Tuaàn 11 Tieát
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
?1: Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?
?2: Có bao nhiêu loại lá, nêu đặc điểm của từng loại?
GV nhận xét và cho điểm Đáp án và biểu điểm:
?1: - Phiến lá là bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng. (2,5đ) - Có 3 kiểu xếp lá trên cây, giúp lá nhận được nhiều ánh sáng. (2,5đ)
?2: Có 2 loại lá.
- Lá đơn: có cuốn nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuốn chỉ mang một phiến, cả cuốn và phiến cùng rụng một lúc. (2,5đ)
- Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến.(2,5đ) 3. Bài mới:
* Giới thiệu: Vì sao lá có thể tự chế tạo chất dinh dưỡng cho cây? Ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi đã hiểu rõ cấu tạo trong của phiến lá.
Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực
hình thành 1. Biểu bì (10’)
Lớp tế bào biểu bì có vách ngoài dày dùng để bảo vệ, có nhiều lỗ khí để trao đổi khí và thoát hơi nước.
Hoạt động 1: Biểu bì
GV: treo tranh phóng to hình 20.2 - 3SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em tìm hiểu SGK để trả lời các câu hỏi SGK trang 65.
GV: Yêu cầu HS thảo luận toàn lớp.
HS: Nghiên cứu, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
GV: Chốt lại kiến thức đúng.
GV: Có thể giải thích thêm về hoạt động đóng mở lỗ khí khi trời nắng và khi râm.
- Tại sao lỗ khí thường tập trung nhiều ở mặt dưới của lá?
HS trả lời: Vách tế bào biểu bì ở mặt trên dày hơn so với mặt dưới ( hạn chế thoát hơi nước) do đó có ít hoặc không có lỗ khí.
Hình thành năng lực quan sát, nhận biết, hoạt động nhóm, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
2. Thịt lá (12’)
* Giống nhau: Các tế bào thịt lá đều chứa nhiều lục lạp.
* Khác nhau:
Hoạt động 2: Thịt lá
GV: treo tranh phóng to hình 20. 4 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em đọc SGK để thực hiện SGK.
GV lưu ý HS : Khi so sánh cần chú ý tới hình dạng, cách sắp xếp tế bào và số lượng lục lạp trong tế bào.
HS quan sát tranh, đọc SGK, trao đổi nhóm và cử đại diện trả lời các câu hỏi.
- Những điểm khác nhau giữa 2 lớp tế bào thịt lá nêu trên
( Bảng sau)
Hình thành năng lực quan sát, so sánh, nhận biết
Đặc điểm Tế bào thịt lá phía trên Tế bào thịt lá phía dưới Hình dạng tế bào
Cách xếp tế bào Lục lạp
Tế bào dài Xếp sít nhau
Nhiều lục lạp hơn và xếp
Tế bào tròn
Xếp không sít nhau
Ít lục lạp hơn, xếp lộn xôn trong tế bào.
Chức năng theo chiều thẳng đứng
Chế tạo chất hữu cơ Chứa và trao đổi khí 3. Gân lá (8’)
- Gân lá gồm các bó mạch (mạch rây và mạch gỗ).
- Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng vận chuyển các chất.
Hoạt động 3: Gân lá
GV: Yêu cầu HS quan sát lại tranh phóng to hình 20.4 SGK và nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi:
+ Gân lá gồm những gì?
+ Chức năng của gân lá?
Hình thành năng lực quan sát và trả lời câu hỏi.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung Nhận biết
(MĐ 1) Thông hiểu
(MĐ 2) Vận dụng thấp
(MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4) Cấu tạo trong
của phiến lá Cấu tạo bên trong của phiến lá
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:
* Câu hỏi và bài tập củng cố: (5’)
Bài tập: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
( lục lạp, vận chuyển, lỗ khí, biểu bì, bảo vệ, đóng mở).
Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào …(1)..trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng…(2)…cho các phần bên trong của phiến lá
Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều…(3)…. Hoạt động …(4)… của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài.
Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều…(5)…. có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ
Gân lá có chức năng…(6)..các chất cho phiến lá.
Đáp án: 1. Biểu bì 2. Bảo vệ 3. Lỗ khí 4. Đóng mở 5. Lục lạp 6. Vận chuyển
* Dặn dò: (2’)
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
- Đọc phần Em có biết ?
- Ôn lại kiến thức: Chức năng của lá. Chất khí nào duy trì sự cháy.
- Làm thí nhiệm 1 ở nhà và báo cáo kết quả, kèm theo mẫu vật.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh biết được:
- Xác định được chất hữu cơ do cây tạo ra khi quang hợp.
- Xác định được chất khí thải ra khi cây quang hợp.
2.Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát , phân tích so sánh để rút ra kiến thức từ các phương tiện trực quan.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm . 3.Thái độ
- Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh.
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
4. Trọng tâm
- Xác định được chất hữu cơ do cây tạo ra khi quang hợp.
- Xác định được chất khí thải ra khi cây quang hợp.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, so sánh, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 21.1-2 SGK.
2. Học sinh : Sách giáo khoa, vở ghi.
Thí nghiệm làm sẵn ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp Kieồm tra sĩ số (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (7’)
?Trình bày cấu tạo trong của phiến lá và chức năng của nó.
GV nhận xét và cho điểm Đáp án và biểu điểm:
Ngày soạn: 07/11 Ngày dạy: 12/11