YẾU QUYẾT TÌM THẦY HỎI BỊNH

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 147 - 161)

VII – PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ

YẾU QUYẾT TÌM THẦY HỎI BỊNH

Đơng-Pha (13) tiên sinh từng nói : “Xưa nay, tơi tìm thầy thuốc, nguyên từ lúc ngày thường, đã để ý nhận xét thầy

hay, thầy dở ; đến khi có bịnh, mời tới. thì trước kể hết căn nguyên phát bịnh, sau mới cho chẩn mạch, để thầy thuốc biết rõ chứng bịnh ấy ở đâu, hư thực hàn nhiệt, được xác định trước ở trong tâm. Khi đó, dù mạch có hiện tượng tương tự, cũng không thể ngờ vực được, như thế, tuy gặp thầy thuốc bậc trung, mà trị bịnh cũng thường kiến hiệu. Ta chỉ cần khỏi bịnh, chứ làm khó khăn cho thầy thuốc để làm gì ??”

Lời nói trên, thật là lời răn dạy và thức tỉnh cho những người mê muội ở đời. Vì lẽ sao ?

Vì mạch với chứng phải đi đơi với nhau, xem mạch là để phân tích những điểm mà chứng chưa rõ ràng ; hỏi chứng là để tìm hiểu những điểm mà mạch còn che giấu, phải bằng mạch để phân biện chứng, thế mới gọi là “đắc thủ ứng tâm” (14). Phải hỏi chứng để tham khảo mạch, thế mới gọi là “y giả ý giả” (15). Sao chỉ được dùng mặt này mà bỏ mặt

kia.

Tôi lấy làm lạ, sao người đời nay lại thường giấu bịnh mình, để cho thầy thuốc chẩn đốn, muốn thử xem thầy có giỏi khơng ? – Cịn thầy thuốc cũng khơng thèm hỏi bịnh, cứ chẩn mạch bừa phứa, để tự khoe tài năng của mình, thậm chí có người bịnh trước bị lầm thuốc, hoặc ăn uống sinh hoạt có điều sai trái, đều giấy thầy thuốc dù hỏi cũng khơng nói hêt, đến nổi thầy thuốc phải tìm bịnh ở chỗ mơ màng, phân biện hàn nhiệt, hư thật một cách hồ đồ khơng chính xác, sai một ly đi một dặm, như thế có khác gì vứt bỏ tính mạng mình cho người ta dùng thuốc thử nghề khơng ??

I

“Chẳng có tích chẳng nên hạ lỵ” Lời Vô-Khái xưa (16) đã chép biên,

Hoặc xích hoặc bạch biết nhìn, Xích bạch tương tạp hỗn chen lộ đồ(17).

Hoặc là khí tựa bọt cua,

Đỗ nhiệt triền thống (18) đau gị địi thơi Muốn đi chẳng lấp kịp vồi (19) Chợt đặt trơn gồi, tích liền xón ra.

Bàn hồn, bức bách, bơn ba (20) Về chưa đến nhà thì lại muốn đi.

Đời truyền rằng ấy đau đì, Rặn đã è è, ngày nhẫn (21) trăm phen.

Nằm ngồi đi đứng chẳng yên,

Mời thầy chuốc thuốc, muốn xin ngăn đừng. Vội tìm Bạch truật, Can khương,

Kha tử, Anh túc, Mộc hương, Xa tiền, A dao, Đậu khấu, Hòng liên,

Hồi sơn, Phượng vĩ, Mao căn, Lệ phịng (22) Vỏ Khế, vỏ Sắn, vỏ Sung,

Vỏ Dụt, Bàu bí (23), sáp Ong, trứng Gà. Trần Mễ cùng Cẩm địa la,

Ăn cơm rang, uống nước Dừa phục thôi. Rơm chữa nhà cháy (24) thương ôi ! Đại-trường bế sáp, rặn lịi trơn ra.

Thũng chân, nặng mặt, sưng da, Hơi cơm, nhạt miệng, khí đà mỏng manh.

