Chú thíc h:

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 32 - 40)

II – TRỰC GIẢI CHỈ NAM DƯỢC TÍNH PHÚ

Chú thíc h:

(1)- Dược tính chỉ nam trực giải : chỉ dẫn về tính năng các vị thuốc theo lối trực giải (giải thẳng ý nghĩa, tức một cách giải bình thường, dễ hiểu).

(3)- Thiên thư : sách Trời. Đời Lý, quân Tống sang xâm lấn (1076). Nhân-Tông sai Lý-Thường-Kiệt ra chống đánh. Ơng có làm câu thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, tiệt nhiên phân định tại Thiên thư”, nghĩa là sơng núi nước Nam thì vua Nam đóng giữ, cương giới rất rành rẽ, đã ghi trong sách Trời. Ý nói lãnh thổ nước Nam, vốn có sự phân định thiên nhiên, quân Tống không thể xâm lấn được.

(4)- Bắc quốc : chỉ Trung-Quốc.

(5)- Hoàng kim : vàng mười, vàng ròng. Theo Bản thảo cương mục : “Kim tương” là nước vàng nấu, do vàng mười nấu với mỡ lợn và dấm, uống trường sinh thành thần tiên.

(6)- Bạch ngọc : ngọc trắng, ngọc tốt. Theo Bản thảo cương mục : “Ngọc tuyền” cũng gọi “Ngọc tương”, là một thứ ngọc, do bột ngọc trắng chế với Địa du, gạo nếp và nước móc ; có tác dụng mạnh gân xương, lợi huyết mạch, sống lâu không già.

(7)- Đồi mồi : nguyên văn là Đại muội, một lồi Rùa biển, mai có vẩy đốm đẹp, gọi vẩy Đồi mồi, tính dữ tợn, hay cắn người, thịt nó có tác dụng trấn tâm thần, trừ tà nhiệt, chữa các chứng phong độc, phụ nữ kinh mạch không thông.

(8)- Can cát : tức Cát căn, củ cây Sắn dây (Pueraria thombergiana Benth – Pueraria thomsoni Benth). Họ Cánh bướm. Tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát,

Quát lâu : tức Quát lâu căn, rễ cây Quát lâu, cũng gọi Thiên hoa phấn hay Bạch dược (Radix Trichosantis) ; tác

dụng giải nhiệt, chỉ khát. Quát lâu (chính tên là Quát lâu, sau mới chuyển gọi “Qua lâu”) là lồi cây leo (Trichosanthes Kirilowii Maxim). Họ Bí, quả nó gọi Quát lâu thực, nhân gọi Quát lâu nhân (Trichosanthes sp.) tác dụng giáng hoả, nhuận Phế, trấn ho, trừ đờm, thông lợi cổ họng và Đại trường.

(9)- sơ phong : sơ tán phong tà, Bạc hà, Kinh giới, đều có tác dụng đó.

(10)- Ơ mai : quả Mơ hun khói. Cách chế : lấy quả mơ chín ươm ươm, ngâm nước tro rơm nửa ngày, rồi đồ chín, phơi khơ, sau để trên gác bếp, hun khói , nó biến thành màu đen, gọi là “Ơ mai” (Fructus mume Praeparatus) họ hoa Hồng. cịn một thứ, cũng lấy quả mơ chín ươm ươm, ngâm nước muối, phơi khơ thành màu trắng thì gọi là “Bạch mai” (Fructus pruni dessicatus), cũng gọi “Sương mai” (“sương” chỉ chất trắng nổi lên ở ngồi quả, trơng như lớp sương). Ơ mai có tác dụng liễm phế, chỉ ho, tiêu đờm, hạ khí, sinh tân, chữa các chứng chướng ngược, phiên vị, tả lỵ, và đâu bụng giun ụa thổ (đây nói khai yết hầu là chỉ tác dụng chữa phế khí, ho đờm, và yết cách tức chứng nghẽn tắc cổ họng, khơng ăn uống được). Cịn Bạch mai có tác dụng trừ nhiệt, giải độc, chữa cổ họng sưng đau, đờm cục vướng họng (chứng mai hạch), cũng chữa chứng trúng phong đờm quyết cấm khẩu (dùng Bạch mai xát răng, sẽ chảy nước dãi mà miệng há ra).

