IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Những cách tân trong lựa chọn và thể hiện các chi tiết nghệ thuật
Chi tiết là điểm tựa của thế giới hình tượng ngôn từ, nhất là những sáng tác thuộc thể loại tự sự. Chọn được những chi tiết đắc địa sẽ là điều kiện để tác phẩm “bám” được trong tâm trí
người đọc. Với văn học cho thiếu nhi, chi tiết càng mới mẻ, hấp dẫn càng có tác dụng kích thích hứng thú của trẻ. Hiểu rõ điều đó, trong ba tiểu thuyết của mình, Sơn Tùng và Hồ Phương đã rất dụng cơng tìm kiếm, tạo dựng hệ thống chi tiết giàu tính thẩm mĩ, nhiều ám gợị
Đọc BSX, BSV, CVC, có một chi tiết ám ảnh khơng dứt tâm trí người đọc, gợi ra ở họ nhiều
liên tưởng, suy ngẫm mới lạ, đó là đôi mắt của cậu bé Nguyễn Sinh Côn và sau này là người
thanh niên Nguyễn Tất Thành. Không hẹn mà gặp, cả hai tác giả khi khắc chạm hình tượng Bác Hồ thời niên thiếu đều chú trọng đặc tả đơi mắt để từ đó hé lộ dần thế giới nội tâm đằng sau “cửa sổ tâm hồn” của nhân vật – đôi mắt bừng sáng một nhân cách vĩ đại: “Muốn hiểu lòng dạ người con gái thì hãy ngắm miệng lúc cơ ta cườị Muốn biết người con trai có chí lớn thì nhìn vào đôi
mắt lúc anh ta bắt gặp sự bất ngờ... Cháu Cơn có đơi mắt ấy” (BSV). Trong tiểu thuyết của Sơn Tùng, đơi mắt cậu bé Cơn nói với chúng ta rất nhiều điều trong thinh lặng, bởi nó là tổng hịa
nhiều sắc độ tình cảm: khi mơ màng lắng cả tâm hồn ngây thơ vào câu chuyện cha kể, đẫm lệ khi
đọc sách Nhị thập tứ hiếu, nghẹn ngào khi cầm tờ Chiếu Cần Vương với sự cảm phục vô bờ vị vua
(Hàm Nghi) tuổi nhỏ mà phải sớm gánh vác trọng trách giang sơn. Đó cũng là một ánh mắt nảy lửa vì căm thù thực dân xâm lược, vì uất hận trước sự hèn nhược của triều đình phong kiến nhà
Nguyễn. Đôi mắt ấy đẹp hơn hẳn qua lời nhận xét của các bậc tiền bối: "Cháu có đơi mắt hội hoạ ... Cháu có đơi mắt tinh tường vơ cùng". Nói như thầy giáo Lê Văn Miến trong BSX – một người thầy mà Thành ln kính vì đức, trọng vì tài – thì anh là con người “hiền đức tại tâm, anh hoa tại mục” (đức lớn ở lịng, sự thơng minh hiện lên trong mắt).
Với CVC, Hồ Phương lại chú trọng sự song hành giữa sáng mắt – sáng lòng của người thiếu niên chí lớn trên những dặm đường thiên lí cùng chạ Thành đã có sự thay đổi, trưởng thành trong cách nhìn, cách nghĩ: "Có nhiều người ghét Tây nhưng cũng có những kẻ... mang ơn Tây". Cũng qua những chuyến đi ấy, càng ngày Thành càng thấy dân ta đã, đang và sẽ còn chịu nhiều khổ cực một khi chưa đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược. Thực chất của cái chính sách “khai hóa”
đầy mị dân, thâm độc của thực dân Pháp cũng không thể nào vượt qua được đơi mắt tinh tường
của anh.
Ngồi sự chăm chuốt đặc tả ngoại hình, hành động, ở BSX, Sơn Tùng còn hướng sự chú ý
đến các chi tiết của không gian tâm trạng để làm nổi bật mối tương cảm giữa vạn vật, đất trời với
lòng người: ngày bà ngoại mất, “một đám mây như dải băng trắng trôi qua ngọn núi Độc Lôi, che khuất mặt trờị Bóng râm trùm xuống một vùng xâm xẩm tối”. Ngày hồng triều có biến, “hai anh em ngồi thẫn thờ nhìn về cổ thành. Nắng quái chiều hôm trắng nhợt vắt dài trên lầu Ngũ Phụng như một dải băng tang”. Đó cịn là điệp âm của tiếng chim quốc: day dứt trong thơ Bà
Huyện Thanh Quan, khắc khoải trong đêm hè lặng vắng, buồn bã, tê tái cùng lữ khách trên những dặm dài gió bụị Tiếng chim như nỗi lòng đau nước, thương nhà của mn dân nơ lệ, trong đó có trái tim nhạy cảm của cậu bé Côn. Đặc biệt là chi tiết giàu tính biểu trưng, nhiều hàm nghĩa gắn với nhan đề tác phẩm: Búp sen xanh. Hương sen ngào ngạt ngày bé Cơn cất tiếng khóc chào đờị Sen hiện diện “giữa đất trời khô cháy bao la”, “làm dịu bầu nóng hạ”. Sen – món quà đầu đời mà người anh Nguyễn Sinh Khiêm “nói chệch âm vì chưa thật rõ tiếng” dành tặng cho em bằng cả tấm lịng mình. Sen theo Cơn vào những giấc ngủ trẻ thơ, là tặng vật “ngan ngát quê hương” của người bạn đầu trần chân đất với niềm mong mỏi “Côn mang theo để nhớ hương sen quê nhà”.
Sen cũng gắn với những rung động đầu đời trong sáng, đẹp đẽ, rất đỗi con người của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành những ngày tháng “đời thợ” ở Bến Nhà Rồng: “Anh Ba mở choàng mắt. Bất chợt anh có cảm giác gương mặt Út Huệ như một búp sen từ đầm sen quê nhà hiện lên”;
“Gương mặt người con gái Sài GTn chập chờn trước mắt anh như một búp sen quê hương”. Hình
ảnh hoa sen, hương sen hiện diện suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, trong những không – thời gian
khác nhau đã góp phần đắc lực thể hiện nhân cách, lí tưởng của nhân vật: một người con ln gắn với nguồn cội dân tộc, lắng đọng trong mình bao tinh chất của truyền thống cha ơng. Đó chính là sức mạnh tinh thần để nhân vật “đứng vững dáng Con Người giữa cuộc đời khổ ải”.