HÌNH TRẠNG NGŨ TẠNG LỤC PHỦ

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 73)

IV – TẠNG PHỦ VÀ KINH LẠC

A HÌNH TRẠNG NGŨ TẠNG LỤC PHỦ

(1). Những hình trạng to nhỏ, dài ngắn, trọng lượng, dung tích của Tạng Phủ nói dưới đây đều là thuyết cổ, trích ở Nạn kinh ; nhiều chỗ không đúng với giải phẫu học hiện nay.

(2). Cáp : một đơn vị đo lường thời xưa, 10 cáp là 1 thăng (thưng), 10 thăng là 1 đẩu (đấu). Theo đơn vị đo lường thời Chiến quốc (tức thời Tần-Việt-Nhân, tác giả pho Nạn Kinh mà Tuệ-Tĩnh trích lục vào đây) : 1 cáp tương đương với 0 lít,01937 ngày nay, cịn thăng và đẩu đều theo đó mà nhân gấp 10 lần lên (thời Minh, Thanh về sau, thì 1 cáp tương đương với 0lít,10355). Chú ý : các đơn vị cân, đong ngày xưa, mỗi thời đại khác nhau, thường thời cổ (Chu, Chiến quốc) thì nhẹ, mà thời gần đây (Minh, Thanh) thì nặng dần lên.

(3). Tỳ chủ bọc huyết : nguyên văn là “Tỳ chủ khoả huyết”. “khoả” có nghĩa là bọc, là tụ, ý chỉ sự thu giữ, tụ tập huyết mạch toàn thân của tạng TỲ. Người xưa thường nói : “Tâm sinh huyết, Tỳ thống huyết” (Tâm sản sinh huyết, Tỳ thâu tóm huyết), và nhận định rằng : những chứng thổ huyết, băng huyết, thường do “Tỳ hư bất năng nhiếp huyết” tức Tỳ hư không giữ được huyết mà sỉnh ra.

(4). Thạch : một mạch tượng của 4 mùa, thuộc mùa Đông. - Mạch 4 mùa : mùa Xuân mạch “Huyền”, huyền là dây đàn, nói mạch dài mà hơi căng, như ấn tay trên dây đàn (căng mà nhu hoãn) ; mùa Hạ mạch “Câu”, cũng gọi là mạch “Hồng”, câu là lưỡi câu cong, hồng là làm sóng dâng ; nói mạch có một khí thế sung thịnh, khi đén hay khi lên thì cấp, mà khi đi hay khi xuống thì hỗn ; mùa Thu mạch “Mao”, mao là lơng, nói mạch hư mà nhẹ, tức hư mà phù ; mùa Đông mạch “Thạch”, thạch là đá, hàm ý chìm nặng ; nói mạch trầm mà có lực, tức trầm nhu mà hoạt. Theo Nội-Kinh và Nạn- Kinh : “huyền, câu, mao, thạch”, nguyên là mạch 4 mùa, nhưng cũng là mạch của 4 Tạng : Can, Tâm, Phế, Thận ; nên đây liệt vào 4 Tạng đó. Cịn mạch “Hỗn” : hỗn hàm ý thong dong hồ hỗn, là mạch của 4 tháng cuối q (hoặc theo Nội-kinh, cho là mạch của mùa Trưởng Hạ, tức tháng 6) và thuộc về Tỳ. chú ý : “huyền, câu, mao, thạch” đây, là 4 mạch tượng bình thường ; có Vị khí, hồ hỗn, tức là mạch vơ bịnh ; và do đó 2 mạch “huyền, câu hay hồng” nó khác với 2 mạch cũng gọi là “huyền hồng”, nhưng lại là loại mạch có bịnh.

(5). Thù : một đơn vị cân nặng thời xưa. Xưa chỉ có “cân, lạng, thù” khơng có “phân”, 24 thù là 1 lạng, 16 lạng là 1 cân. Một lạng thời Chiến quốc, tương đương với 14,18 gram ngày nay (thời Minh, Thanh thì tương đương với 37,30 gram ngày nay).

(6). Hội yểm : tức lưỡi gà, cái đậy khí quản (“hội yểm” có nghĩa là biết che đậy, ý nói nó tự biết che đậy lấy khí quản khi người ta nuốt thức ăn xuống họng).

Một phần của tài liệu Hồng Nghĩa Giác Y Thư (Tuệ Tĩnh) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)