HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 28 - 33)

Ị NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Chương này yêu cầu người học nắm được những đặc trưng cơ bản của văn học – loại hình nghệ thuật ngơn từ độc đáọ Đó là tính khu biệt trong phản ánh thẩm mĩ, trong chất liệu, tính đa

chức năng của văn học. Nhờ thế, sinh viên có thể phân biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời có những liên hệ, vận dụng sát hợp trong thực tiễn dạy học tiếng Việt, văn học

ở tiểu học.

IỊ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Vì sao nói văn học là cuốn sách giáo khoa về đời sống? 2. Phân tích chức năng giáo dục trong bài thơ sau:

Cháu làm bà cịng

Cái chân thì khuyệnh khoạng Tay vắt vẻo lưng cong

Cháu bỗng thành bà còng Mèo tròn mắt lạ lùng Chị cười lăn ra đất Mẹ đứng lặng hồi lâu Bà ngồi trào nước mắt

(Trần Đăng Khoa)

3. Vì sao chức năng giáo dục là chức năng quan trọng nhất trong hệ thống các chức năng của văn học thiếu nhỉ Hãy làm sáng tỏ điều này qua các bài thơ, bài văn thuộc chủ điểm “Gia đình”

trong sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành.

4. Phân tích chức năng thẩm mĩ của văn học qua bài thơ sau:

Vàm Cỏ Đông

Ở tận sông Hồng em có biết Quê hương anh cũng có dịng sơng Anh mãi gọi với lòng tha thiết: Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông! Đây con sông xi dịng nước chảy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy Bóng lồng trên sóng nước chơi vơị Đây con sơng như dịng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lịng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngàỵ

(Hoài Vũ)

5. Thế nào là chức năng giải trí của văn học? Dựa vào chức năng này để lí giải vì sao trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học hiện nay, ngữ liệu dạy học là truyện cười chiếm số lượng khá lớn. IIỊ GỢI Ý GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP

1. Nói “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống” là muốn nhấn mạnh chức năng nhận thức của nó. Chính “cuốn sách” ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước

vận động của xã hộị Nó tựa như chiếc “chìa khố vàng” mở ra mn cánh cửa bí ẩn, đưa con

trường, có thể nói, cũng là một cuốn “bách khoa tồn thư”, giúp các em có chiếc chìa khóa phù hợp nhất mở cánh cửa cuộc đời và bước vào một cách tự tin.

2. Với cái nhìn trực họa, từ niềm vui quây quần hằng ngày, bài thơ đã vươn tới một ý nghĩa khác trong đờị Đứa cháu, ở cái tuổi đáng yêu nhất, ngộ nghĩnh nhất, đang làm vui cho cả nhà bằng

cách nhại dáng bà cịng. Tồn bộ động tác của đứa trẻ được vẽ bằng những động từ chính xác, rất gợi: khuyệnh khoạng, vắt vẻo, vấp va vấp vểnh. Những phụ âm kh, v lặp đi lặp lại trong những

cặp từ tạo nên cái thế chênh vênh, như xiêu vẹo, chao đảo, cái thế động rất cần thiết cho khổ thơ tả thực nàỵ

Sức nặng của bài thơ được dồn vào khổ cuối qua thái độ xem “cháu làm bà cịng” của bốn khán giả: chú mèo, cơ gái mới lớn, người mẹ và người bà. Mèo thì chẳng phải nóị Cịn chị, do vơ tâm, vơ tư, hồn nhiên, trong sáng nên “cười lăn ra đất”. Người mẹ đã ít nhiều từng trải, đã ngấm những những nỗi cay đắng của cuộc đời nên không thể vô tư. Cịn bà, trong cái nhìn, cách nghĩ của một người “đồng cảnh ngộ” nên thấm thía thân phận mình. Nỗi buồn đau bỗng dưng ập tới

khiến bà trào nước mắt.

Bài thơ khép lại nhưng cũng vừa mở ra cho người đọc nhiều ý nghĩạ Nó nhắc ta về tình

yêu, sự kính trọng, tri ân, ứng xử với người già – đừng vơ tâm, vơ tình để rồi làm tổn thương đến nỗi đau ẩn giấu thẳm sâu trong tâm can người khác. Bài thơ ngắn, nhưng tác dụng giáo dục, tự

nhận thức của nó đối với độc giả nói chung, trẻ em nói riêng, rất lớn. 3. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng nhất trong văn học thiếu nhi, vì:

- Về tư tưởng: Văn học giúp các em có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống một

khi tâm hồn các em có một tư tưởng nhân văn và tiến bộ.

