THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 6 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 110 - 113)

Tuaàn 20 Tieát

3.Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ thiên nhiên 4. Trọng tâm

- HS hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.

- Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa và thành quả và hạt sau khi thụ tinh.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, so sánh, nhận biết, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Tranh phóng to hình 31.1.

Học sinh : Đọc bài trước ở nhà, vẽ hình 31.1 vào vở học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5đ)

- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?

- Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết?

GV nhận xét và cho điểm

*Đáp án và biểu điểm:

1. Đặc điểm cua hoa thụ phấn nhờ gió (5đ) - Hoa thường tập trung ở ngọn cây.

- Bao hoa thường tiêu giảm.

- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lũng lẳng. Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ.

- Đầu nhụy dài, có nhiều lông.

2. Trong những trường hợp sau thụ phấn nhờ người là cần thiết: (5đ) + Khi sự thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió gặp khó khăn

+ Khi muốn tăng khả năng cho quả và hạt, người ta chủ động thụ phấn cho hoa hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn

+ Khi muốn tạo ra những giống lai mới theo ý muốn, con người đã chủ động thực hiện giao phấn giữa những giống cây khác nhau để kết hợp được nhiều đặc tính tốt vào giống mới 3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Tiếp theo hiện tượng thụ phấn sẽ tới hiện tượng gì? Hạt và quả được tạo ra như thế nào? Bài học hôm nay cô và trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực

hình thành 1. Hiện tượng nảy

mầm của hạt phấn.

(10’)

Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. mỗi hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một ống phấn. TBSD đực được chuyển đến đầu

Hoạt động 1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.

GV hướng dẫn HS quan sát hình 31.1.

- Gọi HS đọc to thông tin mục  SGK tr.103 GV yêu cầu HS mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?

HS quan sát hình 31.1 theo sự hướng dẫn của GV HS đọc to thông tin mục  SGK tr.103.

HS mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn kết hợp chỉ tranh.

GV chốt lại kiến thức.

Hình thành năng lực quan sát, xử lý thông tin

ống phấn.

2. Thụ tinh. (12’) Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử.

Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.

Hoạt động 2. Thụ tinh

GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 31.1, đọc thông tin mục

 SGK tr.103

GV hướng dẫn HS khai thác thông tin bằng cách đặt câu hỏi:

1. Sự thụ tinh xảy ra tại bộ phận nào của hoa?

2. Sự thụ tinh là gì?

3. Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?

HS quan sát hình 31.1, đọc thông tin mục  SGK tr.103

HS thảo luận, trả lời

1. Sự thụ tinh xảy ra ở noãn.

2. Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.

3. Vì sự thụ tinh có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái

GV nhận xét -> chốt lại ý chính và nhấn mạnh: sự sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính.

GV mở rộng: Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?

HS trả lời: Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm.

Vậy thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra.

Hình thành năng lực quan sát, so sánh, nhận biết, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

3. Kết hạt và tạo quả.

(13’)

Sau khi thụ tinh:

+ Hợp tử phát triển thành phôi.

+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.

+ Bầu phát triển thành quả chứa hạt.

+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (một số ít loài cây ở quả còn dấu tích của một số bộ phận của hoa).

Hoạt động 3. Kết hạt và tạo quả

GV yêu cầu HS đọc thông tin mục  SGK tr.103 ->

trả lời câu hỏi:

1. Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?

2. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt?

3. Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì?

HS đọc thông tin mục  SGK tr.103 -> trả lời câu hỏi:

1. Hạt do noãn của hoa tạo thành.

2. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi.

3. Bầu phát triển thành quả chứa và bảo vệ hạt.

GV nhận xét, chốt lại ý chính

GV mở rộng: Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa? Tên bộ phận đó?

HS trả lời:

+ Phần đài của hoa vẫn còn lại trên quả như cà chua, hồng, ổi, thị, hồng xiêm,…

+ Phần đầu nhụy, vòi nhụy như chuối, ngô,…

Hình thành năng lực xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH

1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết (MĐ 1)

Thông hiểu (MĐ 2)

Vận dụng thấp (MĐ 3)

Vận dụng cao (MĐ 4) Thụ tinh, kết

hạt và tạo quả Biết được khái niệm thụ tinh, sự phát triển của noãn

So sánh hiện tượng

thụ phấn và thụ tinh Mục đích việc con người đã sử dụng nhiều biện pháp để ngăn cản sự thụ tinh

2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

* Câu hỏi và bài tập củng cố: (3’)

Câu 1: Thụ tinh là gì? Sau khi thụ tinh thì hợp tử, noãn, bầu sẽ phát triển thành những bộ phận nào của cây?

Đáp án: Sau khi thụ tinh thì hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu phát triển thành quả chứa hạt.

Câu 2. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?

Đáp án:

- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại noãn tạo thành hợp tử.

- muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng đk hạt phấn phải nảy mầm.

Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.

Câu 3. Con người đã sử dụng nhiều biện pháp để ngăn cản sự thụ tinh nhằm mục đích gì?

Đáp án: Tạo ra nhiều giống cây không có hạt như: cà chua, nho, cam, quýt...

* Dặn dò: (1’)

Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.

Đọc phần Em có biết ?

Chuẩn bị bài tiếp theo và quan sát trước các loại quả ở nhà theo yêu cầu của SGK.

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức Học sinh:

- Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau.

- Biết chia các nhóm quả chính dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả: Nhóm quả khô và nhóm quả thịt và các nhóm nhỏ hơn: Hai loại quả khô và hai loại quả thịt.

2.Kỹ năng

- Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào kỹ năng sống như: Hợp tác nhóm, trao đỗi thảo luận trong nhóm, trình bày trước đám đông. Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến, tận dụng quả và hạt sau thu hoạch.

3.Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn

Ngày soạn: 10/01 Ngày dạy: 6B: 14/01 6A: 16/01

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 6 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w