(91)- 5 chứng hư : xem chú thích (58) ở trên. (92)- 5 chứng thực : xem chú thích (59) ở trên.
(93)- Cân cực : “cực” là cực độ, “cân cực” là chứng gân bị tổn thương cực độ, có hiện tượng chuyển gân co rút và móng tay 10 ngón đều đau nhức. Cân cực là một trong 6 chứng cực, tức cân cực, nhục cực, mạch cực, khí cực, cốt cực, tinh cực. Can chủ gân, nếu can tổn thương, sẽ ảnh hưởng đến gân, mà bị chuyển giật co rút, nên nói là ứng với chứng “cân cực, mạch cực….” dưới đây cũng thế.
(94)- Nhục cực : một chứng thịt bị tổn thương cực độ, có hiện tượng thịt rốc đi mà người vàng bủng (hoặc nói da thịt bị khơ đen, và như có con chuột chạy trong thịt).
(95)- Mạch cực : cũng gọi “huyết cực” một chứng huyết mạch bị tổn thương cực độ, có hiện tượng mặt khơng sắc máu, tóc rụng và hay qn.
(96)- Khí cực : một chứng khí bị tổn thương cực độ, có hiện tượng ngắn hơi, suyễn thở. (97)- Cốt cực :một chứng xương bị tổn thương cực độ, có hiện tượng răng rung lay, chân lệt.
(98)- Bộ phận trong ngực : nguyên văn là “hung trung” ; chỉ Tâm-Phế, 2 bộ phận ở trong lồng ngực. Tâm Phế ở trong ngực, nhưng thủ huyệt của nó ở vùng lưng trên, nên nói vùng lưng tren là ngoại phủ của bộ phận trong ngực.
(99)- Suy tổn từ trên xuống : tức là 5 triệu chứng suy tổn của 5 tạng nói trên (da lơng thuộc Phế, huyết mạch thuộc Tâm, cơ nhục thuộc Tỳ, gân thuộc Can, xương thuộc Thận), bắt đầu phát sinh từ Phế, qua Tâm, Tỳ, Can, cuối cùng đến Thận, theo bộ vị từ trên xuống dưới của 5 tạng. Ý nói từ suy tổn Phế đến suy tổn đến Thận thì chết.
(100)- Suy tổn từ dưới lên : tức là 5 triệu chứng suy tổn của 5 tạng, bắt đầu phát sinh từ Thận, qua Can, Tỳ, Tâm, cuối cùng đến Phế, theo bộ vị từ dưới lên trên của 5 tạng. Ý nói từ suy tổn Thận đến suy tổn đến Phế thì chết.
(101)- Từ câu “Phế chủ da lơng” đến đây, nói sự điều bổ cho ngũ tạng. Bổ khí tức bổ da lơng, điều hịa vinh vệ tức bổ huyết mạch, đièu hịa thức ăn uống, thích đáng độ ẩm lạnh ; tức bổ cơ nhục, hịa hỗn trung khí tức bổ gân, bổ tinh tức bổ xương.
(102)- Hình lạnh : ngun văn là “hình hàn”, nói hình thể để lạnh lẽo.
(103)- câu này nguyên văn là “kháng tắc hại, thừa nãi chế” (Tố-Vấn : Lục vị chỉ đại luận) “kháng” là quá thịnh, “thừa” là kế theo (tương ứng), ý nói trong lục khí có một khí nào q thịnh, thì sẽ gây hại ; phải có một khí khác kế theo mà ức chế đi (như hỏa khí q thịnh, sẽ có thủy khí ức chế đi, thổ khí q thịnh, sec có phong khí ức chế đi …..)
(104)- Trùng dương : trùng khí dương, tức mạch bộ thốn và bộ xích đều mạch dương, hoặc giải là mạch 3 kinh dương đều thịnh.
(105)- Trùng âm : trùng khí âm, tức mạch bộ xích và bộ thốn đều mạch âm, hoặc giải là mạch 3 kinh âm đều thịnh (106)- câu này nguyên văn là “Phong giả bách bịnh chi trưởng”, một câu khái quát về bịnh phong ở Tố vấn Phong luận. Ý nói phong là đầu mối, khởi phát các thứ bịnh, do nó có tính chất biến hóa, mà gây thành các chứng trạng khác nhau, như phong vào bì phu, thành chứng hàn nhiệt, vào đầu não, thành não phong, thủ (đầu) phong, vào ngũ tạng thành Phế phong, Tâm phong….
