IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC CHỦ YẾU
5.1. KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC 5.1.1. Khái niệm thể loại văn học 5.1.1. Khái niệm thể loại văn học
Thể loại văn học là phạm trù phân loại các tác phẩm văn học, vốn đa dạng đồng thời có sự giống nhau, từng nhóm một, theo một số dấu hiệu nhất định. Các nhóm lớn nhất là những “loại”; mỗi loại gồm những nhóm nhỏ hơn là những “thể” (hoặc “thể loại”, “thể tài”).
Thể loại là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác
phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan
hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấỵ
Sự hình thành và tồn tại của thể loại tác phẩm văn học có cơ sở khách quan của nó. Trong q trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng các phương thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau,
thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, có những cách thức xây dựng hình tượng khác nhaụ Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động khác nhau của con
người - hoặc trầm tư, chiêm nghiệm, hoặc qua các biến cố liên tục, hoặc qua xung đột,... làm cho các tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm
hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Vì vậy, người ta có thể tập hợp thành từng nhóm những tác phẩm văn học giống nhau về phương thức miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh thể ấỵ Đó là cơ sở khách quan của sự tồn tại thể loại tác phẩm văn học và cũng là điểm xuất phát để xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học.
5.1.2. Sự phân chia loại hình thể loại
Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và thể. Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thuộc một loại nhất định, và quan trọng hơn là có một hình
thức thể nào đó. Tồn bộ tác phẩm văn học gồm ba loại lớn: Tự sự, trữ tình và kịch.
Tự sự bao quát tồn tại với đặc tính tạo hình, quảng tính thời gian – khơng gian, tính biến cố (tính sự kiện). Trữ tình ghi lại thế giới bên trong cá nhân với những xung đột nội quan, với sự
hình thành và thay đổi của các ấn tượng, mộng tưởng, tâm trạng, liên tưởng, trầm tư, xúc động
(tính biểu cảm). Kịch ghi lại những hành vi ngôn ngữ trong định hướng ý chí – cảm xúc của
chúng, trong đặc tính xã hội – tâm lí của chúng, trong sự tương quan giữa hai mặt biểu cảm – sự kiện của chúng, điều này cho phép nhận thấy ở loại văn học kịch sự hịa trộn những nét của trữ tình và tự sự.
Mỗi loại trên bao gồm một số thể. Chẳng hạn: Loại tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, anh hùng ca (sử thi), ngụ ngôn; loại kịch có bi kịch, hài kịch, chính kịch...
5.1.3. Tính chất của thể loại văn học
Trước hết, thể loại văn học có tính ổn định rất rõ. Một khi đã hình thành, thể loại tạo thành một hệ thống các phép tắc, chuẩn mực hình thức nhất định, có những địi hỏi đặc thù về các
phương diện ngôn từ, kết cấu, dung lượng, nhân vật… Các phép tắc chuẩn mực ấy phát huy tác dụng mẫu mực đối với sáng tác đời saụ Cho dù trong các thời kì văn học khác nhau, nội dung đời sống, cảm hứng tư tưởng có khác nhau như thế nào, các tác phẩm cùng thể loại vẫn giữ được
các đặc điểm tương đối ổn định về hình thức. Chẳng hạn, thể loại truyện và thơ từ văn học dân
gian cho đến nay vẫn bảo lưu được các yếu tố tạo thành chất “truyện” và chất “thơ” của chúng. Tính ổn định của thể loại gắn liền với tính kế thừa lịch sử. Điều này khiến cho thể loại bao giờ cũng vừa là nó vừa khơng phải là nó, vừa cũ kĩ vừa mới mẻ. Nó là đại diện của kí ức sáng tạo trong q trình phát triển của văn học.
Bên cạnh tính ổn định, thể loại văn học cũng thể hiện rõ tính biến đổi liên tục của nó. Đây là hệ quả tất yếu, bởi thể loại văn học bao giờ cũng là sản phẩm của một đời sống xã hội nhất
định, phản ánh đặc điểm văn hóa xã hội đương thời và nhu cầu tinh thần của con ngườị Ví dụ,
cũng là truyện ngắn cho thiếu nhi, nhưng giai đoạn trước 1945 và 1975 có nhiều nét khác biệt so với truyện đương đạị Nếu trước 1945, trẻ em thường hiện lên trong thân phận bơ vơ, bất hạnh, thiếu thốn cả tình cảm lẫn miếng ăn thì sau 1945, truyện nghiêng về khuynh hướng tô màu hồng cho cuộc sống của các em, trải ra trước mắt các em một thế giới chỉ có những điều thần tiên,
tuyệt đẹp. Ngày nay, hầu hết các nhà văn đều có quan điểm rằng cần phải cho các em nhìn thẳng vào sự thật nơi trần thế, từ những sự thật đơn giản đến những vấn đề khó nói về hạnh phúc gia đình, về tình u và giới tính, về sự sống và cái chết... bởi vì trẻ em cũng có khát khao được biết
sự thật, sự thật ấy giúp trẻ trưởng thành hơn, suy nghĩ và hành động đúng đắn hơn. Muốn trẻ em
đọc tác phẩm của mình, nhà văn cần hồ nhập với thế giới vật chất - tinh thần đã có nhiều chuyển
dịch của các em trong bối cảnh xã hội mới, từ đó nỗ lực quan sát, suy tư để tìm ra một lối viết
mới phù hợp hơn. Chính sự tự đổi mới không ngừng này đã tạo nên sức sống, sức hấp dẫn của thể loại đồng thời với nó là hành trình sáng tạo khơng ngừng nghỉ của nhà văn.
