Đặc trưng ngữ âm, ngữ nghĩa của ngôn từ văn học

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 55 - 59)

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÁC PHẨM VĂN HỌC

4.5.2.1. Đặc trưng ngữ âm, ngữ nghĩa của ngôn từ văn học

Ngữ âm có vị trí đặc biệt trong việc tạo nên vẻ đẹp của thơ cạ Vần khơng chỉ có thể là yếu tố đánh dấu câu thơ (đơn vị nhịp điệu), tạo liên kết giữa các câu thơ (vần lưng) hoặc các từ trong câu, mà cịn có tác dụng gợi tả, biểu cảm, diễn đạt ý nghĩa… Hệ thống các âm tiết nửa mở kết

những biến chuyển vi tế của thiên nhiên, tâm trạng trong thời khắc chuyển giao kì diệu của đất

trời:

Nửa đêm nghe ếch học bài

Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây Nghe trời trở gió heo may

Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau

Ngược lại, ở bài đồng dao Chi chi chành chành, kết thúc bằng một âm tiết khép (ập) thể

hiện rất đắt hành động nắm lại đột ngột của bàn tay để chấm dứt trò chơi, tạo sự bất ngờ, kịch

tính, mang lại sức hấp dẫn rất lớn đối với trẻ thơ.

Văn học thiếu nhi, nhất là thơ, thường giàu chất nhạc. Đó là sự hịa kết của hệ thống thanh

điệu bằng, trắc, trầm bổng, những biện pháp song thanh, điệp vận, những từ đồng âm khác nghĩa,

những từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, phép trùng điệp trong câu chữ, cú pháp… Đi học (Minh Chính), Hoa kết trái (Thu Hà), Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa), Bài ca về trái đất (Định Hải),

Quê hương (Đỗ Trung Quân), Nói với em (Vũ Quần Phương), Vườn cây của ba (Nguyễn Duy), Mùa lúa chin (Nguyễn Khoa Đăng) v.v… thể hiện rất rõ đặc tính nàỵ

Tiết tấu là quy tắc ngắt nhịp lặp đi lặp lại, làm cho câu văn nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ, dài hay ngắn. Đây là yếu tố đặc biệt trong văn học thiếu nhị Trong Thư gửi về xi của Hồng Anh

Đường, chúng ta gặp những câu ngắn tưởng như nhịp thở của các em: “Xong, Hòa bảo bác khách

làm theọ Hiểu ý, bác khách cười, bỏ bút xuống, cùng ăn mác mật với Hịạ Sáng hơm sau, Hịa dậy muộn. Hòa chẳng thấy bác khách đâu cả. Hòa hỏi mẹ: “Bác đâu rồỉ”. Mẹ trả lời: “Bác về Hà Nội rồi”. Hòa chạy ra cửa ra sân, muốn xuống thang nhưng lại ngợp. Đành đứng lại”. Cách viết này càng có lí vì nó phù hợp với giọng kể rất tự nhiên của người kể chuyện là một em bé gái người dân tộc.

Một trong những nghệ thuật viết truyện cho thiếu nhi là cách dùng từ ngữ đơn giản, cách

chuyển những câu dài thành những câu ngắn đúng theo lối nghĩ – và là lối nói – của các em. Đây là một đặc điểm nổi bật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Nhà văn thường dùng ngôn ngữ đối thoại giàu tính khẩu ngữ làm nhịp điệu câu văn tăng nhanh hơn, khắc họa rất hiệu quả cuộc sống muôn màu, luôn luôn đổi thay, biến chuyển của trẻ. Quay trong một thế giới vô vàn những điều hấp

dẫn, mỗi đứa trẻ trong truyện của ông đều chọn những câu nói ngắn, tự nhiên, mộc mạc. Cả

người lớn lẫn trẻ em, nói nhiều nhưng khơng thích dài dịng, hoa mĩ mà thường diễn đạt ý tứ khá nhanh và sáng:

- Tao phong mày làm chúa đảo phu nhân nghe, Thắm? - Chúa đảo phu nhân là saỏ

- Phu nhân tức là vợ đó. Mày là vợ taọ - Eo ơi! Mình khơng chịu đâu!

- Mày ngu q! Đã có chúa đảo thì phải có chúa đảo phu nhân. - Ai nói với bạn vậỷ

- Tao đọc trong sách. - Trong sách nói vậy hả? - Ờ.”

(Đảo mộng mơ)

Hoặc là những câu nói của nhóc cún trong Tơi là Bê tô: - Mày sao thế? Sợ à?

- Ừ. Tơi lắp bắp.

- Sợ nhưng mà thích chứ? - Thích.

Đây là một trong những nhân tố quan trọng khiến ngôn ngữ trần thuật của tác giả này rất

gần gũi, phù hợp với độc giả nhỏ tuổị Đời sống của nhân vật trong trang viết, vì thế, cũng khơng cịn khoảng cách với cuộc sống thường hằng của các em.

