TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 6 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 125 - 128)

Tuaàn 23

- Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì?

- Vận dụng những điều kiện cần cho hạt nãy mầm như thế nào trong sản xuất?

GV nhận xét và cho điểm

*Đáp án và biểu điểm:

*Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm: (5đ)

- Có 3 điều kiện chủ yếu bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt là: đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp

- Ngoài ra, sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống: hạt chắc, còn phôi, không bị sâu mọt.

Những hiểu biết về diều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng trong sản xuất: (5đ)

Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài (1’): Cây có nhiều cơ quan giống nhau, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng. Vậy chúng hoạt động như thế nào để tạo thành một thể thống nhất. Đó chính là câu hỏi mà bài học này cần giải đáp?

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực

hình thành I. Cây là một thể

thống nhất (14’) 1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa.

Cây xanh có hoa có 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng và đều có cấu tạo phù hợp với chức năng đó.

Hoạt động 1. Tìm hiểu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa.

GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng SGK tr.116

-> làm bài tập mục SGK tr.116.

GV treo tranh câm hình 36.1 SGK tr.116 -> gọi HS lần lượt điền:

HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng SGK tr.116 ->

làm bài tập mục SGK tr.116 HS lên điền tranh câm.

1/ Tên các cơ quan của cây có hoa?Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.

2/ Đặc điểm cấu tạo chính? Các chức năng chính của mỗi cơ quan? Rễ: a, 6. Thân: b, 4. Lá: e, 2. Hoa: d, 3.

Quả: c, 1.

Hạt: g, 5

(GV gợi ý: dựa vào bảng SGK trang 116) GV yêu cầu học sinh khác nhận xét – bổ xung.

3. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan?

GV gợi ý: Cây có hoa có nhiều cơ quan, mổi cơ quan của cây đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng, vậy giữa các chức năng có quan hệ với nhau không và quan hệ như thế nào?

HS: Thảo luận nhóm để tìm ra mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng:  Cây có hoa có nhiều cơ quan mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng

Hình thành năng lực quan sát, so sánh, nhận biết, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có

Hoạt động 2. Tìm hiểu sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa

GV yêu cầu HS đọc thông tin mục SGK tr.117, trả lời

Hình thành năng lực quan sát, so

hoa. (15’)

Các cơ quan của cây xanh có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau

 tạo cho cây thành một thể thống nhất.

Nếu tác động vào 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng tới cơ quan khác và toàn cây

câu hỏi.

- GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi:

+ Thông tin thứ 1.

1. Thông tin cho ta biết những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng?

GV gợi ý: - Vậy không có rễ hút nước và muối khoáng thì lá có chế tạo được chất hữu cơ không?

- Không có thân thì chất hữu cơ do lá chế tạo có chuyển được đến nơi khác không?

- Có thân, có rễ nhưng không có lá thì cây có chế tạo được chất hữu cơ không? Ở những cây không có lá thì thân, cành có biến đổi như thế nào để thực hiện chức năng thay lá?

+ Thông tin 2 và 3: Khi hoạt động của một số cơ quan giảm đi hay tăng cường có ảnh hưởng gì đến hoạt động của các cơ quan khác?

HS đọc thông tin mục SGK tr.117, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV.

GV: kết luận.

sánh, nhận biết, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết

(MĐ 1) Thông hiểu

(MĐ 2) Vận dụng thấp

(MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4) Tổng kết về

cây có hoa Liên hệ thực tế

về rau trồng 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

* Câu hỏi và bài tập củng cố: (7’) Cho HS giải ô chữ trang 118/SGK

Trả lời câu hỏi 3: Rau là một loại cây cần nhiều nước, nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng.

Thiếu nước và muối khoáng sự quang hợp của lá sẽ giảm, chế tạo được ít chất hữu cơ, lá không thể xanh tốt. Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu cơ nên chậm lớn, cây sẽ bị còi cọc dẫn đến năng suất thu hoạch thấp.

* Dặn dò: (2’)

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.

- Tìm hiểu đời sống cây ở nước, sa mạc, nơi lạnh.

- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 cây bèo tây, cây rong đuôi chó

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Học sinh:

- Biết được giữa cây xanh và môi trường có mối liên quan chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống

- Nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau (dưới nước, trên cạn, ở sa mạc, bãi lầy ven biển)

- Thấy được sự thống nhất giữa cây xanh với môi trường 2.Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết.

- Kỹ năng làm việc độc lập, hoạt động nhóm.

3.Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ thiên nhiên - Giáo dục phát triển cây xanh ở địa phương

4. Trọng tâm

- Đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau (dưới nước, trên cạn, ở sa mạc, bãi lầy ven biển)

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, so sánh, nhận biết, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- Tranh phóng to 36.2 – 5.

- Mẫu cây bèo tây, rong đuôi chó.

Học sinh :

- Đọc bài trước ở nhà.

- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 cây bèo tây, cây rong đuôi chó.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?

Ngày soạn :10/02

Ngày dạy : 15/02

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 6 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w