Kinh mạch Túc Thái Âm TỲ.

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 75 - 76)

IV – TẠNG PHỦ VÀ KINH LẠC

4. Kinh mạch Túc Thái Âm TỲ.

(42). Đầu ngón chân cái : huyệt Ẩn Bạch ở cạnh trong đầu ngón chân cái, cách gốc dưới móng 1 phân, là huyệt khởi đầu của kinh Tỳ.

(43). Hạch cốt : đầu trước (chỗ đầu tròn) xương bàn chân thứ nhất.

(44). Chi thơng tâm : kinh Tỳ,ngồi đường chính từ Tỳ, Vị qua màng cách, lên cuống hầu, vào lưỡi, cịn một chi từ Vị qua Cách, vào thơng với Tâm, đó là đường tương thơng của 2 kinh Tỳ với Tâm theo thứ tự chuyển tiếp của 12 kinh.

(45). Mình nhức, nặng : mình đau nhức và nặng nề. Linh-Khu nói : “thân thể giai trọng” = thân thể đều nặng nề, nguyên văn nói “thống nan di” = đau nhức khó chuyển động, khó chuyển đơng cũng là ý nặng nề đó.

(46). Các chứng : chỉ các chứng thuọc bịnh “thị động”, kể trên (từ vị quản đau đến mình nhức nặng). Đây nói nếu bịnh nhân đi đại tiện được, thì các chứng này sẽ đồng thời giảm bớt ngay. Xét các chứng ở đây, có 4 chứng vị-quản đau, ói hỏi, ăn trước mửa sau, bụng căng tức, thuộc thể bịnh Tỳ, Vị ; nếu đi đại tiện được là giảm bớt, cong chứng mình nhức nặng thì Linh-Khu để riêng ở sau, và chứng cuống lưỡi cứng để ở đầu, cũng khơng nói rõ thế nào ; vậy 2 chứng này, không phải loại chứng mà đi đại tiện được thì giảm bớt, chúng tơi nghi nó thuộc thể bịnh Kinh-lạc (kinh mạch Tỳ lên cuống lưỡi, tản ở dưới lưỡi), khác với thể bịnh Tỳ Vị, nên được để riêng ra.

5. Kinh mạch Thủ Thiếu Âm TÂM

(47). Tâm hệ : chỉ đường mạch cả tạng TÂM liên hệ với các tạng khác (Tâm có hệ thống với 4 tạng Phế, Tỳ, Can, Thận ; 4 tạng này lại thông hệ với Tâm). Hoặc giải là chỉ các tổ chức huyết quản ở chung quanh tạng Tâm, tức các huyết quản lớn trực tiếp với tạng Tâm ; gồm động mạch chủ, động và tỉnh mạch Phế.

(48). Chi Tâm hệ : một chi của kinh Tâm, từ Tâm hệ đi lên hầu, lên mắt, đó là chi phụ ; cịn một chi, cũng từ Tâm hệ, nhưng đi lên Phế, ra nách tay, dừng lại đầu ngón tay út thì là chi chính, nói ở dưới.

(49). Thiếu Hải : một huyệt của đường kinh Tâm, ở cách đầu trong khuỷu tay 5 phân (gấp khuỷu, đầu trong nếp gấp khuỷu tay).

(50). Đoái Cốt : cũng gọi là Nhuệ Cốt, tức chỗ đầu lồi củ của xương trụ, ở cạnh trong cổ tay. (51). Thiếu Xung : một huyệt tận cùng của đường kinh TÂM. Ở đầu cạnh trong ngón tay út.

(52). Thái Dương : chỉ kinh Thủ Thái Dương TIỂU TRƯỜNG. kinh Tâm giao vói kinh Tiểu Trường qua huyệt Thiếu-Xung.

(53). Chỗ này chính nguyên văn là “đa khí đa huyết” (khí huyết cùng nhiều) ; nhưng đối chiếu với Tố-Vấn, không đúng (do sao chép lầm) nên chúng tôi sửa lại.

6. Kinh mạch Thủ Thái Dương TIỂU TRƯỜNG

(54). Thiếu Trạch : huyệt khởi đầu của kinh TIỂU TRƯỜNG. Ở cạnh ngồi đầu ngón tay út, cách gốc dưới móng tay 1 phân.

(55). Nhuệ Cốt : tức Đoái Cốt, xem chú thích 50 ở trên.

(56). trong tai : đường mạch của kinh Tiểu Trường từ dưới ngồi mắt, qua huyệt Thính Cung dẫn vào trong tai. (57). Thái Dương : chỉ kinh Túc Thái Dương BÀNG QUANG. Huyệt mắt : tức huyệt Tinh-Minh (chỗ lõm hai bên trên đầu mắt trong). Là huyệt khởi đầu của kinh Bàng Quang ; và kinh Tiểu Trường giao hội với kinh Bàng Quang cũng qua huyệt này.

