Mạch là cái khí ủy hịa của thiên chân (38) Ba bộ là Thốn, Quan, Xích.
Chín hậu là phù, trung, trầm (39) Ngũ tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.
Lục phủ là Đảm, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu. Bộ Thốn tay trái là mạch Tâm với Tiểu trường, thuộc Quân hỏa. Bộ Quan tay trái là mạch Can với Đởm, thuộc phong mộc. Bộ Xích tay trái là mạch Thận với Bàng quang, thuộc hàn thủy. Bộ Thốn tay phải là mạch Phế với Đại trường, thuộc táo kim. Bộ Quan tay phải là mạch Tỳ với Vị, thuộc thấp thổ.
Bộ Xích tay phải là mạch Mệnh môn với Tam tiêu, thuộc tướng hỏa. * Mỗi bộ đều có 3 hậu : phù, trung, trầm.
Mỗi bộ 3 hậu, 3 hậu nhân với 3 bộ thành 9 hậu. Hậu phù, chỉ bì phu, để xem bịnh về biểu, về phủ. Hậu trung, chủ cơ nhục, để xem về Vị khí (40) Hậu trầm, chủ gân xương, dể xem bịnh về lý, về tạng.
* bộ Thốn là dương, là thượng bộ, theo phép ở trời (41), là Tâm Phế, để ứng với thượng tiêu, chủ bịnh tật từ ngực lên đến đầu.
Bộ Quan là giữa âm và dương, là trung bộ, theo phép ở người (42), là Can Tỳ. Để ứng với trung tiêu, chủ bịnh tật từ cách mạc trở xuống đến rốn.
Bộ Xích là âm, là hạ bộ, theo phép ở đất (43) là Thận và Mệnh môn. Để ứng với hạ tiêu, chủ bịnh tật từ rốn xuống đến chân.
* Mạch 4 mùa là “huyền, câu”(44), “mao, thạch”
Mạch mùa Xuân là huyền, thuộc Can, phương đông, hành mộc. Mạch mùa Hạ là câu, thuộc Tâm, phương nam, hành hòa. Mạch mùa Thu là mao, thuộc Phế, phương tây, hành kim. Mạch mùa Đông là thạch, thuộc Thận, phương bắc, hành thủy. Mạch tứ q (45) là trì hỗn, thuộc Tỳ, trung ương hành thổ.
Mạch bình thường của 4 mùa là lục bồ đều đới (kèm) hịa hỗn, gọi là có “Vị khí” (46). Có vị khí thời sống, khơng vị khí thì chết.
* Một thở ra, một hít vào là một tức (47)
Mỗi tức có 4 lần mạch đến, gọi là bình thường, thái quá hay bất cập đều là mạch bịnh. “quan, cách, phú, dật” đều là mạch chết. (48)
Mạch mỗi tức 3 lần đến là mạch “trì”. 2 lần đến là mạch “bại”. đều là chứng lạnh và nguy. Mạch mỗi tức 6 lần đến là mạch “sác”, 7 lần đến là mạch “cực”, đều là chứng nhiệt quá mức.
Mạch mỗi tức 8 lần đến là mạch “thoát”, 9 lần đến là mạch “tử” (49) ; 10 lần đến là mạch “qui mộ” (50) ; 11, 12 lần đến là mạch “tuyệt hồn” (51)
Hai tức mạch mới đến 1 lần là mạch “chết”. * Ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Ngũ hành tương sinh là kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Hiện tượng tương sinh là tốt.
Ngũ hành tương khắc là kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim. Hiện tượng tương khắc là xấu.
Nếu bộ Tâm thấy mạch trầm tế, bộ Can thấy mạch đoản sắc, bộ Thận thấy mạch trì hỗn, bộ Phế thấy mạch hồng đại, bộ Tỳ thấy mạch huyền trường ; đều là gặp tương khắc. (52)
Nếu bộ Tâm thấy mạch đoãn, bộ Can thấy mạch hồng, bộ Phế thấy mạch trầm, bộ Tỳ thấy mạch sắc, bộ Thận thấy mạch huyền ; đều là găp sở sinh. (53)
* Mạch nam tay trái thường to hơn tay phải, đó là mạch thuận. Mạch nữ tay phải thường to hơn tay trái, đó là mạch thuận.
