3.1. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học hiện nay Thực tế hiện nay, mặc dù phương pháp đánh giá đã có nhiều cải tiến tích cực nhƣng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện :
- Hình thức thi và kiểm tra: chƣa phong phú, chủ yếu vẫn là thi và kiểm tra viết.
- Phạm vi thi và kiểm tra: vẫn còn tình trạng một số môn học giới hạn phạm vi quá h p trên một diện rất rộng kiến thức sinh viên đƣợc học, do đó dẫn tới tình trạng sinh viên học tủ, học lệch, học đối phó.
- Nội dung thi và kiểm tra: các câu hỏi thi và kiểm tra còn nhiều trùng lắp, thiếu sáng tạo. Nhiều câu hỏi chủ yếu là tái hiện kiến thức lý thuyết, thậm chí ra đúng nhƣ đề mục trong bài, vì vậy nhiều sinh viên bỏ tiết không đi học nhƣng vẫn thi đƣợc là nhờ học thuộc lòng hoặc quay cóp.
- Vấn đề tùy tiện trong cách đánh giá kết quả học tập. Kết quả là hệ thống điểm số đánh giá khác nhau không chỉ xảy ra ở cấp trường, cấp khoa, bộ môn, mà cả giữa các giáo viên trong từng bộ môn. Trên bình diện xã hội nhiều trường có tên tuổi, có điểm số tuyển sinh đầu vào cao nhƣng lại có điểm số bình quân khá thấp, số sinh viên bị buộc thôi học hàng năm chiếm tỷ lệ khá lớn, trong khi tình hình lại xảy ra ngƣợc lại ở các trường mới hình thành.
- Phương pháp đánh giá sinh viên chưa thực sự động viên sinh viên phấn đấu vươn lên trong học tập. Việc đánh giá sinh viên của mỗi giảng viên chưa thực sự đồng nhất, còn nhiều sai biệt khác nhau, có môn thì quá chặt, có môn thì quá lỏng.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm tra, đánh giá - Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập hoặc các bài kiểm tra truyền thống mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá này người giảng viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng nhƣ tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn nhƣ kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lí các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập, kỹ thuật soạn thảo câu hỏi, nhiệm vụ kiểm tra đánh giá và sử dụng tích hợp chúng trong dạy học.
- T ứ n n t ứ ng về tr n g t quả ọ t p
Việc nhận thức đúng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ giúp cho công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá đi đúng hướng. Nếu mục đích kiểm tra, đánh giá chỉ là đo lường kiến thức sinh viên thu nhận được thì sử dụng các phương pháp truyền thống như tự luận, trắc nghiệm. Nếu mục đích kiểm tra, đánh giá là đo lường kỹ năng thì sử dụng phương pháp thực hành. Nếu mục đích kiểm tra, đánh giá là đo lường
219
năng lực của sinh viên thì cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, hướng đến việc thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp cụ thể trong tương lai. Bởi vậy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo năng lực sẽ giúp thu h p khoảng cách giữa kiến thức sinh viên học được trong trường với những điều đang diễn ra trong cuộc sống thực.
Bên cạnh đó, mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cần đƣợc xác định là nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động học tập của sinh viên. Tức là thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy và giúp sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập.
Ngoài ra, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần đƣợc xác định trong tổng thể quá trình quản lý hoạt động đào tạo của các Trường Đại học.
Nghĩa là đổi mới kiểm tra, đánh giá phải gắn liền với việc đổi mới các mặt hoạt động khác như: Đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy của giảng viên, cách học của sinh viên, công tác chỉ đạo hoạt động đào tạo…
- T ứ b ả t n t ư ng ng t t n n tr n g
Để đảm bảo chất lƣợng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo năng lực thì cần phải thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên. Đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đều nắm đƣợc mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá theo năng lực. Ngoài ra, đề thi, kiểm tra phải đƣợc xây dựng theo đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu của kiểm tra, đánh giá theo năng lực.
- Thứ tư, bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực và tự đánh giá cho học sinh, sinh viên
Phương pháp học tập một cách tự lực và tự đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hóa, phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lí, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm; có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh, sinh viên các phương pháp học tập, tự đánh giá chung và các phương pháp học tập, tự đánh giá trong bộ môn.
4. Kết luận và kiến nghị
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học. Khoa học về kiểm tra, đánh giá trên thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lý luận và thực tiễn, trong khi ở Việt Nam mới đƣợc quan tâm trong những năm gần đây. Đổi mới kiểm tra, đánh kết quả học tập của người học theo hướng tiếp cận năng lực là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học. Tác giả mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, đề xuất như sau:
- Trước hết cần phải có một cuộc cách mạng để thay đổi về mặt nhận thức, cách
220
thức tiếp cận công tác kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học.
- Trong quá trình thực hiện cần phối hợp giữa kiểm tra, đánh giá theo năng lực với kiểm tra, đánh giá truyền thống nhằm đạt đƣợc mục tiêu của học phần hay khóa học đó.
