IV – TẠNG PHỦ VÀ KINH LẠC
2- Kinh mạch Thủ Dương Minh ĐẠI TRƯỜNG
(17). Thương dương : một huyệt khởi đầu của đường kinh Thủ Dương Minh Đại Trường ở cạnh trong đầu ngón tay trỏ.
(18). Trụ cốt : chỗ xương cổ gồ lên, ở trên huyệt Đại Truỳ của kinh ĐỐC. (19). Hàm răng : chỉ hàm răng dưới.
(20). Nhân trung : cũng gọi là Thuỷ cấu, một huyệt của kinh Đốc ở điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung (rãnh mũi và môi). Kinh Đại trường từ má vào hàm răng dưới, lại quanh ra lên môi trên, rồi giao tréo nhau tại huyệt Nhân trung. Đường mạch tả chạy sang hữu, đường mạch hữu chạy sang tả, cuối cùng dừng ở huyệt Nghinh hương mé ngoài cánh mũi.
(21). Hội kinh Vị : kinh Đại trường từ huyệt Nghinh hương qua hội với kinh Vị.
(22). Dọc dài đường kinh : nói các bộ vị mà đường kinh Đại trường đi dọc qua đều bị nóng sưng.
(23). Trân tử : quả trân, trân là một loài cây gỗ, mọc thành cụm, có thứ cao tới 2-3 trượng ; hạt quả nó có nhân, vị giống Hồ đào nhục. tác dụng bổ trung, ích khí lực, sung thực trường vị (ăn nó có thể làm cho người đỡ đói).
(24). Đào hoa thạch : một loại Xích, Bạch thạch chi, nhưng để vào lưỡi khơng dính, và chất rắn như đá, có điểm hoa, nên gọi Đào hoa thạch. Tác dụng chữa Đại trường trúng lạnh, đi lỵ ra máu mủ.
3- Kinh mạch Túc Dương Minh VỊ
(25). Giao hồ : nói kinh Vị từ chỗ phối hợp với kinh Đại trường (huyệt Nghinh hương) lên giao nhau tại gốc sống mũi và khởi đâu mạch ở đó.
(26). Đường mạch chính : nói đường ngồi mũi là đường mạch chính, có huyệt Thừa Khấp, huyệt khởi đầu của kinh Vị. ở chỗ đồng tử mắt thẳng xuống 7 phân, giữa nhãn cầu và bờ dưới hố mắt.
(27). Thừa Tương : chỗ lõm giữa rãnh môi cằm. Cũng là tên huyệt của kinh NHÂM. Ở chỗ lõm đó, đường kinh Đại trường từ hàm răng dưới lên giao nhau tại huyệt Nhân trung ; đường kinh Vị từ hàm răng trên xuống giao nhau tại huyệt Thừa Tương.
(28-29). Đại Nghinh, Giáp Xa : 2 huyệt của kinh Vị. Đại nghinh ở chỗ lõm của bờ trước góc hàm dưới ; Giáp Xa ở trước góc hàm dưới 1 khốt ngón tay.
(30). Thượng Quan : cũng gọi Khách chủ nhân, một huyệt của kinh ĐỞM, ở trên xương trước tai, khi há miệng thấy có chỗ lõm. Về đường đi của kinh Vị, Linh-Khu nói : “Thượng nhĩ tiền, quá Khách chủ nhân”, nghĩa là lên trước tai, qua huyệt Khách chủ nhân, sách Châm cứu học giải là kinh Vị giao hội với kinh Đởm tại huyệt này.
(31). Thần Đình : một huyệt của kinh Đốc ở phía trên trán, vào q chân tóc 5 phân. Kinh Vị có một đường hội với kinh Đốc ở huyệt này, do từ huyệt Đầu Duy (ở góc đầu) dẫn qua. Kinh Vị với 2 kinh Đốc, Nhâm có một mối tương thơng, tương quan về kinh khí, nên trên giao với Đốc ở huyệt Thần Đình, dưới giao với Nhâm ở huyệt Thừa Tương.
(32). Nhân Nghinh : chỗ có động mạch (tổng động mạch cổ) ở 2 bên kết hầu trước cổ. Cũng là tên huyệt của kinh Vị ở sau chỗ động mạch đó, cách kết hầu 1 tấc 5 phân.
(33). Khí Xung : cịn tên là Khí Nhai , vùng bẹn (vùng bụng dưới giáp với đùi). Cũng là tên huyệt của kinh Vị ở vùng đó.
(34). U Mơn : tên gọi của miệng dưới của Dạ dày. (theo Nạn Kinh).
(35). Bể Quan : vùng đùi trước trên. Cũng là tên huyệt của kinh Vị, ở gai chậu trước trên thẳng xuống, ngang với đáy chậu.
(36). Phục Thố : vùng cơ nhục nổi dầy và to ở trên đùi (khi duỗi thẳng đùi thì thấy rõ), hình giống con thỏ phục, nên gọi là “Phục Thố”. Cũng là tên huyệt của kinh Vị ở vùng đó, cách bờ trên ngồi xương bánh chè 6 thốn.
(37). Lệ Đoài : huyệt tận cùng của kinh Vị. Ở cạnh ngồi đầu ngón chân thứ hai, cách gốc móng 1 phân.
(38). Tam Lý : tức Túc Tam Lý, ở dưới huyệt Tất Nhãn ngoài 3 thốn, mào trước xương chày ngang ra 1 khốt ngón tay. Xem thêm chú thích “chỉ mu chân” ở dưới.
(39). Chỉ mu chân : một chỉ của đường kinh Vị. Kinh này, từ đầu gối xuống ngón chân, có 3 chỉ, một chỉ qua ống chân, mu chân, ra má ngồi ngón hai, dừng ở huyệt Lệ Đồi ; đó là chi chính ; và một chỉ đi rẽ từ huyệt Túc Tam Lý dưới đầu gối, cũng qua ống chân, mu chân, nhưng đi đường bên cạnh, và ra mé ngồi ngón ba. Cịn một chi nữa thì rẽ từ mu chân ra đầu trong ngón cái, tiếp hợp với đường kinh Thái Âm TỲ.
(40). Tiếng gỗ : nguyên văn là “mộc thanh”, chỉ những âm thanh phát ra ở các khí cụ bằng gỗ, mà người bịnh nghe thấy thì hoảng sợ.
(41). Can quyết : “can” (cũng đọc âm cân) là ống chân, “can quyết” là một loại bịnh do khí ống chân quyết nghich mà sinh ra, gồm các chứng cởi áo chạy quàng, trèo cao hát váng, ruột sơi, bụng trướng nói trên. “Can quyết cũng như Tỳ quyết” (xem chú thích 11 ở trên), một do khí ống chân, một do khí cánh tay, là 2 loại bịnh đặc biệt, cả tên gọi của nó nữa.