1. Nội dung: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nêu một vài biện pháp cải tạo cây trồng.
Câu hỏi 2: Thực vật giúp điều hoà khí hậu như thế nào?
Câu hỏi 3: Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?
Câu hỏi 4: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
2. Nội dung: Khởi động
Câu hỏi 5: Thực vật có vai trò rất quan trọng như thế nào trong việc điều hoà khí hậu?
Câu hỏi 6: Chúng ta thường phải đương đầu với các thiên tai như hạn hán, lũ lụt… vậy nguyên nhân góp phần vào sự lớn mạnh của những thiên tai đó là do đâu?
Câu hỏi 7: Trong thiên nhiên, các sinh vật luôn có mối quan hệ với nhau về thức ăn. Em nào có thể nêu 1 số ví dụ?
Câu hỏi 8: Ta đã biết thực vật có vai trò rất quan trọng đối với động vật. Riêng đối với con người, thực vật còn có nhiều vai trò quan trọng hơn nữa, đó là gì ?
3. Nội dung: Hình thành kiến thức
Câu hỏi 9: Nếu không có thực vật thì điều gì sẽ xảy ra ?
Câu hỏi 10: Nhờ đâu hàm lượng khí CO2 và O2 được ổn định?
Câu hỏi 11: Tại sao trong rừng rậm mát còn trong bãi trống nóng và nắng gắt ? Câu hỏi 12: Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn trong rừng ẩm gió yếu?
Câu hỏi 13: Lượng mưa ở ngoài chỗ trống và lượng mưa ở rừng rậm khác nhau như thế nào?
Câu hỏi 14: Nguyên nhân nào khiến cho khí hậu ở ngoài chỗ trống và khí hậu trong rừng rậm khác nhau?
Câu hỏi 15: Hiện tượng ô nhiễm môi trường là do đâu ?
Câu hỏi 16: Vì sao khi có mưa, lượng chảy ở hai nơi khác nhau?
Câu hỏi 17: Điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở trên đồi trọc khi có mưa? Giải thích tại sao?
Câu hỏi 18: Nếu đất thì xói mòn ở vùng đồi trọc thì điều gì sẽ xảy ra tiếp đó?
Câu hỏi 19: Kể một số địa phương bị ngập lụt và hạn hán ở Việt nam?
Câu hỏi 20: Tại sao có hiện tượng ngập lụt và hạn hán ở nhiều nơi?
Câu hỏi 21: Trình bày vai trò bảo vệ nguồn nước của thực vật.
Câu hỏi 22: Lượng O2 mà thực vật nhả ra có ý nghĩa đối với các sinh vật khác?
Câu hỏi 23: Nêu ví dụ về động vật ăn thực vật.
Câu hỏi 24: Em hãy nhận xét mối quan hệ giữa thực vật và động vật?
Câu hỏi 25: Trong tự nhiên có động vật nào lấy thực vật làm nhà ( nơi cư trú) nữa không?
Câu hỏi 26: Thực vật cung cấp cho chúng ta những gì dùng trong đời sống hàng ngày ? Câu hỏi 27: Để phân biệt cây cối theo công dụng người ta đã phân loại thành những nhóm nào?
Câu hỏi 28: Kể tên cây có hại và tác hại cụ thể của chúng?
Câu hỏi 29: Ngoài những cây đã nêu trong SGK, em còn biết những cây có hại nào ngoài thực tế?
Câu hỏi 30: Tác hại của ma túy đối với sức khỏe con người
Câu hỏi 31: Thái độ của em trước tệ nạn ma túy -> hành động cụ thể 4. Nội dung: Luyện tập, vận dụng, mở rộng
Câu hỏi 32: Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?
Câu hỏi 33: vùng bờ biển, người ta phải trồng rừng phía ngoài để làm gì?
Câu hỏi 34: Thực vật có vai trò gì đối với nguồn nước?
Câu hỏi 35: Để hạn chế lũ lụt, hạn hán cần làm gì?
Câu hỏi 36: Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì cũng không có loài người?
Câu hỏi 37: Ở địa phương em có những cây hạt kín nào có giá trị kinh tế?
Câu hỏi 38: Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
178
Ngày soạn: 07/04 Ngày dạy: 12/04
Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
Tuaàn 31
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh:
- Trình bày được sự đa dạng của thực vật, thể hiện qua: Số lượng các loài, số lượng cá thể trong loài.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tính đa dạng của thực vật.
- Nêu được hậu quả của việc tàn phá rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của thực vật.
- Nêu được biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
- Nêu được ví dụ về sự suy giảm đa dạng sinh học.
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết, phân tích.
- Kỹ năng làm việc độc lập, hoạt động nhóm.
- KNS: Giáo dục kỹ năng gìn giữ và phát triển những giá trị của cuộc sống, trong đó có những giá trị về môi trường, phát triễn sự bền vững của môi trường, cải tạo môi trường sống.
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ thực vật.
4. Trọng tâm
- Trình bày được sự đa dạng của thực vật
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tính đa dạng của thực vật.
- Nêu được biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, so sánh, nhận biết, làm việc theo nhóm xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh H49.1 – 2 sgk Học sinh: Xem trước bài mới
Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Thực vật có vai trò gì đối với đời sống con người?
GV nhận xét và ghi điểm
*Đáp án và biểu điểm:
Những cây có giá trị sử dụng
Thực vật có công dụng nhiều mặt: như cung cấp lương thực, thực pẩm, gỗ ... Có khi cùng một cây nhưng có nhiều công dụng khác nhau tuỳ bộ phận sử dụng.
Đó là nguồn tài nguyên quý giá, chúng ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đó để làm giàu cho Tổ Quốc.
Những cây có hại cho sức khỏe con người
- Đối với những cây có hại cho sức khỏe, chúng ta cần hết sức thận trọng khi khai thác, hoặc tránh sử dụng.
Đồng thời chống hút thuốc lá và sử dụng chất ma tuý.
3. Bài mới:
* Giới thiệu(1’): Tập hợp tất cả những loài TV với các đặc trưng của chúng (hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống …) tạo sự đa dạng thực vật.