Đấng phàm (25), khong biết lỗi mình, Đổ thừa phần mộ, yêu tinh, ngoại tà.

Lập đàn tra khảo cho ra,

Thêm có bóng bà, thủy tộc, thủy quan (26)

Nguyễn-Ngung, Hồng-Cấn, Phạm-Nhan (27) Rước cơng thờ cốt (28) nào toan tiếc gì.

Càng chữa cngf bực nhiều bề, Tiền thì đã hêt, tật thì cịn mang.

Chẳng thấy lời yếu quyết rằng : “Lỵ xuất tích trệ” sự chăng (29) cịn ngờ.

“Tích” là vật tích muốn ra, Nhiễu tề lý cấp (30) đi đà mau chân.

“Trệ” là khí trệ cầm ngăn,

Quẫn bách hậu trọng (31) nhiều phần gian truân. Ấy là hạ lỵ bịnh nhân (32)

Biết hay cảm thụ (33) căn nguyên chẳng ngờ. Sắc dù xích bạch tạp nhơ,

Mạch dù cả mọn, mau thưa (34) chẳng nề. Nhất giai thơng lợi hành chi (35) Tích tiêu khí thuận, tức thì liền thơng.

Chữ rằng “hí bổ ố cơng” (36) Nào hay là sự “công trung bổ tồn”(37)

Thông nhân thông dụng (38) kẻo buồn, Hạ tiêu đóng chặt, nào cịn tích đâu.?

Ấy là chữa lỵ phép mầu,

Bí phương hóa trệ đứng đầu hiệu thay. Có tích thơng lợi liền tay, Nếu đi hết tích, tật rày liền yên.

Thấy còn tâm nhiệt, khát phiền, Hợp Thiên thủy tán, Ích nguyên một liều.

Nước trong (39) múc lấy hòa đều, Lỵ gia thành được, phép u (40) truyền lịng.

Có người huyết lỵ ròng ròng, Rặn ra những máu hỗn đồng chẳng đang.

Ngũ-linh, Mạch-môn sắc thang, Điều hịa Ba đậu, Đại hồng (41) 5 viên.

Dù còn đau đớn chưa yên, Khung, Qui đại bổ tâm can liền ngừng.

Phương kinh nghiệm lại truyền rằng : Xuyên Đương qui vĩ, Đại hoàng cẩm văn (42)

Rượu dầm sắc đến 7 phân,

Đói lịng chọn lúc giờ Dần (43) uống thơi. Hành tâm (44) trục huyết cho rồi, Thuốc lành bịnh đã, mừng vui cả nhà.

YẾU QUYẾT CHữA BỊNH KIẾT LỴ

Vơ-Khái nói : “Khơng có tích thì khơng thành bịnh lỵ”. Lỵ là do tích trệ mà ra, tích là vật tích ; trệ là khí trệ. Vật tích muốn ra, nhưng vì khí trệ, bị giằng giữ lại, khơng ra được cho nên có chứng trạng hạ trụy lý cấp (45). Bổng mắc đi, bổng lại thơi ; có khi ngày đêm đi tới 100 lần, ai mà chẳng muốn cho cầm ngay. Nhưng không biết bịnh này phát sinh là do vật tích khí trệ ; khơng thể cầm ngay được.

Vậy nay, hễ thấy triệu chứng, như trên : không cứ lỵ sắc đỏ hay trắng, mạch to hay nhỏ, nhất thiết dều dùng thuốc thông lợi để tiêu trừ đi.

Vật tích thì dùng các vị Ba đậu, Đại hồng ; khí trệ thì dùng các vị Chỉ xác, Cát cánh, Thanh bì, Bồng nga truật.

Hai phương pháp này hỗ trợ cho nhau, nhất định sẽ thành cơng.

