Tuaàn 11
- Những đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, so sánh, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 19.1-19.5 SGK. Một số mẫu vật.
2. Học sinh: Chuẩn bị một số loại cành: hồng, dâm bụt, trúc đào, ổi, rau cải, tre, nứa, cỏ nhọ nồi, rau muống, me,....
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới:
* Giới thiệu: GV đặt câu hỏi và gọi HS trả lời: Cơ quan sinh dưỡng của cây gồm những bộ phận nào? Chúng có nhiệm vụ gì?
Từ câu trả lời của HS GV dẫn vào bài: “Qua 2 chương trước, chúng ta đã học về thân, rễ và biết sơ về lá là có chức năng quang hợp. Vậy thì cấu tạo của lá như thế nào để đảm nhận được chức năng đó?
Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực
hình thành 1.
Đặc điểm bên ngoài của lá (25’) Lá gồm có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân.
a. Phiến lá:
Phiến lá có hình bản dẹt, là phần rộng nhất, có màu lục � hứng được nhiều ánh sáng.
b. Gân lá:
Có 3 loại gân lá:
- Gân hình mạng.
- Gân song song.
- Gân hình cung.
c. Lá đơn, lá kép Có 2 loại lá:
- Lá đơn: Mồng tơi - Lá kép: Khế,
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá
* GV kiểm tra công tác chuẩn bị mẫu của mỗi nhóm
* GV yêu cầu HS quan sát hình 19.1SGK tr.61 và căn cứ vào kiến thức bản thân � trả lời câu hỏi: Lá có những bộ phận nào?
a. Phiến lá:
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.61 và hướng dẫn HS quan sát mẫu bằng cách gọi HS nêu cách quan sát.
GV yêu cầu nhóm HS tiến hành quan sát mẫu của nhóm HS đọc thông tin� nêu cách quan sát mẫu: Hình dạng, kích thước, màu sắc của phiến lá, diện tích phiến so với cuống.
GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả quan sát.
?Từ đó các em có kết luận gì?
GV hỏi: Tác dụng của phiến lá?
GV cho HS ghi bài b. Gân lá:
GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc thông tin SGK tr.62, kết hợp với quan sát mẫu vật.
GV kiểm tra từng nhóm bằng cách đặt câu hỏi với từng mẫu vật nhóm.
GV hỏi: Ngoài những lá mang đi còn những lá nào có kiểu gân như thế.
c. Lá đơn, lá kép
GV yêu cầu HS quan sát mẫu, kết hợp với SGK -> phân biệt được lá đơn, lá kép.
GV yêu cầu HS phân biệt lá dâm bụt, lá phượng, lá khế,
Hình thành năng lực quan sát, so sánh, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
phượng lá mồng tơi, lá hoa hồng lá nào là lá đơn? Lá nào là lá kép?
GV yêu cầu HS xác định cuống chính của lá trên mẫu vật GV yêu cầu HS phân loại lá đơn, lá kép trong những lá GV đã chuẩn bị.
GV rút kết luận, cho HS ghi bài.
2.
Các kiểu xếp lá trên thân và cành (15’)
+ Có 3 kiểu xếp lá trên cây (cành) : Mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
+ Lá ở hai mấu liền nhau mọc so le nhau, nhờ đó tất cả các lá trên cành đều có thể nhận được nhiều a/sáng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu xếp lá trên thân và cành
GV yêu cầu HS quan sát cách xếp lá trên cành của lá ổi, trúc đào, dâm bụt -> điền vào bảng thông tin SGK tr.63 GV gọi HS đọc nhận xét
GV hỏi: Có mấy cách xếp lá trên cành, thân? 3 cách.
1. Dù mọc đối, cách hay vòng nhưng cách mọc lá trên cành có chung điểm nào?
2. Cách mọc như thế có tác dụng gì?
HS trả lời đạt:
1. Lá mọc so le nhau.
2. Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng quang hợp.
GV chốt ý, cho HS ghi bài
Hình thành năng lực quan sát, so sánh, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung Nhận biết
(MĐ 1) Thông hiểu
(MĐ 2) Vận dụng thấp
(MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4) Đặc điểm bên
ngoài của lá
Các loại gân lá, lá đơn,lá kép.
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:
* Câu hỏi và bài tập củng cố: (3’)
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng 1. Trong các lá sau đây nhóm những lá nào có gân song song:
a. Lá hành, lá nhãn, lá bưởi b. Lá rau muống, lá cải c. Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ d. Lá tre, lá lúa, lá cỏ.
2. Trong các lá sau đây, những nhóm lá nào thuộc lá đơn:
a. Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu b. Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt c. Lá ổi, lá dâu, lá trúc nhật d. Lá hoa hồng, lá phượng, lá khế.
* Dặn dò: (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”. Chuẩn bị bài sau: Cấu tạo trong của phiến lá.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh biết được:
- Cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.
2.Kỹ năng
Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
3.Thái độ
- Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh.
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
4. Trọng tâm
- Cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, nhận biết, hoạt động nhóm, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to H20.1-20.4. Bảng phụ.
2. Học sinh : Sách giáo khoa, vở ghi.
Ngày soạn: 01/11 Ngày dạy: 6B: 06/11 6A: 09/11