Khương hoạt xung hoà thang

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 136 - 137)

VI – THƯƠNG HÀN CÁCH PHÁP(1) TRỊ LỆ THƯƠNG HÀN TAM THẬP THẤT TRUỲ

3. Khương hoạt xung hoà thang

(30). Mạo : nhiễm phải, cảm mạo.

(31). Đông thiên : trời Đông, tức mùa Đông. (32). Thông nhị : Hành 2 củ.

(33). Nhập Sị : gia vào vị Đậu sị.

(34). Văn vũ hoả : lửa nhỏ (văn) và lửa to (vũ) (35). Đồng tiên : cùng sắc, sắc chung.

(36). Ôn phục thủ hãn hữu thần : uống ấm cho ra được mồ hơi mới có hiệu quả. (37). Đằm thân : mồ hơi ra đẵm mình, tiếp ý “thủ hãn” ở câu trên.

(38). Hèo : hiệu nghiệm, hay (từ “hèo” do từ Hán là “hiệu”đọc chuyển đi) (39). Hung trung bão muộn : trong vùng ngực đầy tức, bức bối khó chịu. (40). Bất hãn : không ra mồ hôi.

(41). Hãn hậu bất giải : sau khi đã cho ra mồ hôi mà bịnh không giải. (42). Hãn hạ kiêm hành : kiêm dùng cả 2 phép phát mồ hôi và hạ đại tiện.

(43). Trừu tân : rút củi, lấy ý ở câu sách nho “Dương thang chỉ phí, bất như phủ để trừu tân”. Nghĩa là giệu nồi nước sôi cho không sôi lên nữa, không bằng rút củi đốt ở đáy nồi ; ý nói muốn cho nồi nước khơng sơi nữa, phải rút củi đốt dưới nồi đi, dùng một giải pháp căn bản mới được. Đây dùng chỉ phương pháp tiết xuống ở phía dưới, như dùng Đại hồng, để rút chứng nóng bốc lên trên, đó là phương pháp chữa gốc.

(44). Thiên vàn : tức thiên vạn, là nghìn vạn, đặt âm “vàn” cho có vần. (45). Phi thời thương hàn : thương hàn trái mùa.

(46). Hư hàn bất chỉ : mồ hôi hư tổn (mồ hôi thuộc chứng hư) ra mãi không thôi. (47). Tiểu biền : tức tiểu tiện. Chữ “tiện” có 2 âm : tiện và biền, nghĩa cũng như nhau. (48). Phục thang bất hãn : uống thuốc rồi mà không ra mồ hôi.

(49). Tác hãn : ra mồ hơi.

(50). KHƯƠNG HOẠT XUNG HỊA THANG : cũng gọi “Cửu Vị, Khương hoạt thang ”. Bài này do Trương-Nguyên-Tổ đời Kim sáng tác ra, ơng nói : “Có mồ hơi, khơng được dùng Ma hồng thang ; không mồ hôi, không được dùng

Quế chi thang. Dùng Ma hồng và Quế chi, nếu khơng khỏi, sẽ sinh biến chứng khơng thể nói được.”; cho nên lập

ra phương này, để không phạm đến cấm kỵ về chứng TAM DƯƠNG ; là một phương giải biểu thần diệu.

(51). Ba mùa : tức mùa Xuân, Hạ, Thu. Đây nói chứng cảm hàn khí đột ngột của 3 mùa Xuân, Hạ, Thu, chứ khơng phải chứng chính Thương hàn mùa Đơng.

(52). Bài này, đây dùng các vị đều bằng nhau, nhưng theo Thọ Tế Bảo Nguyên và Y Học Nhập Mơn, thì lượng Cam thảo và Tế tân chỉ bằng 1/3 hay 1/5 các vị khác.

(53). Đây nói bài này chữa 3 mùa cãm hàn khí đột ngột, và 3 chứng Ôn, Nhiệt, Thấp ; nhưng theo Tương-Nguyên-Tố, thỉ 4 mùa đều dùng được, Đông chữa hàn, Xuân chữa ôn, Hạ chữa nhiệt, Thu chữa thấp.

(54). Phủ để trừu tân : xem chú thích (43) trên.

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)