(107)- Phong phì : “phì” là chân tay bị liệt, phong phì là một chứng trúng phong mà chân tay bị liệt, không co lại được.
(108)- Thiên khô : khô héo một bên người, chỉ chứng trúng phong mà nửa người bị bại liệt.
(109)- Phong ý : “ý” là thốt nhiên hôn mê mà đờm kéo lên sè sè, chỉ chứng trúng phong có hiện tượng như thế. (110-111)- Than, hoán : 2 chứng trúng phong mà chân tay tê dại, khơng cử động được, “than” có hiện tượng gân mạch bng lặng, “hốn” có hiện tượng khí huyết rời (hoặc giải chân tay bên tả tê dại, gọi là THAN, bên hữu tê dại gọi là HOÁN)
(112)- Tiên quyết : “tiên” là nung nấu, “quyết” là mê ngất đi ; một chứng do buồn phiền, nhọc mệt quá độ, âm tinh khuy tổn, dương khí thiên thịnh, lại cảm thêm thứ khí mùa hè, bị cả dương khí và thứ khí nung nấu, làm cho người ta mê ngất đi, gọi là “tiên quyết”.
(113)- Bạc quyết : “bạc” là bức bách, “quyết” cũng là mê ngất, một chứng do tức giận lớn, dương thịnh, khí nghịch, huyết theo khí lên, uất tích ở trên đầu, cả khí huyết cùng rối loạn, bức bách, làm cho mê ngất đi, gọi là “bạc quyết”.
(114)- Gỉai diệc : “giải” là rời rã, “diệc” là mõi mệt (bải hoãi). Chỉ cái hiện tượng của gân xương. Giải diệc là mọt chứng bịnh do Can Thận hư tổn, tinh huyết không đủ. Can chủ gân, Thận chủ xương, can thận không dinh dưỡng được gân xương, nên cảm thấy rời rã mõi mệt. Tố-Vấn : Bình nhân khí tượng luận có nói tới chứng này.
(115)- Nhục nuy : cơ nhục bị tê dại, cơ nhục thuộc Tỳ, do Tỳ nhiệt, cơ nhục không được dinh dưỡng, hoặc ở nơi ẩm thấp lâu ngày, thấp tà nhiễm vào cơ nhục mà sinh ra.
(116)- Năm chứng ẩm : “ẩm” là chứng thủy dịch (chất nước uống) trong người, khơng vận hóa được, đình tích lại ở xoang bung hoặc tứ chi mà gây bịnh. Người xưa chia 5 chứng ẩm :
1- “Chi ẩm” tức chứng “thủy ẩm xung Phế”. Do thủy dịch đình lưu ở vùng Vị quản, xung ngược lên Phế, làm ho suyễn, phải ngồi tựa mà thở, không nằm được.
2- “Lựu ẩm” : chứng ẩm mà thủy dịch đình lưu trường kỳ, do trung tiêu tỳ vị dương hư, tân dịch khơng vận hóa, gây nên miệng khát, hơi thở ngắn, các khớp xương chân tay đau nhức.
3- “Đàm ẩm” : chứng ẩm có đờm, chia hư thực khác nhau, chứng hư do tỳ thận dương hư, thủy dịch lưu tán ở vùng trường vị, gay nên tức ngực, ngắn hơi, vị quản có tiếng nước dao động ; chứng thực do thủy dịch phục tàng ở vùng trường vị, làm vị quản căng đầy, tiết tả, trong ruột có tiếng nước kêu róc rách.
4- “Huyền ẩm” : thủy dịch đình tụ ở dưới mạng sườn, thường ho hoặc nhổ dãi, kéo chằng 2 bên sườn mà đau tức, có kí đau lên cả vùng ngực làm ụa khan.
5- “Dật ẩm” : thủy dịch lưu trệ ở ngồi cơ biểu, có hiện tượng thân thể nặng nề, tứ chi phù thũng. (117)- Đại giả tiết : xem chú thích (123) ở dưới.
(118)- Xơn tiết : xem chú thích (124) ở dưới.
(119)- Thận tiết : cũng gọi “thần tiết”. hay “ngũ canh tiết”. THẦN là sáng sớm, NGŨ CANH là canh năm. Nói chứng tiết tả thường đi vào thời gian sáng sớm, canh năm, do Thận dương hư, không ôn dưỡng được tỳ vị mà sinh ra.