(58). Đoạn này, nguyên văn chép sót phần “khí huyết nhiều ít”và chứng “ách thơng” (cổ họng đau, một chứng trong loại bịnh thị động) của kinh Tiểu Trường, nên chúng tôi theo Linh-Khu mà sửa thêm vào.

7. Kinh mạch Túc Thái Dương BÀNG QUANG

(59). Khoé mắt trong : chỉ huyệt Tinh Minh, xem chú thích 57 trên.

(60). Thiên Trụ : tên huyệt của kinh Bàng Quang, ở chân tóc sau gáy, 2 bên xương thiên trụ (xương sống cổ). Hai đường chỉ của kinh Bàng Quang ở mỗi bên dọc lưng, phân ra từ huyệt này.

(61). Uỷ Trung : tên huyệt của kinh Bàng Quang, ở chính giữa nếp khoeo gối, nơi giao hội của 2 đường chỉ kinh này từ trên lưng dẫn xuống.

(62). Bể Khu : chổ đầu nổi cao (mấu chuyển lớn) của xương đùi. Vùng này có huyệt Hồn-Khiêu của kinh Thiếu Dương ĐỞM. Nhân đó, Bể khu cũng là biệt danh của huyệt Hoàn-Khiêu (kinh Bàng Quang giao hội với kinh Đởm tại chỗ huyệt này).

(63). Kinh Cốt : đầu sau (chỗ lồi củ) của xương bàn chân thứ 5 (phía ngồi bàn chân). Cũng là tên huyệt của kinh Bàng Quang, ở dưới đầu xương đó.

(64). Chí Âm : huyệt tận cùng của kinh Bàng Quang ; ở ngồi đầu ngón chân út, cách gốc dưới móng chân 1 phân. - kinh Bàng Quang giao hội với kinh THẬN qua huyệt này.

(65). Khảo-quyết : “khảo” là mắt cá chân, “khảo quyết” là một loại bịnh tổn thương từ vùng mắt cá chân ngược lên, do đường gân ở nơi đó bị bại liệt.

8. Kinh mạch Túc Thiếu Âm THẬN

(66). Dũng Tuyền : điểm nối 1/3 trước và 2/3 sau của đường dọc giữa gan bàn chân. Huyệt khởi đầu của kinh THẬN. Huyệt này từ phía dưới đầu ngón chân út (phía trong) chỗ có huyệt Chí-Âm của kinh Bàng Quang chuyển tới.

(67). Nhiên Cốt : chỗ đầu lồi (đầu sau) của xương thuyền, ở phía trước và phía dưới mắt cá chân trong. Cũng là tên huyệt, tức huyệt Nhiên-Cốc của kinh Thận, ở dưới đầu xương đó.

(68). Can, cách : tạng Can và màng Cách. (69). Thiệt căn : gốc lưỡi, cuống lưỡi.

(70). Lạc quanh Tâm : nói kinh Thận có một đường từ Thận lên Phế ; lạc vào quanh vùng Tâm, đó là đường Phế Thận tương giao (kim thuỷ tương sinh). Tâm Thận tương giao, và cũng là đường tương giao của 2 kinh Thận với Tâm Bào. Theo sự chuyển tiếp của 12 kinh. Huyệt DU PHỦ là huyệt tận cùng của kinh Thận, cũng gần vùng này.

(71). Cốt quyết : “cốt” là xương, thuộc Thận. “cốt quyết” là một loại bịnh do Thận kinh suy nhược, nếu khí xương cốt quyết nghịch mà sinh ra.

(72). Thận quyết : một loại bịnh do Thận khí quyết nghịch mà sinh ra. (73). Túc : một thứ lúa nhỏ bông, nhỏ hạt.

9. Kinh mạch Thủ Quyết Âm TÂM BÀO LẠC

(74). Vùng sườn : vùng có huyệt Thiên Trì, ở dưới nách 3 thốn, ngồi đầu vú 1 thốn. Là huyệt khởi đầu của kinh Tâm-Bào.

(75). Trong Tâm, ngồi Phế : nói kinh Tâm Bào đi ở đường giữa cánh tay, mà đường trong là kinh Tâm, đường ngoài là kinh Phế.

(76). Trung Xung : một huyệt tận cùng của kinh Tâm Bào, ở cạnh trong đầu ngón tay giữa.

(77). Lao Cung : một huyệt của kinh Tâm Bào ở giữa lòng bàn tay (theo Thập-Tứ kinh phát huy : co cả 2 ngón tay giữa và vơ danh vào lịng bàn tay, lấy điểm trung gian của 2 đầu ngón trỏ).

(78). Đầu ngón thứ tư : tức đầu ngón tay vơ danh. Nói kinh Tâm Bào có một đường từ huyệt Lao Cung rẽ lên cạnh trong đầu ngón vơ danh (về phía ngón út) giao hội với kinh Tam Tiêu, qua huyệt Quan Xung.

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)