Mạch nam bộ xích thường yêu, bộ thốn thường mạnh, là mạch bình thường. Mạch nữ bộ xích thường mạnh, bộ thốn thường yếu, là mạch bình thường. Nam mà chẩn thấy mạch nữ là bất túc.
Nữ mà chẩn thấy mạch nam là thái quá. * Nam không nên để bị tả lâu
Nữ không nên để bị thổ lâu.
Tay trái thuộc dương, tay phải thuộc âm.
Trước bộ Quan thuộc dương ; sau bộ Quan thuộc âm.
Các chứng âm là hàn, các chứng dương là nhiệt.
Mạch “Nhân nghinh” để xem các chứng “ngoại cảm” do “6 khí” phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa của trời gây nên bịnh. Mạch Nhân nghinh phù thịnh là thương phong, khẩn thịnh là thương hàn, hư nhược là thương thử, trầm tế là thương thấp, hư sác là thương nhiệt.
Mạch “Khí khẩu” để xem xét các chứng “nội thương” do “thất tình” mừng, giận, lo, nghĩ, thương, sợ, kinh gây nên bịnh. Mừng thì mạch tán, giận thì mạch kích thích, lo thì mạch sắc, nghĩ thì mạch kết, thương thì mạch khẩn, sợ thì mạch trầm, kinh thì mạch động.
Mạch Nhân nghinh khẩn thịnh to gấp đơi mạch Khí khẩu là ngoại cảm phong hàn, đều thuọc vể biểu, là dương, là phủ.
Mạch Khí khẩu khẩn thịnh to gấp đơi mạch nhân nghinh là thương thực, nhọc mệt, đều thuộc về lý, là âm, là tạng. Mạch Nhân nghinh và Khí khẩu đều khẩn thịnh, đó là thương hàn kèm thương thực, là cả ngoại cảm và nội thương.
* Nam bị bịnh lâu ngày, mạch Khí khẩu xung thịnh hơn mạch Nhân nghinh là có “Vị khí”. Nữ bị bịnh lâu ngày, mạch Nhân nghinh xung thịnh hơn mạch Khí khẩu là có “Vị khí”. Đó là nói bịnh tuy nặng cịn có thể chữa ; trái lại là nghịch, thì khó chữa.
Ngoại nhân là bịnh do tà “lục dâm” (55) xâm tập vào. Nội nhân (56) là bịnh do “thất tình” phát sinh ra. Bất nội ngoại nhân (57) là bịnh do ăn uống, nhọc mệt, bị ngả, bị đánh mà gây nên.
* Sáu mạch (lục mạch) là : phù, trầm, trì, sác,hoạt, sắc. Phù là dương, ở biểu, là phong, là hư. Trầm là âm, ở lý, là thấp, là thực. Trì là ở Tạng, là hàn, là lạnh, là âm. Sác là ở Phủ, là nhiệt, là táo, là dương. Hoạt là huyết nhiều mà khí ít, là huyết có dư. Sắc là khí nhiều mà huyết ít, là khí riêng trệ.
* Tám điều chủ yếu (bát yếu) là : biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực, tà, chính. Tám mạch (bát mạch) là : phù, trầm, trì, sác, hoạt, sắc, đại, đỗn. Biểu thì phân biệt bằng mạch phù, là bịnh khơng ở lý.
Lý thì phân biệt bằng mạch trì, là bịnh khơng ở biểu. Hàn thì phân biệt bằng mạch trì, là tạng phủ tích lạnh. Nhiệt thì phân biệt bằng mạch sác, là tạng phủ tích nhiệt. Hư thì phân biệt bằng mạch sắc, là 5 chứng hư (58). Thực thì phân biệt bằng mạch hoạt, là 5 chứng thực (59). Tà thì phân biệt bằng mạch đại, là có ngoại tà xâm phạm.
