SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 6 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 82 - 85)

Tuaàn 15

Giáo viên:

- Bảng phụ bảng SGK tr.88.

- Tranh phóng to hình 26.1 – 26.4.

- Mẫu vật: rau má, sái đất, củ gừng, củ dong ta củ nghệ (có mầm), cỏ gấu, cỏ tranh, củ khoai lang có chồi, lá thuốc bỏng, lá sống đời có mầm,…

Học sinh :

- Kẻ bảng SGK tr.88 vào vở

- Ôn lại kiến thức rễ, thân, lá biến dạng.

- Chuẩn bị mẫu theo nhóm đủ các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên như SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: Ở một số cây có hoa rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có thể tạo thành cây mới. Vậy cây mới đó được hình thành như thế nào?

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực

hình thành 1. Sự tạo thành cây

mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.

(20’)

Một số loại cây trong điều kiện thích hợp (đất ẩm, nơi ẩm…) có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)

Nội dung bảng

Hoạt động 1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.

GV: Treo tranh H26.1; 26.2; 26.3; 26.4 để hs quan sát.

Yêu cầu hs bỏ vật mẫu đã mang đi, đặt lên bàn quan sát.

HS: Thực hiện theo nhóm.

GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: thực hiện yêu cầu mục s SGK trang 87.

HS: Thảo luận theo nhóm:

- Cây rau má khi bò trên đất ẩm ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì? Mỗi mấu thân tách ra có thể thành cây mới không? Vì sao?

- Củ gừng để ở nơi đất ẩm có thể tạo thành cây mới không? Vì sao?

- Củ khoai lang, lá thuốc bỏng khi để nơi ẩm có thể tạo thành cây mới không? Vì sao?

GV: Gợi ý để HS nhớ lại kiến thức cũ (các loại thân biến dạng).

Các câu hỏi trả lời trong nội dung thảo luận  tìm được thông tin mới để hoàn thiện bảng.

- Cho HS điền vào bảng phụ trên bảng.

- Các HS khác nhận xét bổ sung.

GV: Góp ý sửa chữa.

Hình thành năng lực quan sát, so sánh, phân tích mẫu, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

BẢNG Tên cây

Sự tạo thành cây mới Mọc từ phần nào của

cây?

Phần đó thuộc loại cơ quan nào?

Trong ĐK nào?

Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Có đất ẩm

Gừng Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm

Khoai lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm

Lá thuốc bỏng Lá Cơ quan sinh dưỡng Đủ độ ẩm

II. Sinh sản sinh Hoạt động 2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây Hình thành

dưỡng tự nhiên của cây. (15’)

Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)

Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá,….

GV: Yêu cầu HS hoạt động độc lập, thực hiện yêu cầu ở mục s trang 88.

HS: Xem lại bảng ở vở bài tập hoàn thành y/c.

GV: Yêu cầu 1 vài HS đứng lên đọc kết quả.

HS: Một vài HS đọc kết quả, lớp theo dõi, BS.

GV: Chốt ý, cho HS hình thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

? Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?

? Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó (nhất là cỏ gấu) Vậy cần có biện pháp gì? và dựa trên cơ sở khoa học nào để diệt hết cỏ dại?

HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: Hoàn thiện kiến thức, giới thiệu thêm: Cây hoa đá, cỏ tranh, cỏ gấu, sài đất,...

năng lực quan sát, so sánh xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết (MĐ 1)

Thông hiểu (MĐ 2)

Vận dụng thấp (MĐ 3)

Vận dụng cao (MĐ 4) SSSD tự nhiên Một số cây SSSD

tự nhiên Cách diệt cỏ dại

2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

* Câu hỏi và bài tập củng cố: (7’) - HS đọc kết luận ở SGK.

- Hãy kể tên một số cây khác sinh sản bằng thân bò, lá mà em biết.

- Kể tên cây cỏ dại sinh sản bằng thân rễ.

- Muốn diệt cỏ dại, người ta làm cách nào? Vì sao phải làm thế?

* Dặn dò: (2’)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị theo nhóm: ngâm đoạn rau muống ở vườn nhà cho mọc rễ.

- Đọc trước bài: Sinh sản sinh dưỡng do người.

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Học sinh:

- Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do người.

- Trình bày được ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người.

- Phân biệt hình thức giâm, chiết và ghép.

2.Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh.

- Biết giâm, chiết, ghép trên đối tượng cụ thể.

3.Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

- Có ý thức bảo về thực vật, bảo vệ môi trường.

4. Trọng tâm

- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người 5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, so sánh, nhận biết, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- Tranh phóng to hình 27.1 – 27.3

- Mẫu vật: khoai lang, cành dâu tằm, ngọn mía, rau muống, sắn giâm đã ra rễ.

Học sinh :

- Đọc bài trước ở nhà.

Ngày soạn :05/12 Ngày dạy : 10/12

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 6 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w