CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 6 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 88 - 91)

Chương VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH

Bài 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA

Tuaàn 16

2. Kiểm tra bài cũ: (7’)

?1 Giâm cành là gì? Kể tên một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành? Cành của những cây này có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được?

?2 Chiết cành là gì? Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt?

?3 Em hiểu thế nào là ghép cây? Có mấy cách ghép cây?

GV nhận xét và cho điểm Đáp án và biểu điểm:

?1: (4đ) + Giâm cành là cắt đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm sau một thời gian thì từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mọc chồi phát triển thành cây.

+ Một số cây được trồng bằng cách giâm cành là sắn, dâu, khoai lang, rau muống, rau ngót ...

Cành của các cây này có đặc điểm chóng bén rễ và mọc chồi.

?2:( 4đ) + Chiết cành là (cắt một khoanh vỏ, tạo bàu) làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ, rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

+ Rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phìa trên của vết cắt vì: khoanh vỏ đã cắt bỏ gồm cả mạch rây của cành đó, chất hữu cơ do lá chế tạo ở phần trên không thể chuyển qua mạch rây đã bị cắt xuống dưới, nên tích lại ở đó. Do có độ ẩm của bầu đất bao quanh đã tạo điều kiện cho sự hình thành rễ ở đó.

?3: (2đ) Ghép cây là dùng bộ phận sinh dưỡng ( mắt, chồi, cành ghép) của cây này gắn vào cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. Có 2 cách ghép: ghép mắt, ghép cành.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Vậy hoa có cấu tạo phù hợp với chức năng sinh sản như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu.

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực

hình thành 1. Các bộ phận của

hoa: (20’)

Hoa gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhụy. Hoa còn có cuống và đế.

- Đài và tràng bao bọc phía bên ngoài hoa.

Tùy theo từng loại cây, cánh hoa có màu sắc khác nhau .

- Mỗi nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn. Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn - Nhụy gồm đầu, vòi, bầu nhụy, noãn nằm bên trong bầu nhụy.

Hoạt động 1. Các bộ phận của hoa.

GV cho HS quan sát tranh phóng to hình 28.1 SGK, trao đổi nhóm để trả lời các hỏi:

+ Hoa bưởi gồm những bộ phận nào ?

HS thảo luận nhóm và cử đại diện ttrả lời các câu hỏi GV đặt ra.

+ Hoa bưởi gồm những bộ phận: cuống hình trụ, đầu cuống phình to thành đế hoa, trên đế hoa có một vành xanh lục màu trắng làm thành tràng hoa, thiếp theo tràng là các nhị, chính giữa hoa là nhuỵ.

- Tiếp đó, GV cho từng nhóm HS lấy một nhị hoa quan sát và đối chiếu với tranh phóng to hình 28.2 SGK để trả lời câu hỏi:

+ Nhị hoa gồm những bộ phận nào : + Hạt phấn nằm ở đâu ?

GV nhận xét, bổ sung và chính xác hoá đáp án: Nhị hoa bao gồm chỉ nhị dài, bao phấn màu vàng. Hạt phấn màu vàng nằm trong bao phấn.

- Cuối cùng, GV yêu cầu HSquan sát nhuỵ hoa (cắt ngang bầu nhuỵ để thấy noãn ), đối chiếu với tranh phóng to hình 28.3 SGK, để trả lời câu hỏi:

+ Nhuỵ gồm những bộ phận nào ? + Noãn nằm ở đâu ?

Hình thành năng lực quan sát, so sánh, phân tích mẫu, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

2. Chức năng các bộ Hoạt động 2. Chức năng các bộ phận của hoa Hình thành

phận của hoa: (12’) - Đài và tràng làm thành bao hoa để bảo vệ nhị và nhụy

- Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục dực.

Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.

=> Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

GV gọi HS đọc mục  SGK.tr.95 và trả lời câu hỏi 1. Tế bào sinh dục đực của hoa nằm ở đâu? Thuộc bộ phận nào của hoa?

2. Tế bào sinh dục cái của hoa nằm ở đâu? Thuộc bộ phận nào của hoa?

3. Có còn những bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục đực và cái nữa không?

4. Vậy những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản là chủ yếu?

5. Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhụy? Chúng có chức năng gì?

HS đọc to mục  SGK.tr.95 và trả lời đạt:

1. Nằm trong hạt phấn của nhị 2. Nằm trong noãn của nhụy 3. Không có.

4. Nhị và nhụy

5. Đài và tràng bao bọc lấy nhị và nhụy để bảo vệ nhị và nhụy

GV chốt lại kiến thức -> cho HS ghi bài.

- Nếu còn thời gian, GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát.

* GDMT: Không bẻ hoa, có ý thức trồng và chăm sóc hoa

năng lực quan sát, so sánh, phân tích mẫu, xử lý thông tin để trả lời câu hỏi vận dụng vào cuộc sống.

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết

(MĐ 1) Thông hiểu

(MĐ 2) Vận dụng thấp

(MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4) Cấu tạo và chức

năng của hoa

Các bộ phận của hoa 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

* Câu hỏi và bài tập củng cố: (3’) Trình bày các bộ phận của hoa?

Hoa gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhụy. Hoa còn có cuống và đế.

- Đài và tràng bao bọc phía bên ngoài hoa. Tùy theo từng loại cây, cánh hoa có màu sắc khác nhau .

- Mỗi nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn. Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn - Nhụy gồm đầu, vòi, bầu nhụy, noãn nằm bên trong bầu nhụy.

* Dặn dò: (2’)

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách. Làm bài tập 2 SGK tr.95

- Chuẩn bị hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa.

- Mỗi HS kẻ sẵn bảng SGK tr.97 vào vở

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- Phân biệt được hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

- Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.

2.Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3.Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.

4. Trọng tâm

Phân biệt các loại hoa dựa trên bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, so sánh, nhận biết, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- Vật mẫu: Các loại hoa có ở địa phương. Tranh các loại hoa - Tranh phóng to hình 29.1 - 2 SGK

Học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Chuẩn bị một số loại hoa. Tranh các loại hoa - Kẻ sẵn bảng SGK tr.97 vào vở

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (7’)

Trình bày các bộ phận và chức năng của hoa?

GV nhận xét và cho điểm Đáp án và biểu điểm:

*Các bộ phận của hoa: (5đ)

Ngày soạn: 12/12 Ngày dạy: 17/12

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 6 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w