(120-121)- Đổng tiết : “đổng” là rỗng khơng, nói chứng tiết tả đi nhiều q, trong bụng rỗng khơng, khơng cịn vật gì nữa (ĩa tháo lỏng). – Nhu tiết : cũng gọi “thấp tiết”, tức chứng đi tả tóe như nước, do Tỳ hư khơng chế được thấp mà sinh ra. Hoặc giải đổng tiết và nhu tiết đều là chứng thấp tiết cả.
(122)- Vụ đường : xem chú thích (125) ở dưới.
(123)- Lý cấp hậu trọng : một từ ngữ dùng chỉ hiện tượng của chứng lỵ. “lý” là trong bụng, “hậu” là hậu mơn. Nói chứng lỵ thường trong bụng cấp bách, một đi đại tiện ngay, nhưng khi đi, thì ở hậu mơn lại bức rức khó đi, nên gọi “lý cấp hậu trọng”. Chứng lỵ, xưa gọi là “đại giả tiết”, và đây giải là chứng “lý cấp hậu trọng” tức chứng lỵ vậy.
(124)- Xôn tiết : “xôn” là thức ăn tiết tả ra ngun thức ăn (có sơi và đau bụng), gọi là “xơn tiết”. Bịnh ở Tỳ : nói do tỳ hàn, thủy cốc khơng vận hóa được mà sinh ra (hoặc giải là do Can uất Tỳ hư).
(125)- Vụ đường : “vụ” là con vịt, “vụ đường” là ỉa phân vịt, phân có lẩn nước, màu xanh đen. Chứng này do Đại trường có hàn (hoặc nói là trong người vốn có thấp tà, lại nhiễm phong hàn mà sinh ra).
(126)- Trường cấu : chứng đi lỵ ra chất nhầy, do Đại trường có nhiệt.
(127)- Tỳ ước : “ước” là khơ rút ; ý nói chứng này do Tỳ khí hư, tân dịch khơ rút, nên đại tiện rắn, và Vị khí cường, thủy dịch chỉ đưa xuống Bàng quang, nên tiểu tiện lợi.
(128-129)- Cách, yết : tên gọi 2 chứng bịnh. CÁCH là vùng ức bị ngạnh tắc, các thức ăn uống khơng xuống được ; YẾT : là đường họng có cảm giác mắc nghẹn, khơng nuốt được, người ta thường gọi chung là “yết, cách”. Là loại bịnh khó chữa, do Can Tỳ bị tổn thương, huyết và tân dịch khơ kiệt, khơng ăn uống gì được, nhiều khi chết. Các chứng lo, giận, lạnh, nóng, khí và lo, nghĩ, nhọc, ăn, khí, đều là nói cái ngun nhân của 2 bịnh đó.
(130)- Chín khí (cữu khí) : chín loại bịnh về “khí” như : MỪNG thì khí thư hỗn ; GIẬN thì khí xung nghịch ; NGHĨ thì khí uất kết ; THƯƠNG thì khí tiêu trầm ; SỢ thì khí sụt xuống ; KINH thì khí rối loạn ; NHỌC (nhọc mệt) thì khí hao tán ; LẠNH thì khí thu liễm ; NĨNG (nắng) thì khí phát tiết. (xem Tố-Vấn Cử thống luận).
(131-132)- Tích tụ : 2 chứng bịnh có khối tích hoặc tụ lại trong xoang bụng. TÍCH là loại hữu hình, kết khối khơng tan, và đau cố định một chỗ, thuộc “ngũ tạng” và “huyết phận”. TỤ là loại vơ hình, khi tụ khi tan, đau khơng cố định một chỗ, thuộc “lục phủ” và “khí phận”.- Năm chứng tích có tên gọi riêng, theo ngũ tạng, như “phì khí, tức bơn….”nói ở đưới, cịn sáu chứng tụ thì khơng có tên gọi riêng.
(133)- Năm chứng đản :
1- Hoàng đản : một chứng bịnh thân thể, tròng mắt, và nước tiểu đầu hiện màu vàng ; do Tỳ Vị uất kết thấp nhiệt, hoặc Tỳ thấp sinh hàn, Vị phong sinh nhiệt mà gây nên.