5.2. THƠ TRỮ TÌNH 5.2.1. Khái niệm thơ ca 5.2.1. Khái niệm thơ ca
Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô
đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệụ
Thơ là dạng thức ban đầu của văn học. Ngoại trừ thần thoại thời nguyên thủy tồn tại chủ
yếu dưới các hình thức cúng tế, lễ hội, các hình thức thức văn học ban đầu như sử thi, kịch, thơ trữ tình đều là thơ ca, tức là ngơn ngữ có nhịp điệụ Với nhiều nền văn học, trong đó có văn học Việt Nam, thơ ca ra đời rất lâu rồi văn xuôi mới xuất hiện. Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, thơ ca đã hình thành được những hình thức cực kì đa dạng, từ thơ sử thi dài hàng chục vạn câu đến những bài thơ rất ngắn, chỉ có hai, ba, bốn dòng như thơ tứ tuyệt, thơ haiku…
5.2.2. Đặc trưng của thơ
Về nội dung, thơ là là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức. Tính trữ tình là đặc
trưng nổi bật nhất của nội dung thơ. Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần. Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động, làm xúc động người đọc. Thơ không chú trọng miêu tả sự vật bên ngồi, khơng kể các sự việc xảy ra mà nghiêng về biểu hiện các cảm xúc nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự việc, giúp ta hiểu hơn con người chủ thể bên trong. Chẳng hạn bài Tiếng trống trường của Chữ Văn Long:
Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi Bàn chân nhỏ băng qua đồng ruộng Tiếng trống trường giục giã những mùa thi Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt Bạn bè ơi, giờ ở những nơi đâủ Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại Trước sân trường ríu rít nắm tay nhaủ
Sao chẳng thể một lần như thế nữa Ngồi chung bàn, chung ghế như xưa Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ Sao chưa đến tìm nhau bè bạn
Bao năm ròng trọ học thổi cơm chung Hãy ngồi lại thêm một lần so đũa Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm Sao không thể cùng về thăm thầy cũ Ơi cái trống da trâu thay bọc bao lần Giờ mới biết những hồi trống ấy
Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ
Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi Và cho đến bao giờ không biết nữa Tiếng trống trường vẫn giục giã mùa thị
Bài thơ là dòng tâm trạng dào dạt, da diết của con người từ hiện tại gửi về thuở học trị hoa mộng. Những hình ảnh ruộng đồng, cái trống, mùa thi, sân trường, lớp học, bảng đen, phấn trắng, mái tóc bạc của thầy, những bữa cơm rộn rã tiếng cười,… làm sống lại một quãng đời tuổi thơ
“xa lắc”. Tiếng trống trường đánh động những hoài vọng quá khứ, gợi bao tiếc nhớ, tự vấn về
những kỉ niệm, những ân tình mà mình đã gắn bó một thờị
Như thế, thơ là sự biểu lộ tình cảm mãnh liệt. Nó địi hỏi nhà thơ phải có sự rung động
mạnh mẽ từ bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn, buộc tác giả phải sống rất sâu vào thế giới nội tâm của mình. Thiếu tình cảm chân thành, sâu sắc, nhà thơ không thể làm được thơ, họa chăng chỉ có những câu vần vè, chắp nốị Lê Q Đơn từng nói: “Ta cho thơ có ba điều
chính: một tình, hai cảnh, ba sự”(1). Thiếu đi một tình cảm mãnh liệt thì Hữu Tưởng khó lịng làm
được những câu thơ xúc động chân thành cả trẻ em và người lớn trong bài Gửi lời chào lớp Một:
Lớp Một ơi! Lớp Một! Đón em vào năm trước Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước! Chào bảng đen cửa sổ Chào chỗ ngồi thân quen Tất cả! Chào ở lại Đón các bạn nhỏ lên. Chào cơ giáo kính mến Cơ sẽ xa chúng em… Làm theo lời cô dạy Cô sẽ luôn ở bên. Lớp Một ơi! Lớp Một! Đón em vào năm trước Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước!