GV nhận xét và ghi điểm
*Đáp án và biểu điểm:
?1. Thực vật giúp điều hoà khí hậu, làm không khí trong lành, mát mẽ, cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, làm tăng lượng mưa trong khu vực. (5đ)
?2. Vì cây xanh giúp cân bằng lượng oxi và cacbonic, giúp điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường. (5đ)
1. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (mở đầu) – 2’
- Mục tiêu: Đặt ra vấn đề để vào bài mới
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân ( vấn đáp – đàm thoại) - Phương tiện dạy học: Giáo án, sgk
- Sản phẩm: Dự đoán nguyên nhân dẫn đến các thiên tai như hạn hán, lũ lụt…
- Nội dung hoạt động 1:
GV: Chúng ta thường phải đương đầu với các thiên tai như hạn hán, lũ lụt… vậy nguyên nhân góp phần vào sự lớn mạnh của những thiên tai đó là do đâu?
HS: Trả lời
GV: Vậy để xem những nguyên nhân của bạn đưa ra có chính xác hay không thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc giữ đất, chống xói mòn.- 13’
- Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ( xói mòn) Thấy được vai trò của thực vật trong việc giữ đất, chống xói mòn.
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân - Phương tiện dạy học: Giáo án, sgk, tranh ảnh
- Sản phẩm: HS nêu được được vai trò của thực vật trong việc giữ đất, chống xói mòn - Nội dung hoạt động 2:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV hướng dẫn HS quan sát tranh 47.1 (chú ý
vận tốc nước mưa) -> trả lời câu hỏi:
1.Vì sao khi có mưa, lượng chảy ở hai nơi khác nhau?
2. Điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở trên đồi trọc khi có mưa? Giải thích tại sao?
GV bổ sung nếu cần.
GV cung cấp thêm thông tin về hiện tượng xói lở ở các bờ sông, bờ biển.
GV yêu cầu từ những vấn đề trên em hãy rút ra kết luận về vai trò của thực vật ?
GV chốt ý, cho HS ghi bài.
GDMT: TV, đặc biệt là TV rừng, có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây nên, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất.
HS quan sát tranh 47.1 (chú ý vận tốc nước mưa) -> trả lời câu hỏi:
1. Lượng chảy của dòng nước mưa ở nơi có rừng yếu hơn vì tán lá đã cản bớt một phần lớn lượng nước mưa rơi xuống, và nước mưa chảy xuống theo thân cây chứ không phải rơi thẳng xuống đất.
2. Khi có mưa, đất bị xói mòn vì không có cây cản bớt tốc độ nước chảy và giữ đất.
* Kết luận:
1.
Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn.
Thực vật, đặc biệt là rừng giúp giữ đất, chống xói mòn.
HOẠT ĐỘNG 3: Vai trò của thực vật trong việc góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán - 10’
- Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ( hạn hán, lũ lụt,..). Thấy được vai trò của thực vật trong việc góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán.
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động theo nhóm - Phương tiện dạy học: Giáo án, sgk, tranh ảnh
- Sản phẩm: HS thảo luận trả lời được các câu hỏi để tìm ra vai trò của thực vật trong việc góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán.
- Nội dung hoạt động 3:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV cho HS xem thông tin, tranh ảnh về lũ lụt,
hạn hán -> hướng dẫn HS thảo luận, tìm thông tin trả lời câu hỏi để giải thích nguyên nhân:
1. Nếu đất thì xói mòn ở vùng đồi trọc thì điều gì sẽ xảy ra tiếp đó?
2. Kể một số địa phương bị ngập lụt và hạn hán ở Việt nam?
3. Tại sao có hiện tượng ngập lụt và hạn hán ở nhiều nơi?
GV hoàn chỉnh câu trả lời.
GV lưu ý: Mặc dù phần này không đề cập đến vai trò của thực vật, nhưng cần cho HS thấy do hậu quả của nạn xói mòn (mà nguyên nhân chính là do mất rừng tức là không có vai trò giữ đất của cây) nên gây ra tiếp theo nạn lụt ở vùng thấp và hạn hán tại chỗ. Đó là hậu quả có tính chất dây chuyền từ việc mất rừng gây nên.
Từ đó thấy được vấn đề ngược lại: nếu có rừng thì những hiện tượng trên được hạn chế ->
nhận ra vai trò của thực vật.
- GDMT: TV, đặc biệt là TV rừng, có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây nên, thân cây chia nhỏ dòng nước chảy nên hạn chế được lũ lụt, hệ rễ có tác dụng giữ nước nên hạn chế hạn hán.
HS xem thông tin, tranh ảnh về lũ lụt, hạn hán -> thảo luận tìm thông tin để giải thích nguyên nhân:
1. Hậu quả: Nạn lụt ở vùng thấp. Hạn hán tại chỗ
2. Nạn ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Trung. Nạn hạn hán ở các tỉnh miền núi hay trung du.
3. HS tự giải thích
* Kết luận:
2. Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán.
Thực vật đã góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán.
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm - 10’
- Mục tiêu: Thấy được vai trò của thực vật trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân - Phương tiện dạy học: Giáo án, sgk, tranh ảnh
- Sản phẩm: HS liên hệ thực tế tìm ra vai trò của thực vật trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Nội dung hoạt động 4:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục SGK HS đọc thông tin mục SGK tr.151, liên hệ
tr.151, liên hệ thực tế tại địa phương -> rút ra vai trò bảo vệ nguồn nước của thực vật.
GDMT: TV, TV rừng, có hệ rễ giữ đất, tán lá cây cản bớt ánh sáng nên hạn chế sự bốc hơi nước nên giữ được nguồn nước ngầm tránh hạn hán.
thực tế tại địa phương -> rút ra vai trò bảo vệ nguồn nước của thực vật
* Kết luận:
3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm 3. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố - 3’
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời được câu hỏi - Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Phương pháp động não - Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: Giáo án, sgk - Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi - Nội dung hoạt động 5:
- GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ sgk.
- GV y/c HS làm bài tập: Khoanh tròn chữ cái đầu đáp án đúng:
1. Ở vùng bờ biển, người ta phải trồng rừng phía ngoài để làm gì?
A. Hạn chế lũ lụt, hạn hán B. Bảo vệ mạch nước ngầm C. Giữ đất, chống xói mòn 2. Thực vật có vai trò gì đối với nguồn nước?
A. Giữ nước ngầm B. Hút nước C. Đẩy nước 3. Để hạn chế lũ lụt, hạn hán cần làm gì?
A. Trồng rau B. Trồng rừng C. Chặt rừng 5. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk.
- Coi trước bài 48: Vai trò của TV đối với ĐV & đối với con người.
Y/c : Nêu được ví dụ khác nhau về vai trò cc thức ăn của TV đối với ĐV và con người
Ngày dạy: 05/04
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
* Kiểm tra bài cũ: (5’)
Điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở trên đồi trọc khi có mưa? Giải thích tại sao?
GV nhận xét và ghi điểm
*Đáp án và biểu điểm:
Khi có mưa, đất bị xói mòn vì không có cây cản bớt tốc độ nước chảy và giữ đất.
1. KHỞI ĐỘNG
TIẾT 3 (Tiết 60) – Bài 48: