Ngôn từ và nhịp điệu thơ sự cộng hưởng âm thanh cuộc sống

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 110 - 111)

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

3. Ngôn từ và nhịp điệu thơ sự cộng hưởng âm thanh cuộc sống

Như một sự cộng hưởng với những âm thanh cuộc sống đa dạng từ địa hạt văn xuôi, ngôn

ngữ thơ cho thiếu nhi hơm nay cũng có những sắc diện, những biến điệu, dư vị riêng. Sự trở về

sáng tạo và độc đáo của thể thơ ngắn, tiết tấu, nhịp điệu nhẹ nhàng đã mang lại cho thơ thiếu nhi từ 1986 đến nay một sự mới mẻ, hấp dẫn riêng trong khi vẫn không ngừng bám sát những sinh

hoạt gần gũi của trẻ thơ (Lời chào đi trước, Bố cũng từng đi thi – Nguyễn Hoàng Sơn, Lời cơ, Trống trường, Chuyện bà, Đỏ chon chót… – Đặng Hấn, Lớp ba – Trần Đắc Trung, Trâu kềnh –

Mai Văn Hai, Chuồn chuồn kim – Xuân Hồi, Con cóc, Bé nhìn biển – Trần Mạnh Hảo,…). Chọn những câu thơ 3, 4 chữ để kiến tạo bài thơ, để chuyển tải những gam màu cuộc sống

là điểm dễ nhận thấy trong thơ thiếu nhi đương đạị Trong tuyển tập Thơ, truyện dành cho bé tập hợp những tác phẩm tham gia cuộc thi sáng tác thơ, truyện cho lứa tuổi Mầm non (do Vụ Giáo dục Mầm non và Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp tổ chức) (3), số lượng các tác phẩm thơ 2, 3 chữ chiếm 11,8%; thơ 4 chữ chiếm 54,8%; thơ 5 chữ chiếm 15,1%. Những tác phẩm còn lại là thơ 6 chữ và lục bát. Kinh nghiệm cho thấy, thơ dành cho lứa tuổi càng bé thì càng phải ít về số tiếng trong câu và số câu trong bàị Cuộc sống hiện nay nhanh và gấp gáp nên sáng tác cho các em cũng cần nhanh, gọn, ngắn. Ngôn ngữ, văn phong cũng phải hiện đại như chính cuộc sống của

các em.

Như một cuộc chạy tiếp sức, sự trở lại của thể thơ 3, 4 hay 5 chữ vẫn tiếp tục tạo nên một sức sống trong thơ thiếu nhi đương đại bởi sự tươi mới của cuộc đời, của thời đại và bởi cái đẹp trong tâm hồn trẻ thơ: “Chú mèo hoang - Đi lang thang - Kêu thảm thiết - Đêm gió rét - Không ai thương - Đêm mưa rơi - Trời buốt giá - Bé thương quá - Gọi: “Meo meo”... (Mèo hoang - Cái Thị Nhuận). Sự thay đổi nhịp điệu trong Em vẽ của Gia Lai cũng làm nên một bức tranh thơ sinh

động, nhí nhảnh, đáng u: “Em vẽ - Đơi trai gái - Nhảy điệu xoang - Em vẽ - Cánh rừng xanh -

Nhiều lúa mới - Em vẽ - Nhiều dãy núi - Rộn tiếng chim...”. Câu thơ ngắn, nhịp thơ co giãn tự nhiên sẽ tạo nên một cấu trúc thơ tự do, tung tẩy như một cuộc dạo chơi tình cờ vào thế giới tuổi thơ, và hơn thế, làm thành một kiểu câu vắt dòng giúp chuỗi phát ngôn trở nên trọn vẹn, đồng

thời tăng nhịp điệu và gợi cảm xúc mạnh mẽ (Mưa rào - Nguyễn Văn Chương, Chuyện trong vườn - Tô Thị Tuyết Trinh).

Thơ tự do được xem như một sự cách tân, đột phá của thơ ca những năm ba mươi của thế kỉ trước nhưng trong địa hạt thơ thiếu nhi, thể loại này không nhiềụ Mặc dù vậy, những tác phẩm kiểu này cũng đã tạo được một sự ngân hưởng kì diệu, mang đến nhịp điệu mới mẻ và tươi sáng (Nghệ sĩ, Tiếng gọi vịt - Nguyễn Văn Chương, Cuộc hành quân của thời gian – Phi Tuyết Ba, Bé

và trăng, Chuyện gà chuyện trứng – Đặng Hấn, Cưỡi ngựa – Dương Thuấn…). Với sự liên tưởng

kì tài của thơ, tác giả đã dìu các em “về tận xứ tuổi thơ” - xứ thần tiên giàu xúc cảm: “Răng

khểnh ơi – Cắn chắt hạt mưa nàỏ” (Tí tách mưa rơi – Nguyễn Ngọc Quế).

Vẫn thứ chất liệu ngôn từ giản dị, sáng và trong, vẫn nhịp điệu của trò chơi đánh chuyền, đánh chắt hay “thả đỉa ba ba”, “ù à ù ập”, nhưng thơ thiếu nhi thời kì này chuyển tải những thơng điệp sâu sắc của thời đại mới, của bước chuyển giao thế kỉ. Nhiều vấn đề xã hội được đặt ra trong

cuộc sống, đi vào thơ qua cách nhìn, cách cảm lấy điểm xuất phát là lăng kính tuổi thơ bỗng trở nên nhẹ nhàng, thân thương (Tết nhà có khách – Phạm Đình Ân, Cây đa q – Ngơ Viết Dinh, Sài Gòn và bé – Đặng Hấn, Thành phố mười mùa hoa – Lệ Bình,…).

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)