(11)- Bạch trúc : khơng rõ thứ trúc gì ? nghi là chữ “Đạm trúc” chép lầm. Đạm trúc diệp có tác dụng làm mát tâm kinh, ích nguyên khí, chữa chứng cuồng nhiệt buồn phiền (xem thêm chú thích 113 Đạm trúc diệp ở “Bài phú thuốc Nam”).

(12)- Kê đầu thực : biệt danh của Khiếm thực, tức hạt cây Khiếm (Euryale ferox Salisb.). Khiếm là loài cây sinh dưới nước, quả nó giống hình đầu gà, nên gọi “Kê đầu”, trong quả có nhiều hạt, dùng làm thuốc, tác dụng bổ trung, cố thận, ích tinh khí, chữa di tinh, bạch trọc, đau lưng và xương sống.

Chú ý : đây là cây Khiếm thực Trung-quốc, nước ta chưa thấy cây này, còn cây Súng của ta (Nymphaea stellata

Villd) họ Súng thường dùng thay Khiếm thực Trung-Quốc, nên cũng mang tên Khiếm thực (có một số xuất sang Trung- quốc), nhưng là loài cây khác, và Khiếm thực Trung- quốc thì dùng hạt của nó, mà cây Súng của ta thì lại dùng củ, bộ phận cũng khác nhau.

(13)- Ô tặc cốt : cũng gọi Hải phiêu tiêu, tức Mai mực (Sepia esculenta Hoyle), tác dụng chỉ huyết, bài nùng (tiêu mủ), chữa kiết lỵ, mụn nhọt, đau mắt kéo màng, cũng có tác dụng ức chế chất toan, chữa được chứng vị toan quá nhiều và đau loét dạ dày.

(14)- Qùy tử : tức Đơng q tử, hạt cây Đơng q (Malva verticillata L. – Malva pulchella Benth). Họ Bông ; tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, thơng lâm, nhuận trường, chữa phụ nữ sưng vú, khó đẻ và thơng tuyến sữa. Theo Bản thảo cương mục : Qùi là một loài thảo mọc nơi ẩm thấp (thấp thảo). mgưpờ xưa thường dùng làm rau ăn, trồng về mùa Đông, gọi Đơng q ; trồng về mùa Thu, mùa Xuân, gọi Thu quì, Xuân quì (lá q thường nghiêng theo hướng mặt trời, nên cịn có tên Hướng nhật q tử).

Chú ý : Đơng q khác với Hồng q (tức Hồng thục q) và Thục q. Đơng q hoa nhỏ, màu trắng nhạt hoặc đỏ

nhạt (nhiều bản thảo chỉ nói là trắng nhạt). cịn Hồng quì hoa to như cái chén, màu vàng. Thục q hoa đỏ, hoặc tím hoặc trắng ; 3 thứ này tuy khác giống khác hoa, nhưng tính đều hàn hoạt, và cơng năng cũng tương tự, nên có thể dùng thay thế nhau được. Ta thường giải Đơng q là hạt Vông vang hay Bông vang, nhưng hạt Bông vang, Nam dược thần hiệu và Lĩnh nam bản thảo đều giải là Hồng q tử, chúng tơi thấy đúng. Vì Hồng q hoa to như cái chén, màu vàng, mà Bông vang của ta, cũng hoa to như cái chén, màu vàng, và hoa nó vàng nên gọi Bơng vàng, như thế, Bơng vang chính là Hồng q, cịn Đơng q thì hoa nhỏ (khơng to như hoa Hồng q), màu lại trắng nhạt hoặc đỏ nhạt, không thể giải là Bơng vang được (xem thêm chú thích 175. Thục quì ở Bài phú thuốc nam).

Khiên ngưu :tức Khiên ngưu tử, hạt cây Bìm bìm (Pharbitis nilchoisy) họ Bìm bìm, có 2 thứ đen và trắng, gọi Hắc

sửu, Bạch sửu, tác dụng tả thấp nhiệt, lợi tiểu đại tiện, chữa phù thũng và cước khí (Hắc sửu sức mạnh hơn).

(15)- Hồng hoa : cũng gọi Hồng lam hoa (Carthamus tinctorius L.) họ Cúc ; tác dụng phá huyết, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, chữa phụ nữ kinh nguyệt bất đều.

Tô mộc : tức Tô phương mộc, gỗ Vang (Caesalpinia sappan L.) họ Đậu. Tác dụng hành huyết, tiêu ứ, hòa huyết, tán

phong, cũng chữa phụ nữ kinh nguyệt bất điều ; cây này là sản vật nước ta, gỗ nó vừa dùng làm thuốc, vừa dùng để nhuộm.

(16)- Hồng cẩn : Dâm bụt hoa đỏ, cũng gọi Chu cẩn hay Xích cẩn (Hibiscus rosa siensis L.) tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng, điều kinh, chữa mụn nhọt, quai bị, kiết lỵ

Bạch cẩn : Dâm bụt hoa trắng (Hibiscus syriacus L.) tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, rễ nó dùng làm

(17)- Xích đồng, Bạch đồng : tức Xích đồng nam, Bạch đồng nữ ; cây Mấn (hoặc gọi Bấn, Vậy, Mò, Đau mắt, Trinh đồng) đỏ và trắng. Xích đồng nam (Clerodendron infortunatum Lin.) họ cỏ Roi ngựa ; và Bạch đồng nữ (Clerodendron panicutatum Lin.) cũng họ cỏ Roi ngựa. có tác dụng trừ phong thấp, giải sang độc, chữa vàng da và phụ nữ khí hư (xích đồng và bạch đồng cùng một công dụng, nhưng người ta thường dùng Bạch đơng hơn). Xích , Bạch đồng cũng là loài “Xú ngơ đồng” Trung-Quốc, lồi này, theo “Cương mục thập di” mơ tả hình thái, và nói có mùi hôi (Xú ngô đồng : cây Ngơ đồng mùi hơi), thì giống với Xích, Bạch đồng của ta, cũng có tác dụng khu phong thấp, chữa mụn nhọt và nhất là giảm huyết áp.

(18)- Đới trọc : bịnh xích bạch đới (khí hư) và đái ra chất đục. Xích đồng, Bạch đồng chữa đới trọc, cũng như Hồng ccẩn, Bạch cẩn chữa di tinh, đều là những kinh nghiệm của Việt Nam, mà tác giả muốn nêu lên.

(19)- Mộc miết : tức Mộc miết tử, hạt Gấc ; tác dụng tán kết, tiêu ác sang, chữa phụ nữ ung thư vú.

(20)- Qua đề : tức Điềm qua đế, cuống Dưa đá. Tác dụng tiêu thũng, giáng nghịch, chữa phù thũng, hoàng đản, và tiêu thịt thừa trong mũi (Qua đế tán bột, thổi vào mũi, hoặc hịa với bột Bạch dự gói bơng nhét vào mũi).

(21)- Tử hà xa : rau thai nhi, tác dụng ích khí, bổ tinh, dưỡng huyết, chữa các bịnh hư tổn của nam nữ. (22)- Hồng ngơ cơng : con Rết vàng, tác dụng tiêu ác huyết, tích tụ, chữa độc rắn và các loại trùng.

(23)- Ơn Tỳ : ấm Tỳ. Đây nói Trần bì, Chỉ xác là thuốc ơn Tỳ, khơng đúng ; vì 2 vị này chỉ có tác dụng hành khí, thơng trệ, chứ khơng có tác dụng ơn Tỳ ; nghỉ 2 chữ “ôn Tỳ” là “lý Tỳ” (điều lý Tỳ khí) chép lầm.