Ở truyện ngắn cho thiếu nhi của Quế Hương, câu văn thường ngắn, trùng điệp, xuất hiện

nhiều cảm từ, nhiều động từ trạng thái thể hiện rất rõ sự đồng cảm, xót thương của người viết

dành cho những mảnh đời trẻ thơ, bất hạnh, bị bỏ rơi, “suy dinh dưỡng tinh thần” ngay chính

trong ngơi nhà của mình (Bà mụ của búp bê, Vua lũ đồ chơi, Tí bụi, Chiếc vé vào cổng thiên đường xanh, Ả ìa âủ...)

Ngơn từ trong văn bản tuy có cội nguồn từ ngơn ngữ của đời sống thực tế, nhưng về bản

chất nó là ngơn từ nghệ thuật, khác hẳn với ngơn từ thực dụng và ngôn từ khoa học. Ngôn từ khoa học chủ yếu sử dụng các thuật ngữ có nội dung khái niệm chặt chẽ, ngơn từ thực dụng sử dụng các ý nghĩa hàng ngày đã quen, chỉ các sự vật của đời thực bên ngồị Ngơn từ của tác

phẩm nghệ thuật là ngơn từ độc đáo có tính chất nội chỉ. Bài thơ Cánh cửa nhớ bà của Đồn Thị Lam Luyến dưới đây là một ví dụ:

Ngày cháu còn thấp bé

Cánh cửa có hai then Cháu chỉ cài then dưới Nhờ bà cài then trên Mỗi năm cháu lớn lên Bà lưng còng cắm cúi Cháu cài được then trên Bà chỉ cài then dưới Nay cháu về nhà mới Bao cánh cửa ô trời

Mỗi lần tay đẩy cửa Lại nhớ bà khôn nguôi

Lời thơ thật dung dị, gần gũị Việc chuyển đổi, song kết hiệu quả thẩm mĩ của không gian và thời gian nghệ thuật đã thực sự đem đến cho người đọc, người nghe một cảm xúc sâu lắng khi nghĩ về người bà thân yêu của mình. Khơng gian vừa thay đổi vừa không thay đổị Sự việc vừa

đổi khác vừa thân quen. Vẫn là chuyện then cửa nhưng bây giờ mình cháu mở cả hai then. Sự

thiếu vắng bà làm cho lòng người chợt lặng lại, ngậm ngùi, bâng khuâng, xao xuyến đến nao

lịng.

Ý nghĩa của ngơn từ nghệ thuật phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh. Đây là môi trường giao tiếp trong đó từ ngữ, câu văn, đoạn văn, bài văn xuất hiện và có ý nghĩạ Có ba loại ngữ cảnh. Ngữ cảnh tình huống bao gồm con người, tính cách, cảnh vật, sự kiện thời đại mà giao tiếp diễn ra trong đó. Ngữ cảnh văn hóa là ngữ cảnh do phong tục tập quán, truyền thống tạo nên. Ngữ cảnh ngôn từ chỉ là câu văn, đoạn văn, bài văn. Đến với tác phẩm văn học, người đọc nói chung, trẻ em nói riêng, tiếp thu từ ngữ mới qua ngữ cảnh một cách tự nhiên và hấp dẫn. Ví như trong

đoạn văn sau đây của Tơ Hồi: “Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho

thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng”, cả ba từ “đổ”, “thấy”, “chảy” đều được dùng với nghĩa chuyển, và phần nhiều do ngữ cảnh tạo rạ

Hoặc trong bài thơ Cô giáo lớp em (Nguyễn Xuân Sanh):

Sáng nào em đến lớp Cũng thấy cô đến rồi Đáp lời “Chào cô ạ” Cô mỉm cười thật tươị Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bàị Những lời cô giáo giảng Ấm trang vở thơm tho Yêu thương em ngắm mãi Những điểm mười cơ chọ

Thì từ “ghé” khơng phải là “nhìn, ngó” như nghĩa của “ghé mắt”. Đặt trong văn cảnh của bài thơ, sẽ dễ thấy nghĩa của “ghé” phải là: Tạm dừng lại (ở bên ngoài cửa lớp) để xem học sinh học bàị Bởi nắng là một “người” bận bịu, đầy hiếu động: “Nắng lên cao theo bố - Xây thẳng

mạch tường vôi - Lại trải vàng sân phơi – Hong thóc khơ cho mẹ (…) – Rồi xuyên qua cửa sổ - Nắng giúp bà xâu kim” (Nắng, Mai Văn Hai) chứ đâu phải lúc nào cũng sẵn sàng túc trực bên

ngoài để “nghiêng đầu đưa mắt nhìn” học sinh qua khe cửa lớp học. Vậy mà, chính vẻ dịu dàng, tận tâm của cơ giáo, sự thơ ngây, đáng u, tính chăm chỉ, hiếu học của những người bạn nhỏ,... tất cả tạo thành sức hút không thể cưỡng nổi của lớp học - khiến cho nắng cũng tạm dừng chân mà thích thú ngắm nhìn.

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)