Chính thì phân biệt bằng mạch hỗn, là khơng có ngoại tà xâm phạm. Các mạch hồng, huyền, trường, tán, là loại mạch phù. Các mạch phục, thực, đoản, lao, là loại mạch trầm. Các mạch tế, tiểu, vi, bại, là loại mạch trì.
Các mạch tật, xúc, khẩn cấp, là loại mạch sác. Các mạch động giao, lưu lợi, là loại mạch hoạt. Các mạch khâu, hư, kết trệ, là loại mạch sắc. Các mạch kiên thực, câu, cách, là loại mạch đại. Các mạch nhu, nhược, nhu hịa, là loại mạch đỗn.
* BẢY MẠCH THUỘC BIỂU (thất biểu) là : phu, khâu, hoạt, thực, huyền, khẩn, hồng. Phù là mạch ấn tay xuống thì sức yếu, nâng tay lên thì sức có dư.
Khâu là mạch án thấy giữa rỗng mà hai bên động tay. Hoạt là mạch động mà có sức, tựa hạt châu lăn trên mâm.
Thực là mạnh mà chắc, kiêm có cái tượng qua lại của mạch trường. Huyền là mạch căng dài như thấy ấn tay trên dây cung.
Khẩn là mạch chuyển động như xoắn dây vặn thừng. Hồng là mạch nổi to lên như làn sóng dâng.
Mạch Phù là trúng phong, mạch Khâu là thất huyết.
Mạch Hoạt thường nôn mữa, mạch Thực thường đi tả, nên phân biệt. Mạch Huyền là chứng co rút,, mạch Khẩn là chứng đau nhức. Mạch Hồng đại vốn riêng chủ chứng nhiệt.
* TÁM MẠCH THUỘC LÝ (bát lý) là : vi, trầm, hỗn, sắc, trì, phục, nhu, nhược. Vi là mạch lờ mờ như có lại như khơng.
Trầm là mạch nâng tay lên thì khơng thấy, ấn tay xuống thì có dư. Trì, và Đỗn là mạch đi chậm, mỗi tức chỉ khoảng 3 lần đến. Nhu là mạch đi tản mạn, lờ lững, nhỏ mà lại yếu.
Phục là mạch ấn tay sát tận xương mới thấy, tựa như mạch trầm. Nhược là mạch trầm mà yếu, lườn qua dưới ngón tay.
Sắc là mạch đi sít khơng lưu lợi, dạng như lưỡi dao khẽ cạo mảnh trúc. Mạch Trì là chứng hàn ; mạch Hỗn là chứng kết ; mạch Vi là chứng bĩ (60). Mạch Sắc là huyết ít ; mạch Trầm là khí trệ.
Mạch Nhược là gân lệt (61) do tinh khí kém.
* CHÍN MẠCH ĐẠO (cửu đạo) (62) là : rường, đoản, hư, xúc, kết, đại, lao, động, tế. Trường là mạch lưu lợi suốt 3 bộ.
Đoản là mạch không đầy đủ ở 3 bộ.
Xúc là mạch đi nhanh gấp, mà có lúc ngừng. Kết là mạch đi trì hỗn mà có lúc ngừng.
Đại (63) là mạch đang đi lại ngừng, không đều bù lại được thực đáng thở than. Lao là mạch căng như dây cung, trầm mà lại thực.
Động là mạch thường động luôn khơng n chỗ. Tế là mạch tuy có nhưng nhỏ như sợi tơ.
Mạch Trường mà đi hư xoắn dây, chủ chứng dương độc, nhiệt uất ở tam tiêu. Mạch Đoản chủ chứng khí uất tắc, chưa thơng đạt được.
Mạch Xúc chủ chứng dương khí bị bó lại, có khi kiêm trệ. Mạch Hư chủ huyết ít, móng sinh ra kinh sợ.
Mạch Đại chủ khí tán ; mạch Tế chủ khí ít. Mạch Lao chủ khí đầy xóc, có khi chủ đau nhức. Mạch Kết chủ tích khí, bức tức kiêm đau nhức. Mạch Động chủ chứng hư lao, lỵ huyết, băng huyết.