Ngồi ra, lại dùng thêm Hoàng liên, A dao viên (46) để giúp sức, thì hiệu nghiệm càng rõ rệt. Vì thế bịnh lý phần nhiều do cảm nhiễm khí nắng, nhiệt tà ẩn phục ở trong, lại thêm ăn uống rượu, miến, các đồ thịt nướng mà gây nên, nay dùng A dao là vị thuốc chủ yếu chữa bịnh Đại-trường, nếu có nhiệt độc lưu trệ, thì nó làm cho sơ thông ; Nếu không nhiệt độc lưu trệ, thì nó giữ được n ổn. Gỉa như hiệu thuốc khơng có bán thuốc hồn sẳn, thì dùng ngay các vị A giao sao, Đương qui, Thanh bì, Xích phục linh, Hồng liên, cho thêm Ô mai cùng mật đặc vào, sắc uống, rất có thể tẩy trừ các chất dơ bẩn tích trệ. Tích trệ đã hết, thì đi lỵ sẽ thưa dần.

Tiếp đó, dùng các vị Mộc hương, Phục linh, Sa nhân, Đậu khấu, Trần bì, Cam thảo, sắc uống, để điều hịa Tỳ Vị, thì tự nhiên muốn ăn, ăn thì chất cặn bả tiêu cả xuống Đại trường ma thốt ra ngồi, sau cùng, dùng chân nhân dưỡng tang thang. Dị giản Đoạn hạ thang tức là khi có thể cho thuốc ngừng lỵ thì cho để ngừng được.

Bí phương hóa – trệ hồn

Phương này, điều lý tất cả chứng khí, tiêu trừ tất cả các chứng tích có cơ năng thơng mà tắc, cướp được quyền tạo hóa, có diệu dụng tả mà bổ, điều lại khí âm dương. Những chứng lỵ ngoan cố lâu ngày, nó sẽ làm mịn dần mà tiêu đi, và những chứng lỵ tích trệ mới phát, nó sẽ làm khai thông mà khỏi ngay.

Nam Mộc hương Đinh hương, Hồng liên, Quất

bì (đều bỏ cùi trắng) } Đều 1 phân rưỡi Thanh bì

Kim tam lăng (lùi) Nga truật (lùi), Bán hạ } Đều 5 phân Các vị trên, phơi khô tán bột.

Ba đậu (bỏ vỏ, cho vào nước sơi, bỏ ruột, rịi đựng vào lọ sành, ngâm với rượu, sau lấy sao khơ) dùng 3 phân rưỡi, nghiền hịa với thuốc bột trên.

Ơ mai (dùng thứ có thịt day, bỏ hột, thái nhỏ, sấy khô, tán bột) lấy 5 phân hòa với dấm thanh, dùng lửa nhỏ nấu thành cao cũng hòa với thuốc trên.

Thuốc hòa xong dùng 8 phân bột mì hịa với nước cho vừa, lửa nhỏ nấu làm hồ viên bằng hạt kê nhỏ liều uống 5-7 viên. Người khỏe uống 10 viên, với nước thang vỏ Qúit uống lúc sáng sớm cịn đói lịng.

Thường uống sẽ tiêu mịn chứng tích. Khơng muốn thơng lợi, thì dùng nước bọt nuốt xuống. Thức ăn đình trệ, bụng no tức, thang bằng nước sắc Chỉ xác.

Tích thực, do ăn vật gì thì lấy nước vật ấy mà uống nguội.

Nhân ăn vào mà nôn khơng ngừng, nuốt với nước bọt, thì ngừng nơn ngay. Ăn rồi đi ngồi khơng ngừng, hoắc loạn ụa thổ, đều thang bằng nước lạnh. Đi lỵ ra máu thang bằng nước sắc Cam thảo để nguội.

Đi lỵ ra như mũi, thang bằng nước sắc Can khương để nguội.

Đi lỵ ra vừa máu vừa mũi, thang bằng nước sắc Cam thảo, Can khương. Khí động, thang bằng nước sắc Thạch xương bồ.