(24)- Tân lang : (ta thường đọc Bình lang, khơng đúng) : hạt quả Cau (Semen Arecae)`

Đại phúc : tức Đại phúc bì : vỏ quả Đại phúc (Arecae pericarpium) họ Cau. Một số sách Bản thảo Trung quốc gẩn đây cho Đại phúc bì tức vỏ quả Tân lang(vỏ quả cau), nhưng theo Bản thảo cương mục, Bản thảo tòng tân, Trung quốc dược học đại tự điển, Trung dược học, và Trung quốc y học đại tự điền, cả Từ hải, Từ nguyên, thì Tân lang là cây cau, cịn Đại phúc là một lồi cau khác. Quả Tân lang trịn, mà quả Đại phúc thì hơi dẹt và giữa phình to hơn, cho nên gọi “Đại phúc” hay “Đại phúc tân lang” (quả cao to bụng), ở đây chúng tôi theo cả, sách Bản thảo cương mục….. kể trên. Tân lang dùng hạt, tác dụng tả khí, cơng tích, sát trùng, hành thủy, chữa phù thũng, cước khí ; Đại phúc dùng vỏ, tác dụng hạ khí, hành thủy, lợi đại tiểu trường, chữa phù thũng bụng trướng.

(25)- Trường sinh : tức Trường sinh thảo. Bài phú thuốc Nam và Lĩnh nam bản thảo đều giải là cây Thanh táo. (26)- Biển súc : loài thấp thảo, lá dài như lá trúc, nên cũng gọi Biển trúc (Polygonum aviculare L.) họ Rau răm. Tác dụng lợi tiêu, tiêu viêm, sát trùng, chữa hoàng đản và đau bụng giun. Xem thêm chú thích Biển súc ở “Bài phú thuốc nam”.

(27)- Chừ : dịch nguyên văn chữ “hề” ; hề là một tiếng trợ ngữ mà các thể ca, phú thời xưa hay dùng, đặt ở giữa câu hoặc cuối câu, với lờ văn và giọng điệu riêng của nó, các sách văn học trước đây, thường dịch là “chừ”.

(28)- Nhân trần : tức Nhân trần cao (Artemisia capillaris Thumb). Họ Cúc. Tác dụng phát hãn, giải nhiệt, lợi tiểu tiện, là vị thuốc chủ yếu chữa chứng hồng đản. Trọng Cảnh có bài “Nhân trần cao thang”, chữa bịnh thương hàn, mình phát vàng, tiểu tiện không lợi.

(29)- La bặc : tức La bặc tử, hạt cải Lú bú (Raphanus sativus L.). họ Cải. Tác dụng trừ đờm, tiêu tích, lợi đại tiểu tiện, chữa suyễn, trướng, kiết lỵ.

(30)- Ban miêu : chính tên là Ban mâu (cũng gọi là Nguyên thanh, Địa đảm, Cát thượng đình trưởng), con sâu Đậu (Cantharis), có chất độc, Tác dụng lợi tiểu mạnh, cơng phá tích khối, chữa đái ra sỏi, tràng nhạc, và hạ được độc chó dại (thuốc độc giải độc).

(31)- Tàm nga : tức Hùng tàm nga, con Ngài tằm đực, tác dụng cố tinh cường dương.

(32)- Du long : biệt danh của Hồng thảo, cây Nghể bà, nó là một lồi Nghể rất to, hoa mọc thành chùm, màu đỏ ối, nên gọi Hồng thảo (cỏ đỏ). Tác dụng tán huyết, chỉ đau.

Chú ý : Du long đây, khác vói Du long thái là rau Dừa nước. Dừa nước chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu,

khơng có tác dụng tán huyết, chỉ đau, để chữa chứng bị địn đánh mà máu tụ lại như nói ở đây.

(33)- Bể hầu : nghi nói họng bị sưng đau mà bế tắc lại, như chứng hầu tý (trong họng có cái khối như nắm tay, khơng nuốt nước và nói năng được).

Hoạt lộc : tức Hoạt lộc thảo, biệt danh của Thiên danh tinh, có tác dụng giải độc, phá huyết, sát trùng, chữa đau răng, đàm ngược, nhất là chứng hầu tý và các chứng về họng (người ta thường dùng lá Hoạt lộc tươi giã lấy nước, hòa dấm, nhỏ vào họng, chữa viêm họng và khí quản). Hoặc giải bế hầu là chứng khản tiếng do cảm gió. Hoạt lộc là rau

Xương sông , và khản tiếng là chứng nhẹ, nên có thể giã. Xương sơng ngậm với muối mà chữa cũng được.

