Dược lý tóm tắc

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 51)

* Ngũ vị là : cay, ngọt, đắng, chua, mặn.

Ăn nhiều vị cay, thì gân cứng mà móng tay, móng chân khơ. Ăn nhiều vị ngọt, thì xương đau mà tóc rụng.

Ăn nhiều vị đắng, thì da khơ mà lơng trút. Ăn nhiều vị chua, thì thịt chai mà mơi cớn.

Ăn nhiều vị mặn, thì mạch ngưng trệ mà sắc biến đổi. * Rượu là thứ “khí hậu” (174) mà bốc lên, là dương.

Thịt là thứ “vị hậu” (175) mà đi xuống, là âm.

“Khí hậu” là dương trong dương (176) khí hậu thì phát nóng ; như các loại cay, ngọt, ấm, nóng. “Khí bạc” là âm trong dương (177), khí bạc thì phát tiết ; như các loại cay, ngọt, nhạt, bình, lạnh, mát. “Vị hậu” là âm trong âm (178) vị hậu thì tiết ra ; như các loại chua, đắng, mặn, lạnh.

“Vị bạc” là dương trong âm (179) vị bạc thì thơng ; như các loại chua, đắng, mặn, bình. “Nhẹ và trong” thì thành tượng, gốc ở khí trời thì hướng lên trên ; như trà thuộc loại vị bạc.

“Nặng và đục” thì thành hình ; gốc ở khí đất thì hướng xuống dưới ; như đại hồng thuộc loại vị hậu. Khí vị cay ngọt, phát tán, thuộc dương.

Khí vị chua đắng, nơn tháo (180) thuộc âm.

Khí dương trong phát tiết ra tấu lý, là phần trong của khí trong (181) ; làm mát Phế để giúp chân khí. Khí dương trong sung thực ở tứ chi, là phần đục cuả khí trong (182) ; làm tươi tốt cho tấu lý. Chất âm đục truyền về lục phủ, là phần đục của chất đục (183) ; làm cứng rắn xương tủy. Chất âm đục chạy vào ngũ tạng, là phần trong của chất đục (184) ; để nuôi dưỡng tinh thần.

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)