Các chứng khí thống, thang bằng nước sắc Gừng sống với vỏ Qúit Chứng tiểu trường sán khí (47), thang bằng rượu ngâm Hồi hương. Đàn bà khí huyết khơng điều, thang bằng nước sắc Đương qui.

Nếu cần thông lợi, thì dùng nước Gừng đun sơi làm thang, và tăng thêm số viên thuốc. Chưa thông lợi được lại uống lần nữa. Thông lợi quá nhiều, cho uống một ngụm nước lạnh thì cầm ngay.

Trẻ con cam tích thì cho uống thường xuyên và thang bằng nước cơm ; không cứ thời giờ nào, tùy số tuổi mà thêm hay bớt số viên thuốc.

Thuốc này, được chất nóng thì đi ; được chất lạnh thì chỉ. Đàn bà có thai khơng được dùng.

Thiên thủy tán

(Còn gọi Lục nhất tán)

Đây là một bài thuốc chữa lỵ hay tuyệt, vì tác dụng chủ yếu của nó là “Táo thấp, lợi thủy, sung thực lục phủ, hóa

nhiệt độc, thơng tích trệ, bổ tỳ vị, giáng hỏa tà phù Việt” và chữa các chứng trúng nắng tả lỵ, mình nóng, phiền khát,

tiểu tiện không lợi, công hiệu không kể xiết.

Hoạt thạch (trắng, nhẵn là tốt) 6 đồng cân Cam thảo (chích) 1 đồng

Hai vị tán bột, liều uống 2 đồng cân, thang bằng nước nóng có hịa vào một ít mật (khơng có mật cũng được) ; ngày uống 3 lần. Thích uống lạnh thì hịa với nước giếng mới kín về.

Thuốc này tính hàn lương, có tác dụng giải tán uất phiền. Nếu bịnh chưa khỏi thì nên uống nhiều, chỉ có lợi mà khơng tổn hại gì.

Đoạn hạ thang

(Chữa chứng lỵ đi ra máu mũi)

Cam thảo 5 phân Thảo quả (cả vỏ) 1 quả

A nhì túc xác thứ to 14 cái, bỏ đốt đều, thái, nghiền ra tẩm rượu sao khô. Các vị trên tán bột, chia hai lần uông, mỗi lần dùng Gừng 3 miếng, táo 3 quả, Ô mai to 3 quả, sắc uống, trước khi ăn cơm.

CHỨNG TRẠNG VÀ CÁCH CHỮA CHỨNG HUYẾT LỴ

Huyết-khí-luận (48) chép : “Gỉa như chứng huyết lỵ, dùng Ngũ-linh-tán gia Mạch môn thơng vào Tâm, dùng Ba

đậu, Đại hồng viên (49) để trục tích, mà chứng đau vẫn cịn, đó là vì huyết hư, khơng đủ nuoi dưỡng, cần gia Xuyên khung, hoặc Khung-quy thang để hỗ trợ thì mói hết đau”.

Gỉa vị Ngũ linh tán

Phục linh (bỏ vỏ) Bạch truật } Đều 1 phân rưỡi Trư linh (bỏ vỏ) Trạch tả

Quế bì } 1 phân

Thêm Mạch mơn (bỏ lõi)

Các vị trên tán bột, dùng làm một liều, sắc lấy nước, uống lúc đói lịng với viên Ba đậu đại hoàng dưới đây.

Ba đậu Đại hoàng viên

Cẩm văn Đại hoàng (bọc giấy ướt đem vùi trong lửa) Ba đậu (ngâm nước sôi bỏ ruột, bỏ màng)

Hai vị tán nhỏ, nấu bột mì làm hồ, viên bằng hạt ngơ đồng, liều uống 5 viên, uống với nước sắc thuốc thang tùy ý.

Rượu Đại hoàng

Chủ trị chứng huyết lỵ hay như thần.

Cẩm văn Đại hoàng (lùi) 1 lạng, Xuyên qui vĩ (rửa rượu) 5 đồng.