(34)- Khổ lô: tức Khổ hồ lơ : Bầu đắng. Đây nói Khổ lơ chữa chứng sán khí, nhưng xét các bản thảo, Khổ hồ lơ chỉ có tác dụng lợi thủy, chữa chứng đái ra sỏi, khơng chữa sán khí. Chúng tơi nghĩ chữ Khổ lô là “Hồ lô” ghép lầm. Hồ lô tức “Hồ lơ ba” mới có tác dụng ơn Thận, trừ hàn, chữa chứng sán khí cao hồn sưng đau chằng lên bụng dưới, và cả thoátvị ống bẹn. Xem thêm chú thích Hồ lơ ba ở “Bài phú thuốc Nam”.

(35)- Bạch qua : biệt danh của Đông qua, cũng gọi Bạch đơng qua : quả Bí đao. Vỏ nó có tác dụng lợi thủy, tiêu phù thũng.

(36)- Thương lục : một lồi thảo (Phytolacca esculanta Van Houtte). Rễ nó có chất độc, tác dụng lợi thủy mạnh (giống như Cam toại), chữa phù thũng, bụng trướng.

(37)- Uất kim : củ Nghệ (Curcuma Longa L,) họ Gừng. Tác dụng phá huyết, hạ khí, giải uât kết, chữa thương tích chỉ đau nhức, lên da non ; lại chữa viêm loét dạ dày, và phụ nữ kinh nguyệt bất điều.

Chú ý : một số sách Dược học Trung-quốc gần đây đều cho Uất kim và Khương hoàng hay Hoàng khương (Curcuma

aromatica Salisb.) cùng lấy ở một cây Khương hoàng ; rễ củ gọi Uất kim, thân rễ gọi Khương hoàng, nhưng theo Bản thảo cương mục. Bản thảo tòng tân, Trung quốc dược học đại từ điển và Trung quốc Y học đại từ điển, cả Từ Hải, Từ nguyên đều cho Uất kim và Khương hoàng là 2 củ lấy ở 2 cây cùng lồi (cùng họ) mà hình thái khác nhau, cịn tác dụng thì tương tự, nhưng Khương hoàng mạnh hơn, và chữa được chứng phụ nữ sản hậu bại huyết cơng tâm.

(38)- Đại tốn : củ Tỏi (Allium scorodoprasum L.). Tác dụng kiện Tỳ, Vị, là thuốc khu trùng, diệt khuẩn đặc hiệu, chữa hoắc loạn, kiết lỵ, các bịnh vi khuẩn và ký sinh trngf đường ruột ; lại có tác dụng phá tích khối, tiêu ung thũng (giã tỏi tẩm dấm đắp trên mụn). Đồ sang : đắp mụn nhọt.

(39)- Tỳ giải : củ Tỳ giải, tác dụng lợi thủy, trừ phong thấp, chữa trĩ lậu, ác sang và đau lưng. Tỳ giải chữa đau lưng do thấp, nếu đau lưng do Thận hư, thì khơng dùng được.

(40)- Tân lang : xem chú thích (24) trên. Tân lang chỉ có tác dụng tả khí, tiêu đờm, cơng phá tích kết, mà đây nói trừ huyết cũ, chưa rõ là thế nào ?

(41)- Long bì : Long tử bì, biệt danh của Xà thoái, xác rắn, tác dụng khu phong, sát trùng, giải sang độc. Theo ngun bản, dưới chữ “bì” cịn có chữ “lão”, 2 chữ cùng in nhỏ, sít vào nhau, vừa thừa chữ, vừa khơng có nghĩa, nên chúng tơi vỏ chữ “lão”, chỉ để một chữ “bì” hợp với chữ “long” trên, thành “long bì”, là xác rắn, nhưng xét ý nghĩa câu phú ở chổ này thì Long bì khơng có tác dụng “nhập tỵ thơng quan” (vào mũi thơng khiếu) như Xương bồ, Tạo giác nói trong câu phú vậy có lẽ là chữ “long não” (có tác dụng thơng khiếu) thì đúng hơn.

(42)- Băng đới : băng huyết và xích bạch đới (khí hư).