2- Hồng hãn : tức chứng mồ hơi vàng (dính áo, vàng như nước Hoàng bá), do Phong thủy, thấp nhiệt gây nên. 3- Tửu đản : do uống rượu quá độ, thấp nhiệt uất tích, Tỳ Vị tổn thương mà sinh ra.
4- Cốc đản : do ăn uống no đói thất thường, Vị quản có tích trệ, thấp nhiệt mà sinh ra, thường sau khi ăn xong, thì đầu chống váng, trong bụng buồn bực khơng yhên .
5- Nữ lao đản :do sau khi nhọc mệt, no say mà hành phịng gây nên, chứng này thì thân thể vàng, nhưng trên trán hơi đen, à bụng dưới đầy tức.
(134-135)- Ngũ luân, bát khuếch : Luân là bánh xe, ví với sự vận động của con mắt ; khuếch hàm nghĩa thành qch, ví với sự phịng ngự của con mắt ; người xưa chia con mắt làm nhiều bộ phận, có ngũ luân và bát khuếch khác nhau. Ngũ luân chia theo ngũ tạng : 1.Thủy luân là đồng tử, chủ Thận.- 2. Phong luân : là tròng đen, chủ Can.- 3. Khí
ln : trịng trắng, chủ Phế.- 4. Huyết luân : là 2 kẻ mắt trong ngoài, chủ Tâm.- 5. Nhục luân :là 2 mí mắt trên dưới, chủ
Tỳ.
Bát khuếch chia theo “bát quái”, ứng với lục phủ và mệnh môn, tam tiêu : 1. Thủy khuếch : là đồng tử, thuộc
Khảm, chủ Bàng quang.- 2. Phong khuếch : là tròng đen, thuộc Tốn, chủ Đảm.- 3. Thiên khuếch : là tròng trắng, thuộc Kiền, chủ Đại trường.- 4. Hỏa khuếch và 5. Lôi khuếch : là kẻ mắt trong, thuộc Ly và Chấn, chủ Tiểu trường và Mệnh môn.- 6. Sơn khuếch ; 7. Trạch khuếch : là kẻ mắt ngoài, thuộc Cấn và Đoài, chủ Tâm bào lạc và Tam tiêu.- 8. Địa
khuếch : là 2 mí mắt trên dưới, thuộc Khơn, chủ Vị.
(136,137)- Anh, lựu : 2 loại bướu u, ANH thường sinh ở vùng cổ (tuyến giáp trạng), hoặc vai ; LỰU thường sinh ở vùng đầu, mặt, lưng, đùi, đều do đàm thấp, ứ huyết kết tụ lại.
(138)- Tâm thống : chỉ những chứng đau ở vùng thượng vị và vùng ngực. Có 9 chứng tâm thống :- 1. ẩm thống : do đàm ẩm.- 2. thực thống : do thực tích.- 3. phong thống : do thương phong.- 4. lãnh thống : do trúng hàn.- 5. nhiệt
thống : do trúng nhiệt.- 6. qui thống : do Tâm hư tổn.- 7. trùng thống : do trùng lãi.- 8. chú thống : do trúng quỉ khí, ác
khí.- 9. khứ lai thống : do ác khí, khi đau khí đở bất thường. (139)- Sán : tức sán khí, xem chú thích (70) ở trên.
(140)- Tam tiêu : 3 chứng tiêu khát.- Thượng tiêu bịnh ở Phế, nên cũng gọi Phế tiêu, hoặc Cách tiêu.- Trung tiêu bịnh ở Tỳ, nên cũng gọi Tỳ tiêu hoặc Vị tiêu.- Hạ tiêu bịnh ở Thận, nên cũng gọi Thận tiêu.
(141)- Năm chứng lâm : LÂM là chứng tiểu tiện không thông, dắt buốt, giỏ giọt… chia 5 chứng khác nhau : 1. Khí lâm : fo khid hóa uất trệ, bụng dưới trướngđau, đái dắt hoặc đái xong thì đau buốt.
2. Huyết lâm : do huyết nhiệt, hoặc huyết ứ, huyết hư, đái ra máu mà đau sít ở niệu đạo.
3. Lao lâm : do lao dịch hoặc phòng dục quá độ, Tỳ Thận thương tổn, đái dắt và đái xong thì âm bộ cùng eo lưng đau ê ẩm, chân tay mõi mệt.