- Về tình cảm: Văn học giúp các độc giả nhỏ tuổi biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn.

- Về đạo đức: Văn học giúp thiếu nhi biết phân biệt phải trái, đúng sai và có quan hệ tốt đẹp với mọi người qua đó nâng đỡ cho nhân cách của các em phát triển.

Hiệu quả của tác phẩm văn học đến với thế giới trẻ thơ một cách tự nhiên. Trong quá trình tác động để cải biến con người, văn học hiện ra không phải như người thầy thuyết giáo mà như

người đồng hành, người đối thoại với các em. Có thể nói, tác phẩm văn học chân chính là tấm gương để mỗi cá nhân tự soi ngắm, tự đối chiếu và phán xét về người khác cũng như chính bản

thân mình. Bằng cách đó, văn học chuyển q trình giáo dục thành tự giáo dục. Ở đây, dường

như giáo dục và giải trí được hịa làm một và chúng tạo nên điểm độc đáo của sự tác động văn

chương.

Ở tiểu học, môn văn không được giảng dạy như một mơn học độc lập; nhưng nó được tích

hợp thơng qua dạy học môn Tiếng Việt. Dạy tích hợp văn với tiếng là một trong những quan

điểm mới mẻ và tích cực trong phương pháp dạy học Tiếng Việt ở trường phổ thông hiện naỵ

Việc giáo dục văn học ở tiểu học nhằm hướng đến những mục tiêu cụ thể là: Giúp cho học sinh bước đầu tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, rung cảm trước vẻ đẹp của nó, nắm được một số nội dung và đặc điểm chính yếu về tác phẩm văn học để vận dụng trong việc tiếp nhận các sáng

tác ngôn từ phù hợp với lứa tuổi và trong việc sáng tạo lời nóị Nó đồng thời cũng tạo điều kiện để các em bước đầu tiếp xúc với hình tượng văn học, rung cảm trước những buồn, vui, u, ghét

của con người, từ đó hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm và thái độ đúng đắn trong cuộc sống: biết phân biệt đẹp/xấu, thiện/ác, đúng/sai; yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè, quê hương, đất nước; có lịng nhân ái, vị tha; có ý thức về bổn phận với ông bà, cha mẹ, người thân, thầy cô, bạn bè; biết tôn trọng nội quy, tôn trọng pháp luật, bảo vệ của công, bảo vệ môi trường; sống tự tin, năng động, trung thực, dũng cảm; có ý thức và nhu cầu nhận thức bản thân v.v...

Mỗi dung lượng kiến thức đưa vào chương trình sách giáo khoa đều hướng đến mục đích

nhất định là góp phần vào việc giáo dục tồn diện đối với trẻ em. Nếu Toán giúp học sinh phát

triển khả năng tư duy, tính chính xác; Tự nhiên - Xã hội trang bị vốn hiểu biết về môi trường xung quanh và sự phát triển của lồi người,... thì văn học (với tư cách là ngữ liệu để dạy học các phân mơn của mơn Tiếng Việt) có tác dụng tích cực trong việc làm giàu tâm hồn, phong phú hố tình cảm, rèn luyện tính cách, nhân cách con ngườị Văn học viết cho trẻ em tự bản thân nó đã có một ý nghĩa giáo dục rất lớn về thẩm mĩ, về lòng yêu con người, yêu quê hương đất nước... hơn rất nhiều so với những lời giáo huấn khô khan, khiên cưỡng; mang lại cho các em những bài học nhân sinh nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng cũng không kém phần tế nhị, sâu sắc. Nếu học sinh chỉ

được trang bị kiến thức thì phần cảm xúc khơng thể phát triển trong khi nó lại là phương diện

khơng kém phần quan trọng để hình thành một con người đúng nghĩạ Đôi lúc, dạy cảm xúc cho các em còn quan trọng hơn dạy từng vụ việc cụ thể. Văn học không phải để dạy việc. Cảm xúc, tình cảm là nền tảng của hành vi, của tinh thần trách nhiệm, của mọi cách xử thế của con ngườị Những tình cảm đã được chọn lọc qua từng tác phẩm sẽ kết hợp với nhau tạo sự phát triển hài

hoà, toàn diện về nhân cách. Đó là lịng nhân ái, sự trung thực, tinh tế của tâm hồn, sự trân trọng cái tốt, cái đẹp, xa lánh và loại bỏ cái xấu, cái ác,... từ đó có động cơ làm điều có ích. Chính vì lẽ

đó, vai trị của văn học trong việc giáo dục trẻ là rất quan trọng.