Phép đoán mạch chết – có “sáu mạch chết” là : “trước trác, ốc lậu, đàn thạch, giải tác, ngư trường, hà du.”
Trước trác : mạch đến 3-5 lần rồi bặt đi, tựa như chim sẻ mổ mồi. Ốc lậu : mạch đến như nước nhà dột, thỉnh thoảng mới nhỏ một giọt. Đàn thạch : mạch đến cứng rắn như bật tay vào đá, rồi tan đi ngay. Giải tác : mạch để tay vào thấy tán loạn, như sợi dây cởi bung ra. Ngư trường : mạch tựa có tựa khơng, giống như con cá lượn lờ.
Hà du : mạch đi trong khi yên tĩnh, thỉnh thoảng lại nẩy lên một cái, tựa như con tôm búng.
* TÁM MẠCH KỲ KINH (64) (Kỳ kinh 8 mạch) là 8 đường mạch của 8 kinh : dương duy, âm duy (65), dương cược, âm cược (66), xung, nhâm, đốc, đới (67).
Mạch Dương duy chủ bịnh nóng rét. Mạch Âm duy chủ bịnh đau vùng tâm.
Mạch Dương cược chủ bịnh âm hoãn mà dương cấp (68) Mạch Âm cược chủ bịnh dưỡng hỗn mà âm cấp (69)
Mạch Xung chủ bịnh khí xung ngược lên, trong bụng trướng đau.
Mạch Đốc chủ bịnh xương sống, cứng thẳng, và mê ngất mà chân tay lạnh.
Mạch Nhâm chủ bịnh trong bụng kết khí, ở nam là 7 chứng sán (70) ; ở nữ là chứng giả tụ (71). Mạch Đới chủ bịnh bụng đầy trướng, eo lưng ươn ươm, lạnh như ngồi trong nước.
* Bịnh trúng phong, mạch nên phù trì, kiêng thực cấp. Bịnh thương hàn, mạch nên hồng đại, kiêng trầm tế. Bịnh ho, mạch nên phù nhu, kiêng trầm phục. Bịnh bụng trướng nmạch nên phù đại, kiêng hư tiểu. Bịnh hạ lỵ, mạch nên vi tiểu, kiêng phù hồng. Bịnh cuồng, mạch nên thực đại, kiêng trầm tế. Bịnh hoắc loạn, mạch nên phù hồng, kiêng trì, vi. Bịnh tiêu khát, mạch nên sác đại, kiêng hư tiểu. Bịnh thủy khí, mạch nên phù đại, kiêng trầm tế. Bịnh chảy máu cam, mạch nên trầm tế, kiêng phù đại. Bịnh đau bụng mạch nên trầm tế, kiêng phù đại.
Bịnh khí đưa ngược lên, phù thũng, mạch nên phù hoạt, kiêng trầm tế. Bịnh đau đầu, mạch nên phù hoạt, kiêng doản sắc.
Bịnh suyễn, mạch nên phù hoạt, kiêng mạch sắc. Bịnh hạ huyết, mạch nên trầm nhược, kiêng thực đại. Bịnh thương tích đâm chém, mạch nên vi tế, kiêng đoản sác. Bịnh trúng ác khí, mạch nên khẩn tế, kiêng phù đại.
Bịnh trúng độc, mạch nên sác đại, kiêng vi tế. Bịnh thổ huyết, mạch nên trầm tiểu, kiêng thực đại. Bịnh kiết lỵ, mạch nên trầm trì, kiêng sác tật.
Bịnh nội thương, mạch nên huyền khẩn, kêng tiểu nhược. Bịnh phong tý, mạch nên hư nhu, kiêng khẩn cấp. Bịnh ơn phát nóng, kiêng mạch vi tiểu.
Bịnh trong bụng có tích, kiêng mạch hư nhược. Bịnh nóng nhiều, kiêng mạch trầm tĩnh. Bịnh đi tả, kiêng mạch đại.
