Tuaàn 22
- HS làm thí nghiệm trước ở nhà theo sự phân công của GV ở tiết trước - Kẻ bảng tường trình theo mẫu SGK tr. 113 vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì?VD?
- Những qủa và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió?VD?
- Con người có giúp cho việc phát tán quả và hạt không? Sự phát tán có lợi gì cho thực vật?
GV nhận xét và cho điểm
*Đáp án và biểu điểm:
- Phát tán nhờ gió có đặc điểm: có cánh hoặc có túm lông, nhẹ (2đ)
VD: quả chò, quả trâm bầu, hạt hoa sữa, hạt bồ công anh… (2đ)
- Phát tán nhờ động vật: Quả thường có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có nhiều gai hoặc nhiều móc. (2đ)
VD: quả trinh nữ, quả thông, quả ké đầu ngựa... (2đ)
- Con người cũng giúp rất nhiều cho sự phát tán của và hạt bằng nhiều cách. Kết quả là các loài cây được phân bố ngày càng rộng và phát triển khắp nơi. (2đ)
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Hạt giống sau thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận. có thể giữ chúng trong một thời gian dài mà không thay đỗi.
Nhưng nếu đem gieo trồng trong 1 điều kiện nhất định thì nó sẽ nãy mầm. Vậy điều kiện đó như thế nào?
Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực
hình thành 1. Thí nghiệm về
những điều kiện cần cho. hạt nảy mầm: (20’) Có 3 điều kiện chủ yếu bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt là: đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp
Ngoài ra, sự nảy mầm của hạt còn
Hoạt động 1. Tìm hiểu thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
a. Thí nghiệm 1.
GV:Yêu cầu các nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm 1 bằng cách lên điền bảng phụ kết quả
Các nhóm HS lần lượt báo cáo kết quả TN 1, các nhóm khác theo dõi.
GV cần giúp HS nhận biết: ở những hạt nảy mầm, đầu rễ và chồi nhú ra khác với những hạt chỉ bị nứt ra trong cốc ngập nước.
GV yêu cầu cá nhân HS xem lại kết qủa đã ghi trong tường trình
-> trả lời câu hỏi ở SGK theo gợi ý của GV:
1. Hãy suy nghĩ xem ở cốc có hạt nảy mầm có những điều kiện bên ngoài nào?
2. Hãy suy nghĩ xem ở cốc có hạt không nảy mầm so với cốc có hạt nảy mầm thì thiếu điều kiện nào?
3. Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện nào?
GV nhận xét b. Thí nghiệm 2.
Yêu cầu nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm 2 Nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm 2
GV yêu cầu HS xem lại kết quả thí nghiệm 2 -> trả lời câu hỏi mục SGK tr.114
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục SGK tr.114 -> trả lời
Hình thành năng lực quan sát, so sánh, nhận biết, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:
hạt chắc, còn phôi, không bị sâu mọt.
câu hỏi: Ngoài 3 điều kiện trên sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc yếu tố nào?
HS đọc thông tin mục SGK tr.114 -> trả lời câu hỏi đạt:
Ngoài ra, sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.
GV chốt ý, cho HS ghi bài.
GDMT: Biết cách bảo quản hạt giống để đảm bảo chất lượng nãy mầm và nắm được những điều kiện giao trồng để đảm bảo năng suất cây gieo.
2. Những hiểu biết về diều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất?(15’)
Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu những hiểu biết về diều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất?
GV yêu cầu HS căn cứ vào điều kiện nảy mầm của hạt, thảo luận giải thích lí do các biện pháp kĩ thuật đã nêu ở SGK tr.114
Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
Khi gieo hạt phải:
- Làm đất tơi, xốp -> đủ không khí cho hạt nảy mầm tốt - Gieo hạt bị mưa to ngập úng -> tháo nước để thoáng khí.
- Phủ rơm khi trời rét -> giữ nhiệt độ thích hợp
- Phải bảo quản tốt hạt giống -> vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được
- Gieo hạt đúng thời vụ -> hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất.
GV hoàn chỉnh ý, cho HS ghi bài
Hình thành năng lực quan sát, so sánh, nhận biết, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung Nhận biết
(MĐ 1) Thông hiểu
(MĐ 2) Vận dụng thấp
(MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4) Những điều
kiện cần cho hạt nảy mầm
Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:
* Câu hỏi và bài tập củng cố: (2’) - Cho HS đọc kết luận cuối bài.
- Trả lời câu hỏi: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm Có 3 điều kiện chủ yếu bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt là: đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra, sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống: hạt chắc, còn phôi, không bị sâu mọt.
* Dặn dò: (2’)
STT Điều kiện thí nghiệm Kết quả thí nghiệm
Cốc 1 10 hạt đỗ đen để khô Không nảy mầm
Cốc 2 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước Không nảy mầm
Cốc 3 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm Nảy mầm
Cốc 4 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm, để trong hộp xốp đựng đá Không nảy mầm
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
Trả lời câu hỏi 1. Cốc 3 của thí nghiệm 1 được sử dụng làm cốc đối chứng. Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí, chỉ khác nhau về điều kiện nhiệt độ. Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác nhưng nếu quá lạnh thì hạt cũng không nảy mầm được. Vậy hạt nảy mầm còn cần nhiệt độ thích hợp.
Trả lời câu hỏi 3: Thí nghiệm được thiết kế như sau: làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài: số lượng hạt, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, chỉ khác về chất lượng hạt giống.
Cốc 1 hạt giống tốt
Cốc 2 hạt giống bị mọt ăn, sứt sẹo Cốc 3 hạt giống bị lép
- Đọc phần Em có biết ?
- Ôn tập từ chương II đến chương VII.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh:
- Hệ thống hóa được những kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan ở cây có hoa - Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống, tạo thành một cơ thể toàn vẹn.
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết.
- Kỹ năng làm việc độc lập, hoạt động nhóm
- Rèn luyện kỹ năng giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt.
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
- Giáo dục ý thức BV thiên nhiên, cải tạo môi trường sống.
4. Trọng tâm
- Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, so sánh, nhận biết, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - Tranh phóng to hình 36.1: sơ đồ cây có hoa - Bảng phụ kẻ khung trang 116 SGK
Học sinh: - Vẽ hình 36.1 sơ đồ cây có hoa
- Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Ngày soạn :24/01 Ngày dạy : 6B: 29/01 6A: 30/01