Tác động giáo dục tâm hồn sâu xa và đặc biệt của văn học thể hiện trước hết ở chỗ: tác

phẩm văn học bồi dưỡng, phát triển ở con người chất nhân văn - cái sẽ đi với con người suốt cuộc

đờị Chất nhân văn này khơng phải là một thứ lịng tốt ngây thơ mà là sự hiểu biết tinh tế, biết

mình, hiểu người; bởi vì một khi tác phẩm văn học đã có thể qua hư cấu mà đến được tận bản

chất sự vật thì nó sẽ khơng chỉ dạy con người những phẩm chất làm người tốt đẹp, mà còn dạy họ sự sáng suốt.

Văn học viết cho thiếu nhi thường nổi trội ở khả năng vượt thoát ra khỏi một chế phẩm

mượn văn chương để chuyển tải một ý đồ giáo huấn giản đơn, lộ liễu, khơ khan, gị bó hay nhạt nhẽo, trừu tượng. Bỏ qua cái vụ lợi thô sơ, đơn nhất, nó coi trọng tìm tịi, triển khai cái đẹp, các hình tượng giàu tính thẩm mĩ, chân thực, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các em một cách nhẹ nhàng, thoải mái và rất hấp dẫn, thuyết phục,... nhằm hướng bạn đọc nhỏ tuổi tới những cảm xúc lớn lao về cuộc sống, về con người với tất cả sự mới mẻ, phong phú, đẹp đẽ và kì lạ của

chúng. Vươn tới những giá trị tinh thần vĩnh cửu như cái đẹp, lịng tốt, tình thương đồng loại, đức hạnh, thuỷ chung... chính là chủ trương và đường lối của văn học thiếu nhi xưa và naỵ Những

sáng tác này sẽ giữ cho trẻ tâm hồn trẻ thơ, đôi mắt hồn nhiên, sáng trong khi nhìn thế giớị

Nghĩa là, làm cho các em yêu đời, yêu người, khát khao hiểu biết, ước mơ để đi xa hơn, chứ

không cằn cỗi, lụi tàn vì sớm hồi nghi, sợ hãi hay bi quan, chán nản... Nhờ văn học, trẻ em được sống bằng cuộc sống của nhiều thế hệ, nhiều lớp người, nhiều tâm trạng. Các em sẽ quan tâm hơn tới con người, có nhiều hơn khả năng đánh giá con người; tế nhị, nhạy cảm trong giao tiếp. Quan tâm tới con người nên trái tim dẫn lối, các em sẽ có ý thức tự nhận thức và điều chỉnh hành vị

Những hành vi đạo đức của người có ý thức về bản thân sẽ tạo nên sự hấp dẫn của vẻ đẹp đạo đức. Đồng thời cũng thơng qua đó, các em sẽ dần dần được hút vào mơi trường trí thức một cách

hồn nhiên, khơng chút áp đặt trước bao chuyện mới lạ, kì thú của tự nhiên và xã hộị

Chính vì có những vai trị quan trọng như thế, trẻ em, đặc biệt là học sinh tiểu học, sẽ

không thể phát triển tự nhiên, có nhân cách hài hồ nếu trong đời sống của mình khơng có những cuốn sách, những truyện kể văn học làm giàu có, phong phú tâm hồn trẻ; nếu tuổi ấu thơ hoàn

tồn khơng biết đến những truyện cổ tích, thần thoại, những lời ru, câu hát của mẹ, của bà... Vậy nên, văn học thiếu nhi có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục tồn diện đối với trẻ, là chất bổ dưỡng nuôi người từ khởi điểm làm ngườị Khai thác những nội dung giáo dục sao cho phát huy hết sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm mà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của nó là cơng việc khơng hề