- Xác định giảng viên và người học chịu trách nhiệm chính trong công tác kiểm tra đánh giá, đặc biệt giảng viên có vai trò, trách nhiệm cao trong công tác kiểm tra đánh giá. Do đó cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và phương pháp kiểm tra đánh giá cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Việc đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học hiện nay là một việc làm có tính cấp bách, chúng ta cần phải có sự nghiên cứu kĩ lƣỡng, khoa học rồi mới triển khai thí điểm, để tránh tình trạng ban hành quy chế rồi thay đổi, điều chỉnh. Đồng thời cũng cần phổ biến cụ thể cách kiểm tra đánh giá cho giảng viên và người học để có sự phối hợp tốt giảng viên và người học nhằm mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả nhất trong quá trình đào tạo.
Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, sinh viên chỉ đạt được kết quả cao khi các chủ thể tham gia vào các quá trình này có sự đổi mới, hoàn thiện nhận thức về quan niệm năng lực người học, triết lý dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển năng lực và áp dụng hợp lý các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập vào mỗi môn học.
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Sỹ Anh (2013), T u về tr n g ọ s n v ổ tr n g ọ s n t o ư ng t p n năng , Tạp chí Khoa học ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Ban chấp hành Trung ƣơng (2013). Nghị quy t h i nghị TW 8 khóa XI (29- NQ/TW) về ổi m ăn bản, toàn di n G o ụ v Đ o tạo t Nam, ngày 4 tháng 11 năm 2013.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài li u t p hu n Ki tr n g trong quá trình dạy họ t o ư ng phát tri n năng c họ s n trong trường THPT.
4. PGS.TS. Nguyễn Công Khanh (2014). Ki tr n g trong g o ục (dành cho sinh viên tạ trường o sư p ạm), NXB ĐHSP Hà Nội.
5. Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học - Viện KHGD Việt Nam (2014), Giáo ụ theo ư ng t p n phát tr n năng ngườ ọ Kỷ yếu hội thảo tháng 11/2014.
221
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
HỌC PHẦN KỸ NĂNG MỀM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
ThS. Nguyễn Thanh Phong
Khoa Giáo dục Pháp lu t – KNS Trường C o ẳng Kinh t - Kỹ thu t TP. HCM
1. Đặt vấn đề
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, Nghị quyết số 29-NQ/TW “về ổi m ăn bản, toàn di n giáo dụ v o tạo p ứng yêu cầu công nghi p hóa, hi n ạ ó trong ều ki n kinh t thị trường ịn ư ng xã h i ch ng ĩ v i nh p qu c t ” đã đƣợc Hội nghị trung ƣơng 8 (khóa XI) thông qua.
Theo đó giáo dục đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quốc sách hàng đầu có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nâng cao chất lượng trong các Trường Đại học, Cao đẳng. Nâng cao chất lượng đào tạo là lương tâm và trách nhiệm của mỗi giảng viên và sinh viên.
Mỗi sinh viên lớn lên trong môi trường văn hóa, xã hội khác nhau, hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức cũng khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng phong phú về phong cách học, một số sinh viên xác định rõ động cơ và mục đích nên tích cực, chủ động , một số sinh viên khác lại tỏ ra thụ động, thích im lặng ngồi nghe hơn là tranh luận.
Đa phần sinh viên khi học lên đại học, cao đẳng đều không đƣợc trang bị s n phương pháp học đại học, cao đẳng họ vẫn mang nặng tâm lý và phương pháp học thụ động. Chủ trương của ngành giáo dục vận động giảng viên đối mới phương pháp giảng dạy, người học chuyển từ tư thế bị động ở phương pháp truyền thống “người dạy là trung tâm” sang phương pháp hiện đại “người học là trung tâm”, trong khi người học chưa hề được trang bị phương pháp tích cực, do đó chất lượng dạy – học vẫn chưa đạt yêu cầu của quá trình đổi mới.
Để khắc phục điểm này người dạy phải có các phương pháp tạo hứng thú cho người học, nâng cao tinh thần tự học, tự tìm hiểu, tự giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung bài học, từ đó giảng viên cũng hạn chế đƣợc lối truyền thụ một chiều mang tính cổ điển khó lôi cuốn người học. Có rất nhiều phương pháp để thực hiện được mục tiêu này, như tổ chức cho sinh viên đóng vai, thảo luận, thực hiện các hoạt động ngoại khóa, tổ chức cho sinh viên học theo chuyên đề…Trong đó phương pháp dạy học “nêu vấn đề và giải quyết vấn đề”, phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với cách thức đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình bằng hoạt động đa dạng có thể đem lại rất nhiều hiệu quả.
Theo TS. Lê Văn Hảo, trong số các phương pháp dạy học hiện nay có 10 phương pháp dạy học tích cực vả kiểm tra, đánh giá, tùy thuộc vào môn học, nội dung học phần đối với sinh viên, điều kiện cụ thể của từng nhà trường… để giảng viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá. Trong khuôn khổ bài viết tác giả chỉ tập trung trao đổi phương pháp giảng dạy nêu vấn đề và phương pháp thảo luận nhóm nhằm thúc đẩy sinh viên học tốt hơn.
222