Phép phân biệt bịnh âm dương

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 50 - 51)

* Bịnh dương thì ban ngày tăng lên, mà ban đêm yên tĩnh ; đó là dương bịnh có dư, khí bị bịnh mà huyết khơng bị bịnh.

Bịnhh âm thì ban đêm tăng lên, mà ban ngày yên tĩnh ; đó là âm bịnh có dư, huyết bị bịnh mà khí khơng bị bịnh. Ngày phát sốt, mà đêm yên tĩnh, là dương khí tự vượng ở phần dương.

Ngày yên tĩnh mà đêm phát sốt phiền táo (151) là dương (152) khí hãm vào trong phần âm, gọi là chứng “nhiệt nhập huyết thất”.

Ngày phát sốt, phiền táo, mà đêm cũng phát sốt phiền táo ; đó là chứng “trùng dương” (153) khơng có âm, chữa nên tả gấp phần dương, bổ mạnh phần âm.

Đêm gai rét mà ngày yên tĩnh, là âm huyết tự vượng ở phần âm. Đêm yên tĩnh mà ngày gay rét, là âm khí tràn lên phần dương.

Đêm gai rét mà ngày cũng gai rét, đó là chứng “trùng âm” (154) khơng có dương ; chữa nên tả gấp phần âm, bổ mạnh phần dương.

Ngày thì gay rét, đêm thì phiền táo, khơng ăn uống được, gọi là chứng “âm dương xáo lẫn” thì chết. * Hỏa nhiều thủy ít, là dương thực âm hư, thuộc về bịnh nhiệt.

Thủy nhiều hỏa ít, là âm thực dương hư, thuộc về bịnh hàn. Sắc da trắng là Phế khí hư tổn.

Sắc da đen là Thận khí đầy đủ.

Người béo thì thấp nhiều, người gầy thì hỏa nhiều, chữa bịnh phải phân biệt mà dùng thuốc. * Bịnh ở biểu thì dùng phép hãn mà phát tán ra.

Bịnh ở lý thì dùng phép hạ mà tẩy trừ đi.

Bịnh ở trên cao (155) thì nhân thế đó mà cho vượt lên, tức là dùng phép thổ. * Tà khí mạnh dữ, thì nên xoa bóp mà thu liễm lại.

Tạng hàn, hư thốt, thì nên chữa bằng cáh cứu mồi ngải.

Chứng nhiệt thực mà có tích kết, sưng nóng, thì chữa bằng cách trích lể.

Chứng khí trệ mà chân tay lệt, quyết lạnh, mà nóng rét, thì chữa bằng phép “đạo dẫn” (156) Kinh lạc khơng thơng, sinh bịnh da thịt tê dại, thì chữa bằng các loại rượu (157)

Huyết khí ngừng đọng, phát bịnh ở gân mạch, thì chữa bằng thuốc chườm.

Người ta chân đi mạnh khỏe được, vì có huyệt “tủy hội” (158) tức huyệt “Tuyệt cốt” (159) đó. Vai gánh nặng được, vì có huyệt “cốt hội” (160) tức huyệt “Đại trữ” (161) đó.

* Người già đêm thức mà khơng ngủ được, đó là khí có dư mà huyết khơng đủ. Người trẻ khỏe đêm ngủ mà khơng thức, đó là huyết có dư mà khí khơng đủ. Người trước giàu sau nghèo, thường nhiều uất hỏa.

Người trước nghèo sau giàu, thường quá mừng mà hại tâm. * Khai quỉ môn (162) là làm cho ra mồ hôi.

Khiết tỉnh phủ (163) là làm cho thông tiểu tiện.

Những người trẻ khỏe và mới mắc bịnh thì cơng tà làm chủ. Những người già yếu và ốm lâu, thì bổ hư làm đầu.

Điều lý tỳ vị, là đường lối chính trong nghề làm thuốc. Tiết chế ăn uống, là phương pháp hay để đẩy lùi bịnh tật.

* “Trông” mà biết được gọi là “thần” ; tức trông năm màu sắc (164) mà biết bịnh bên trong để điều trị. “Nghe” mà biết được gọi là “thánh” ; tức nghe năm âm thanh (165) mà biết căn bịnh để cứu chữa.

“Hỏi” mà biết được gọi là “công” (166) ; tức hỏi bịnh nhân ưa thích năm vị (167) ăn ng gì mà biết được chỗ khởi phát của bịnh.

“Xem mạch” mà biết được gọi là “xảo” (168) ; tức xem mạch mà xét được bịnh tình vinh khơ (169), nặng nhẹ. Biết hợp “sắc” với “mạch” mà chữa, thì được vạn tồn (170)

* Bịnh ngoại cảm thì học phép chữa của Trương-Trọng-Cảnh. Bịnh nội thương thì học phép chữa của Lý-Đơng-Viên. Nhiệt bịnh thì học phép chữa của Lưu-Hà-Gian.

Tạp bịnh thì học phép chữa của Chu-Đan-Khê, vì Đan-Khê chữa tạp bịnh giỏi.

* Phải biết rõ ba chứng “cảm, trúng, thường” (171) để phân biệt tiêu bản nhẹ nặng ra sao ?

Phải hiểu rõ ba nguyên nhân “nội, ngoại, và bất nội ngoại” (172) để phân biệt biểu lý hư thực thế nào ? * Phải xét trước vận khí của mỗi năm, chớ cơng phạt cái khí “thiên hịa” (173)

Trời đất có phương Nam phương Bắc khác khí hậu ; thân người có người hư người thực khác thể chất. Thầy thuốc phải phân biệt cho kỹ.

Biến hóa mà sáng chế, cốt ở sự biến thơng. Màu nhiệm mà sáng láng, cốt ở người làm thuốc.

Làm thuốc là kế tục nghệ thuật của các bậc tiên thánh, Thần Nơng, Hồng Đế, Kỳ Bá… Học sách phải suy rộng tấm lịng nhân nghĩa của Khổng Tử, Mạnh Tử.

Đó là những lý luận xác đáng của tiền thánh, nay thuật làm phương châm cho người hậu học noi theo.

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)