Các vị tán bột, ngâm rượu vô hôi (50) 1 đêm ; đun cách thủy, cạn còn 7 phân, lọc bỏ bã, uống ấm, hiệu nghiệm không kể xiết.

II

Ấy hạ lỵ, này là tả tiết,

Trình các thây cùng biết cùng hay, Lỵ thì có tích nhiều thay,

Tiết chẳng có tích, chảy ngay ròng ròng. Tiết vốn thuộc thấp làm xong,

Tỳ, Thận (51) thụ bịnh, đối cùng khác nhau. Tỳ hư Vị nhược phải đau,

Nặng nề mình mẩy, lo âu nhiều đường. Lại thêm Trung quản (52) tổn thương, Bụng nóng, sắc mặt hư hồng (53) khá thương !

Ta dùng Đậu khấu, Can khương,

Thương, Bạch (54), Hậu phác, Mộc hương hòa cùng. Ho xốc, thăn lưng đau vùng,

Bụng rốn đau chợt (55), mặt trông đen mầu. Bổ cốt chỉ (56) phải dùng mau, An Thận làm đầu, hợp chấn linh đan.

Những phương kinh nghiệm gia truyền, Đề cương chứng trị tay bèn chép ra.

YẾU QUYẾT CHỮA BỊNH TIẾT TẢ

Bịnh này có chứng Tỳ tiết, có chứng Thận tiết.

Tỳ tiết thì chân tay mình mẩy nặng nề, vùng dạ dày khó chịu, sắc mặt vàng hư, bụng rốn hơi đầy. Thận tiết thì da dẻ sợ lạnh, vùng thăn và eo lưng buốt đau, ho xốc, mặt đen, bụng rốn đau bất thần.

Chữa Tỳ tiết thì dùng các vị Thương Truật, Bạch truật, Hậu phác, Can khương, Mộc hương, Nhục đậu khấu (để sống) Chữa Thận tiết thì dùng Bổ cốt chỉ và các bài thuốc An-thuận hoàn, Chấn-linh đan.

An thận hồn

Xun ơ (giội nước nóng, bỏ vỏ và núm)

Lạt Quế Phục linh

Bạch truật Thạch hộc (tẩm rượu sao)

Bạch tật lê Ba kích

Nhục thung dung (tẩm rượu sao) Đào nhân (bỏ vỏ)

Tỳ giải Sơn dược

Phá cố chỉ (sao)

Các vị tán bột, luyện với mật làm viên, bằng hạt ngô đồng, liều uống 50-70 viên, thang bằng nước muối, uống khí đói lịng.

Chấn linh đan

Chữa chứng Thận tiết,

Vũ dư lương (nung lửa, tôi vào dấm, khơng cứ bao nhiêu lần, khi bóp tan ra là được) Xích thạch chi

Đinh đầu Đại giả thạch (cách chế như Vũ dư lương trên) Nhũ hương chính (nghiền riêng)

Một dược (nghiền bột) đều 1 lạng Tử thạch anh.

Ngũ linh chi, đều sàng bỏ cát sỏi, nghiền nhỏ, đều 2 lạng.

Các vị giã vụn, cho vào nồi đất đậy vung lại, nhào bùn với muối đắp kín đợi khơ, dùng than rắn 10 cân, nung đỏ, hết lửa làm chừng, rồi đem chôn dưới hố đất 2 đêm để tiết bớt hỏa độc.

Sau đem tán bột, dùng gạo nếp nấu hồ làm viên, bằng hạt củ súng nhỏ ; phơi gió cho khơ, liều uống 3 viên, dùng Phá cố chỉ sao và quả táo sắc làm thang ; hịa vào ít bột chung nhủ, uống khi đói lịng. Trẻ con bị chứng Thận tiết, đi ra như mủ trắng, khát nước ra mồ hôi, mặt sạm, răng rụng, sợ người, ghê lạnh, cũng dùng CHẤN LINH ĐƠN cho vào ít bột Chung nhủ và uống với thang táo cùng Cố chỉ sao như trên (dùng thang uống)

III

Ấy tả tiết này là thai nhiệt,

Thuở viêm thiên thời tiết sốt thay Thai hầu 7-8 tháng dầy,

Nhân chưng thủ nhiệt, lệ thay tử phiền (57) Động thai bức bách nổi lên,

Cho nên trở ngại ở trên yết hầu.