(43)- Tơng lư : tức Tơng lư bì, bẹ Móc (khi dùng đốt tồn tính). Ba vị này, đều thuốc cầm máu. Tơng lư bì có chữa đới hạ.

(44)- Ngưu tất thảo :có 2 thứ Ngưu tất Việt-Nam (cỏ Xước) và Ngưu tất Trung-quốc, xem chú thích cỏ Xước ở “Bài phú thuốc Nam”.

(45)- Tước đầu hương : biệt danh của Hương phụ. Tác dụng điều khí, giải uất tiêu tích trệ, chữa các chứng đau ; là thuốc chủ yếu về phụ khoa.

(46)- Thỏ đầu : chính là Thỏ não, óc con Thỏ. Tác dụng thơi sinh (thúc đẻ) rất hay. Hổ cốt : xương hổ, cũng có tác dụng như Thỏ não.

(47)- Tê giác : sừng con Tê ngưu, sản ở Việt-Nam, Trung-quốc và Phi châu. Một vị thuốc quí giá, tác dụng thanh tâm vị, giải nhiệt độc, chữa thươg hàn ôn dịch, trúng phong mất tiếng và phong độc công tâm.

Linh dương : tức Linh dương giác, sừng một loài dê núi, sản ở vung tây bắc Trung-quốc, gọi “Bắc linh dương”. Ở Việt Nam, Miến điện, Thái lan gọi “Nam linh dương”, cũng là vị thuốc q giá, tác dụng thanh nhiệt, bình can, tức phong, chữa cao huyết áp, viêm màng não và các chứng phong hỏa.

(48)- Hồng táo : quả Đại táo sắc đỏ (thứ tốt). Tác dụng bổ Tỳ, nhuận Phế, sinh tân dịch.

(49)- Bạch tang : tức Tang bạch bì, vỏ rễ cây Dâu cạo trắng. tác dụng lợi thủy, tiêu đờm, chữa phù thũng và ho xuyễn.

(50)- diệu tễ : tễ thuốc hay.

(51)- Biết giáp : Mai ba ba (miền Nam gọi Cua đinh). Có tác dụng chữa lậu huyết (Biết giáp, tẩm dấm, chích, tán bột, uống với rượu).

(52)- Canh mễ : gạo tẻ. Tác dụng hịa trung, ích trường vị, trừ phiền khát, chữa tiết tả, kiết lỵ. Trầm mễ : tức Trần lẩm mễ hay Trần thương mễ, gạo cũ, lâu năm. Tác dụng ổ trung khí, điều Tỳ Vị, chữa tiết tả và các chứng lỵ (“Bồ di phương”) dùng bài Nhân sâm bại độc gia Trần lẫm mễ, gọi Thương lẫm tán, chữa cấm khẩu lỵ.

(53)- Lương khương : tức Cao lương khương, Riềng ấm. Lương khương cứng như Can khương, đều có tác dụng ơn Tỳ.

(54)- Thiên lý thủy : nước nghìn dăm, trỏ dịng nước chảy dài ; người xưa thường dùng Thiên lý thủy để sắc thuốc chữa chứng hư nhược sau khi ốm yếu, và các chứng lao thương, tỳ thận kém, dương thịnh âm hư. Luận về “nước chảy” (lưu thủy) trong có “Thiên lý thủy”. Lý Thời Trân nói : “to như sơng ngịi, nhỏ như khe suối, đều là dòng nước chảy, sức

bên ngồi thì động mà tính bên trong lại tĩnh, thể chất thì mềm mại mà khí lực lại cứng rắn, khác với làn nước đọng ở hồ đầm ao chm. Nhưng nước sơng ngịi thì đục mà nước khe suối thì trong ; lại có chỗ khác nhau. Hảy xem con cá ở dòng nước chảy, nước đục, với con cá ở làn nước đọng, nước trong, tính chất và màu sắc cũng khác nhau ; cả đến tơi gươm, nhuộm lụa, nước khác thì màu khác ; nấu cháo, pha trà, nước khác thì vị khác, cho nên dùng nước đẻ sắc thuốc, há chẳng phải phân biệt ru ?”.

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)