4. Sa lâm : cũng gọi “thạch lâm”, đái ra cát sỏi, đau quặn vùng bụng dưới, hoặc đau trong ngọc hành do hạ tiêu thấp nhiệt.
5. Cao lâm : đái ra chất nhầy như mỡ, hoặc đục như nước gạo, do Bàng quang thấp nhiệt, hoặc Thận hư không ước chế được tinh dịch.
(142)- Năm chứng trĩ :
1. Tẩn trĩ : (trĩ cái) là chung quanh giang mơn sưng lồi ra, 5-6 ngày thì vỡ máu mủ.
2. Mẫu trĩ : (trĩ đực) là chung quanh giang môn sưng đau, nổi mụn thịt như cái vú chuột, thỉnh thoảng vỡ ra máu mũ.
3. Mạch trĩ : là chung quanh giang môn nổi những mụn nhỏ, ngứa và đau. 4. Huyết trĩ : là mỗi khi đi đại tiện, có máu trong như sợi chỉ băn ra. 5. Trường trĩ : là trong giang mơn có kết hạch, đau mà có máu.
(143)- Năm chứng tý : chứng tý chia theo bộ vị của ngũ tạng (xem ở dưới). “Tý” có nghĩa là bế tắc, nói tà khí làm bế tắc khí huyết, cơ thể mà sinh bịnh. Theo Tố-Vấn Tý luận : bịnh tý là do 3 thứ tà khí “phong, hàn, thấp” xâm nhập vào người, làm cơ nhục và gân xương đau nhức : phong khí thắng là hành tý ; hàn khí thắng là thống tý ; thấp khí thắng là
trước tý. Lại theo bộ vị của bịnh biến mà chia ra : bì tý (bì mao thuộc Phế) ; cơ tý (cơ nhục thuộc Tỳ) ; mạch tý (huyết
mạch thuộc Tâm) ; cân tý ( gân thuộc Can) ; cốt tý (xương thuộc Thận).
(144)- Chu tý : chứng tý đau nhức khắp người, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, trông di chuyển tả hữu, và đau liên miên, không lúc nào ngừng ; khác với các chứng tý nói trên.
(145)- Dũng thủy : nước vọt lên. Nước là âm khí, gốc ở Thận, ngọn ở Phế. Nay Phế truyền hàn xuống Thận, thì dương khí khơng hóa được ở dưới, nên nước tràn lên, như dòng suối vọt, rồi đọng ở Đại trường (Đại trường hợp với Phế) mà thành chứng dũng thủy.
(146)- Cách tiêu : một chứng do vùng trên màng cách, tân dịch khô kiệt, uống nước nhiều mà cứ tiêu đi cả.
(147)- Nhu xí : “xí” là chứng xương sống lung cứng thẳng, chia 2 thể “nhu và cương”. Nhu xí thì phát nóng, khơng ghê rét, mà ra mồ hơi ; cịn cương xí thì phát nóng, ghê rét, mà khơng có mồ hơi.
(148)- Phục giả : một chứng tích khối ẩn sâu ở trong bụng.- Tri : nguyên văn là chữ “trầm”, theo Trương-Chỉ- Thông, trầm tức là chứng tri. Phục giả và tri, đều do nhiệt kết ở Đại trường.
(149)- Thực diệc : DIỆC có nghĩa là biếng nhác, mỏi mệt, nói tuy ăn nhiều mà người vẫn gầy cịm, mỏi mệt, khơng có sức lực gì (chứng do Vị nhiệt, nên ăn nhiều và hay ăn chóng đói, tân dịch, vinh vệ khơ ráo, không sinh được cơ nhục, nên người gầy.)
Tỵ uyên : UYÊN có nghĩa là nước sâu, nước suối. Chứng này mủi thường chảy nước đục, như dịng suối khơng
ngừng ; nên gọi”tỵ uyên” (trước chảy nước đục, lâu ngày thì vàng đặc như mủ, có mùi tanh). Về ngun nhân thì đây theo Tố-vấn nói do Đảm nhiệt, nhưng ngồi ra cịn do Phế nhiệt, hay Phế hàn (ngoại cảm phong hàn).
(150)- toàn đoạn này, từ câu “Thận truyền hàn sang Tỳ” trở xuống, nói các chứng “truyền hàn, truyền nhiệt” của các tạng phủ, lấy ở Tố-vấn Khí huyết luận.