Tâm phúc trướng mãn (58) hằng đau, Tựa đường hạ lỵ làm nau (59) bồi hồi.

Bước lên nhà xí liền ngồi,

Rặn chừng chín một nồi xơi (60) lâu chầy. Sẩy liền khí hạ (61) nhẹ rày,

Thơng được một chốc rửa tay trở về. Đến nhà thì lại muốn đi,

Chưa từng thấy bịnh gian nguy dường này. Đề cương chứng trị chép bày,

Thai nhiệt tựa lỵ, biết thay lẽ dùng. Chớ làm giải lợi cho thông,

Nhiễu bất khả nhiễu (62), hợp dùng chớ lo. Ta làm phương TIỂU SÀI HỒ, Giao, Liên sao tĩnh (63) hợp cho một phần.

Đại hoàng, Chỉ xác nửa phần, Uống rồi điều đạo, (64) thai dần bình yên.

Ấy phương kinh nghiệm gia truyền, Ngày dùng thấy hiệu chép biên tỏ tường.

YẾU QUYẾT CHỮA ĐÀN BÀ THAI NHIỆT TỰA NHƯ LỴ

Đàn bà có thai 7-8 tháng, do cảm nắng, cảm nhiệt, sẩy nên chứng “tử phiền”, thai khí bực tức lên trên cổ họng tắc nghẽn, trong bụng trướng đầy, đi ngoài nặng trệ, tựa như chứng lỵ. Mỗi lần tới nhà xí, phải ngồi lâu khoảng thổi chín một nồi xơi, bổng chợt khí thơng xuống, mới đi đại tiện được một lần ; tục thường chữa bằng thuốc kiết lỵ. Khơng biết đó là chứng thai nhiệt tử phiền , nên dùng Tiểu sài hồ thang, chiêu với viên Hoàng liên A giao, hoặc dùng A giao (sao) Hoàng liên đều một phần, Chỉ xác, Đại hoàng đều nửa phần, chia làm 2 thang. Sắc nước Ơ mai, Gừng, Mật cho uống ;

đợi khí đại tiện thơng đều rồi, tiếp dùng Xun khung, Phục linh, Sa nhân, Cam thảo sắc uống để ổn định còn những phương Ngũ linh tán, Cảm ứng viên, Hương liên tán, Chú xa hồn, đều khơng phải là thuốc chữa bịnh này.

Tiểu Sài hồ thang

Sài hồ 2 đồng rưỡi Nhân sâm } Đều 1 đồng Hoàng cầm

Bán hạ 8 phân

Cam thảo 5 phân

Các vị thái nhỏ, dùng làm 1 thang, gia sinh Khương 3 lát, đại Táo 2 quả, nước 2 chén, sắc còn 1 chén ; lọc bỏ bã, uống ấm.

eee

Hoàng liên A giao hoàn

Hoàng liên 3 lạng A giao (sao) 1 lạng Xích linh 2 lạng

Hai vị Hồng liên và Xích linh tán bột, còn A giao hòa với nước làm hồ. Nhiều người dùng viên (sợ hồ A giao chóng khơ) to bằng hạt ngơ đồng, mỗi liều uống 30 viên với nước sôi, sau bữa ăn.

IV

Ấy thai nhiệt tựa đường hạ lỵ,

Này “chuyển bào”(65) đái trệ khơng thơng. “Bào” là bong bóng thực xong,

Thận vi biểu lay, hợp cùng phân duyên (66) Bàng quang chẳng có cửa trên (67) Có một cửa dưới tiểu biền (68) hằng ra.

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 147 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)