Tuaàn 6
*Đáp án và biểu điểm:
Nhu cầu nước của cây: Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây (5đ)
Nhu cầu muối khoáng của cây: Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất. Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển. Cây cần nhiều loại muối khoáng, trong đó có 3 loại muối khoáng chính là: đạm, lân, kali.(5đ)
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Cây rất cần nước và muối khoáng.Vậy nước và muối khoáng đi vào cây như thế nào? Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu.
Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực
hình thành II. Sự hút nước và
muối khoáng của rễ (17’)
1. Rễ cây hút nước và muối khoáng - Con đường hút nước và muối khoáng hòa tan: từ lông hút qua vỏ tới mạch gỗ.
- Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan
- Sự hút nước và muối khoáng không thể tách rời nhau vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hòa tan trong nước.
Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và muối khoáng
GV cho HS nghiên cứu SGK làm bài tập mục s SGK/T37 GV viết nhanh 2 bài tập lên bảng, treo tranh phóng to hình 11.2 SGK.
HS quan sát kĩ hình 11.2 chú ý đường đi của nước và muối khoáng “ " màu vàng” và đọc phần chú thích.
Sau khi HS đã điền và nhận xét, GV hoàn thiện để HS nào chưa đúng thì sửa.
Gọi HS đọc bài tập đã chữa đúng lên bảng.
GV củng cố bằng cách chỉ lại trên tranh để HS theo dõi.
GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời " câu hỏi:
- Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hoà tan?
- Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau?
HS thảo luận nhóm và trả lời.
GV nhận xét.
Hình thành năng lực quan sát, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây (18’)
Đất trồng, thời tiết, khí hậu là những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây
GV thông báo những điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây: Đất trồng, thời tiết, khí hậu...
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK " trả lời câu hỏi:
1. Đất trồng ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây như thế nào? Cho ví dụ.Em hãy cho biết, địa phương em đất trồng thuộc loại nào?
2. Cày, xới, cuốc đất có lợi gì?
+ Làm đất tơi, xốp, giúp rễ con và lông hút lách vào đất dễ dàng, đất giữ được nước và không khí tạo điều kiện cho vi khuẩn cố định đạm hoạt động.
HS: Thảo luận nhóm.
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK. Trả lời câu hỏi 3. Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng thế nào đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
4. Tại sao mùa đông, cây ở vùng ôn đới thường rụng lá?
Nhiệt độ xuống thấp dưới 0oC, nước đóng băng làm cho rễ
Hình thành năng lực quan sát, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
cây không hút được nước và muối khoáng, không có chất dinh dưỡng nuôi cây, lá cây rụng.
GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi mục s
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung Nhận biết (MĐ 1)
Thông hiểu (MĐ 2)
Vận dụng thấp (MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4) Sự hút nước
và muối khoáng của rễ
Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loại cây trồng
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:
* Câu hỏi và bài tập củng cố: (3’)
Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loại cây trồng
Vì: Phân bón là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng. Tuy nhiên cần phải bón phân hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng vì:
- Trong đất cũng đã chứa đựng một phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Khi bón lượng phân quá lớn, cây dùng không hết sẽ trở thành lượng dư thừa trong đất. Chúng làm thay đổi tính chất của đất theo hướng bất lợi, giết chết các vi sinh vật có lợi, thấm vào nguồn nước ngầm hoặc bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước.
- Mỗi loại phân bón cần được sử dụng cho đúng loại cây trồng với hàm lượng, thời gian và thời điểm phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Lượng phân bón tồn dư trong cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn và có thể gây ngộ độc cho sinh vật sử dụng.
- Mỗi giống cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón phân phải phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phù hợp với điều kiện thời tiết,… để cây có thể hấp thụ tốt nhất và sử dụng hiệu quả
- Bón phân hợp lí giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
* Dặn dò: (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi 2, 3 SGK trang 39.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Giải ô chữ SGK trang 39.
- Chuẩn bị mẫu theo nhóm: củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, vạn niên thanh, cây tầm gửi (nếu có), dây tơ hồng, tranh các loại cây: bụt mọc, cây mắm, cây đước (có nhiều rễ trên mặt đất).
Chuẩn bị bài 12: Biến dạng của rễ.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh:
- Phân biệt 4 loại biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút. Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng.
- Nhận dạng được một số rễ biến dạng đơn giản thường gặp.
- Giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa.
2.Kỹ năng
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh.
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
- Giáo dục lòng yêu thích say mê tìm tòi môn học.
4. Trọng tâm
Phân biệt 4 loại biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút. Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, so sánh, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh hình 12 SGK/ T41
Kẻ bảng tên và đặc điểm của các loại rễ biến dạng SGK tr.40.
2. Học sinh: Mỗi nhóm : củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không... và kẻ bảng trang 40 vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng? Trình bày con đường hút nước và muối khoáng hòa tan của cây.
- Cày, cuốc, xới đất khi trồng, chăm sóc cây có lợi ích gì?
Ngày soạn: 26/09 Ngày dạy: 6B: 02/10 6A: 05/10