Bịnh phiền vị, mạch nên phù hoãn, kiêng trầm sắc. Bịnh ho xốc, mạch nên phù hỗn, kiêng huyền cấp. Các bịnh về khí, nạch nen phù khẩn, kiêng hư nhược. Bịnh bĩ đầy, nên mạch hoạt, kiêng mạch sắc.
Bịnh nhân nếu nhắm mắt, không muốn trông thấy người, mạch nên cường cấp mà trường ; kiêng phù hoản mà sắc. Bịnh nhân nếu mở mắt mà khát nước, vùng dưới ngực cứng tức, mạch nên khẩn thực mà sác ; kiêng phù sắc mà vi. Bịnh nhân nếu thổ huyết lại nục huyết, mạch nên trầm tế ; kiêng phù đại mà lao.
Bịnh nhân nếu nói sảng, nói nhảm thì nên mình nóng, mạch hồng đại ; kiêng chân tay lạnh ngược, mạch vi tế. Bịnh nhân nếu bụng to mà tiết tả, mạch nên vi tế mà sắc ; kiêng khẩn đại mà hoạt.
Nữ bị bịnh đới hạ, mạch nên trì hoạt ; kiêng phù hư. Nữ có mang, mạch nên hồng đại ; kiêng trầm tế. * MẠCH TAY TRÁI :
Thốn khẩu là thượng bộ, ứng với trời, là mạch Tâm với Tiểu trường. Hồng đại là thuận, trầm tế là nghịch.
Bộ Quan là trung bộ, ứng với người, là mạch Can với Đảm, huyền trường là thuận, phù đoản là nghịch. Xích trạch là hạ bộ, ứng với đất, là mạch Thận vói Bàng quang, trầm hoạt là thuận ; hoãn mạn là nghịch.
* MẠCH TAY PHẢI :
Thốn khẩu là thượng bộ, ứng với đầu mặt, là mạch Phế với Đại trường, phù đoản là thuận ; hồng đại là nghịch.
Bộ Quan là trung bộ, ứng với ngực và cách mạc, là mạch Tỳ với Vị, hoãn mạn là thuận ; huyền sác là nghịch.
Xích trạch là hạ bộ, ứng với dưới rốn, là mạch Mệnh môn với Tam tiêu, trầm là thuận ; hoãn mạn là nghịch.
* Yếu huyết vinh khô (72) của sản phụ :
Sản phụ mà mặt đỏ lưỡi xanh thì mẹ sống con chết ; mặt xanh lưỡi đỏ, miệng sùi bọt, thì con sống mẹ chết. Sản phụ môi miệng đều xanh, thỉ cả hai mẹ con đều chết.
Sản phụ khi đẻ rồi, mạch nên tiểu thực ; kiêng phù hư. Phụ nữ bịnh hư lao, mạch bộ thốn bên hữu thấy sác là nguy. *Các chứng và mạch chết :
Miệng như cá ngáp, hơi thở gấp là chết. Lần áo sờ giường là chết.
Thân thể có mùi thối như xác chết, không tới gần được là chết. Mặt phù sắc xanh đen là chết.
Tóc cứng thẳng như sợi gai là chết. Tiểu tiện són ra khơng biết là chết. Lưỡi rụt, són ra khơng biết là chết. Mắt trợn trừng là chết.
Mặt không tươi sáng, chân răng biến màu đen là chết. Mồ hơi ra rồi, mình vẫn nóng là chết.
Đầu mặt đau, bõng nhiên trơng khơng thấy gì là chết. Sắc đen vào ta, mắt, mũi, dần vào miệng là chết. Bịnh ôn nóng dữ, mạch tế tiểu là chết.
Hình thể gầy, phát nóng, mạch cứng rắn là chết.
Người có bịnh mà mạch khơng bịnh, gọi là “nội hư” (73) Mạch có bịnh mà người khơng bịnh, gọi là “hành thi” (74) Các bịnh mắt nhắm thì dễ chữa ; mắt trợn trừng thì khó chữa.