2. Chính phủ (2012), Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ- TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ

3. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier(2014), Lý luận dạy học hiện đại- Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm

4. Đảng cộng sản VN (2013), NghỊ quyết hội nghị ban chấp hànhTrung ƣơng Đảng lần thứ 8(khóa XI)

5. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Tài liệu kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Tài liệu tập huấn

6. Luật Gíao dục (2005)

7. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí Minh( 2014), Tạp chí khoa học Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ chí Minh, số 56

242

ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

ThS. Trần Văn Minh Khoa Khoa họ C bản Trường C o ẳng Kinh t - Kỹ thu t TP. HCM

Tóm tắt

M t trong n ững n vụ trọng t Ng ị quy t trung ư ng 8 về ổ ăn bản v to n n g o ụ o tạo (GD-ĐT) “Đổ ăn bản n t ứ v p ư ng p p t tr v n g t quả GD-ĐT …” Trong ó v ổ ạy ọ v tr n g t o ư ng p t tr n p t năng ngườ ọ ư trọng n ng t ư ng o tạo ều t t y u B v t n u n s ần t t qu n trọng v p ả ổ ki tr n g t o ư ng ti p c n năng c.

Đồng thờ ề c p n m t s giả p p ổi m i ki tr n g t o ư ng ti p c n năng c.

1. Đặt vấn đề.

Theo chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước: Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã chỉ rõ: “Đ n g t quả o tạo ại họ t o ư ng chú trọng năng c phân tích, sáng tạo, t c p nh t ổi m i ki n thứ ; ạo ức nghề nghi p; năng c nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công ngh ; năng c th n năng c tổ chức và thích nghi v trường làm vi ”

Trong Dự thảo Báo cáo tổng kết năm học 2015 - 2016 và Nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo, phần báo cáo đã nêu “ Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đạo đức của học sinh, sinh viên theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất năng lực của người học” và trong phần nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 tiếp tục khẳng định “ Chú trọng giảm tải chương trình nhằm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lí thuyết, nh về thực hành. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đạo đức của học sinh, sinh viên theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất năng lực của người học”.

Vì vậy việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực phù hợp với chủ trương và là nhiệm vụ của từng GV cũng như của toàn ngành giáo dục nói chung.

2. Giải quyết vấn đề.

2.1. Một số thuật ngữ 2.1.1. Kiểm tra

- Khái niệm: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Nhƣ vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá người học.

243

- Các hình thức kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và Kiểm tra tổng kết.

- Các phương pháp kiểm tra: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

Mỗi hình thức kiểm tra đều có mục đích, phạm vi và đƣợc thực hiện vào những thời điểm khác nhau. Mỗi phương pháp kiểm tra giúp giảng viên (GV) thu thập được lượng thông tin phản hồi khác nhau. Tùy thuộc vào phương pháp kiểm tra giúp người học phát triển năng lực diễn đạt ngôn ngữ hoặc kỹ năng thực hành, thí nghiệm.

2.1.2. Đánh giá

- Khái niệm: Nhận định giá trị. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của người học được thể hiện qua việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó. Vì vậy, Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu, chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc.

- Các hình thức đánh giá:

+ Đánh giá chẩn đoán: được tiến hành trước khi dạy xong một chương hay một vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho GV nắm đƣợc tình hình kiến thức liên quan đã có của người học, những điểm mà người học đã nắm vững, những thiếu sót cần bổ khuyết…để quyết định cách dạy thích hợp.

+ Đánh giá từng phần đƣợc tiến hành nhiều lần trong dạy học nhằm cung cấp những thông tin ngược, qua đó, GV và người học kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.

+ Đánh giá tổng kết đƣợc tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khóa học bằng những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.

2.1.3. Năng lực

Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có hay có thể học đƣợc ở người học … cần vận dụng để giải quyết thành công một nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính s n sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống thay đổi.

Theo quan điểm của Việt Nam, cũng nhƣ nhiều quốc gia đều thống nhất giáo dục cần hình thành và phát triển cho người học hai nhóm năng lực là nhóm năng lực chung (general competencies) và nhóm năng lực chuyên biệt (specific competencies).

Năng lực chung đƣợc chia thành 3 nhóm: nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân (năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý); nhóm năng lực về quan hệ xã hội (năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác); nhóm năng lực công cụ (năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán,….) và năng lực chuyên biệt là năng lực riêng đƣợc hình thành và phát triển ở một lĩnh vực hoặc là năng lực môn học cụ thể.

244

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 239 - 244)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(260 trang)