đơn giản, địi hỏi rất lớn ở tài năng, tâm huyết, tình cảm yêu mến và tinh thần trách nhiệm thực sự

của các nhà sư phạm đối với lứa tuổi nàỵ

Chủ điểm Gia đình được chia nhỏ thành: Ơng bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà. Riêng

chủ điểm Bạn trong nhà là một chủ điểm mớị Ở nông thôn, các con vật trong nhà như mèo, chó, sáo, vẹt hay ngựa, trâu… đều là những người bạn tâm tình của các em. Đối với học sinh tiểu học, truyện về các vật ni vừa thú vị, vừa có tác dụng giáo dục lòng nhân áị

Để khai thác tốt chức năng giáo dục trong dạy học các phân môn Tiếng Việt thuộc chủ điểm “Gia đình”, giáo viên cần có biện pháp kích thích, huy động kinh nghiệm sống của trẻ trong

phần liên hệ (tác dụng giáo dục) để tăng tính thực tiễn và phát triển kĩ năng sống – một yêu cầu rất cần thiết trong đổi mới dạy học hiện naỵ Chẳng hạn, khi dạy bài Sự tích cây vú sữa (Tiếng

Việt 2, tập 1, trang 96, 97), thơng qua nội dung câu chuyện, giáo viên có thể kết hợp nói đến tình cảm u thương sâu nặng của mẹ đối với con, từ đó giáo dục cho các em biết yêu thương, hiếu

thảo với cha mẹ mInh. Qua mỗi tác phẩm trong từng chủ điểm, thầy cơ có thể cho học sinh tự rút ra những bài học về cách giao tiếp, ứng xử với các thành viên trong gia đình của mình. Cụ thể là:

Đối với ông bà: phải biết quý trọng, yêu thương, biết chăm sóc ơng bà khi ốm đau, già yếu, có

lịng biết ơn sâu sắc với ơng bà mình; đối với bố mẹ: giáo dục các em thấy được tình u thương vơ bờ bến, nỗi vất vả, cực nhọc vì con của cha mẹ, hiểu được sự hiếu thảo, thương yêu, kính

trọng cha mẹ của con cái…; đối với anh chị em trong một nhà: cần phải đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, nhường nhịn nhau, biết quý trọng, giúp đỡ và chăm sóc nhau khi bố, mẹ vắng nhà

v.v… Giáo viên cũng có thể tìm thêm một số câu chuyện cảm động có thật hoặc những tác phẩm văn học viết cho lứa tuổi thiếu nhi có nội dung liên quan đến gia đình, chẳng hạn như những

nội dung gần gũi, thân quen đó, các em có cái nhìn đầy đủ và trọn vẹn hơn về những gì các em đang học. Nhờ đó, học sinh sẽ tự rút ra được những bài học quý giá cho bản thân mình và có

những hành động tốt giống như những nhân vật trong các câu chuyện mà các em được nghe, được đọc. Thầy cơ cũng có thể cùng nhà trường kết hợp với Hội Cha mẹ học sinh để tổ chức

những hoạt động ngoại khóa bổ ích và lí thú như vẽ tranh “Gia đình của em”, đóng kịch, kể

chuyện về người thân…, góp phần bồi dưỡng tình cảm u thương gia đình cho các em. Khơng chỉ là những lời dặn dị nặng tính lí thuyết trên lớp, thơng qua những hoạt động này, các em sẽ

được tiếp thu những giá trị về tình cảm, đạo đức một cách tự nhiên và thoải mái nhất.

4. Trong bài thơ Vàm Cỏ Đông, chức năng thẩm mĩ thể hiện rõ nhất ở những hình ảnh ca ngợi vẻ

đẹp của dịng sơng gắn liền với tình yêu, niềm tự hào của người dân Nam Bộ (dịng sơng là dịng

sữa mẹ ngọt ngào, quanh năm soi bóng sắc mây trời, in dáng những rặng dừa xanh, ăm ắp nước mát lành mang lại màu xanh trù phú cho quê hương…) Chất liệu ngơn từ với giọng tâm tình tha thiết, với các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, với lời thơ giàu nhạc tính… cũng là những phương diện cho thấy sức hút thẩm mĩ của bài thơ.

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)