TÁC PHẨM VĂN HỌC LÀ MỘT CHỈNH THỂ 1 Khái niệm tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 41 - 42)

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÁC PHẨM VĂN HỌC

4.1. TÁC PHẨM VĂN HỌC LÀ MỘT CHỈNH THỂ 1 Khái niệm tác phẩm văn học

4.1.1. Khái niệm tác phẩm văn học

Tác phẩm văn học là cơng trình nghệ thuật bằng ngơn từ, là kết quả hoạt động lao động

nghệ thuật của cá nhân nhà văn, hoặc kết quả nỗ lực sáng tác của tập thể. Đây là đơn vị độc lập cơ bản của đời sống văn học.

Tác phẩm có thể tồn tại bằng hình thức ngơn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản nghệ thuật (được ghi giữ bằng văn tự); có thể được tạo thành bằng văn vần hoặc văn xuôi; và bao giờ cũng thuộc một loại văn học (tự sự, trữ tình, kịch), một thể tài văn học nhất định. Độ dài của tác phẩm văn học có thể từ một câu (tục ngữ, ca dao, cách ngôn, đề từ,…) đến hàng ngàn vạn câu (sử thi, tiểu thuyết nhiều tập,…).

Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau (đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngơn ngữ, hình tượng, nhân vật, cốt truyện…). Ở

những sáng tác có giá trị, sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.

Tác phẩm văn học là phát ngôn phức hợp của người sáng tác ra nó; là sự phản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm… của đời sống hiện thực; là đối tượng tích cực của sự tiếp nhận (cảm thụ) văn học.

Xét từ chức năng giao tiếp và đời sống lịch sử, tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định, bất biến, không phải là một đối tượng vật thể (tuy nó tồn tại thơng qua những dạng vật chất, vật liệu: tiếng nói, chữ viết, trang sách in…); tác phẩm văn học chủ yếu là một thực thể tinh thần, một tổng thể những hàm nghĩa phức hợp. Vì vậy, tác phẩm tồn tại ở dạng khả biến. Ngôn bản, qua truyền miệng, văn bản qua sao chép hoặc tái bản đều phát sinh dị bản (nhiều

trường hợp là những dị bản ngang quyền nhau). Sự cảm thụ bởi độc giả, sự lí giải bởi giới nghiên cứu, phê bình, bởi dư luận xã hội từng thời đại – đều làm phát sinh những phán đốn, đánh giá ít nhiều khác nhau về nội dung thẩm mĩ của tác phẩm. Như vậy, có thể coi tác phẩm văn học như là sự thống nhất giữa những hàm nghĩa thẩm mĩ tư tưởng đã được mã hóa trong văn bản và sự cảm thụ, lí giải bởi những thời đại và thế hệ công chúng khác nhaụ Đây là sự thống nhất giữa cái tuyệt đối (mã hóa) và cái tương đối (sự giải mã bằng các cách đọc, lí giải, cảm thụ). Tất nhiên, chỉ có thể nói tới sự thống nhất này ở trường hợp những tác phẩm lớn, được tiếp nhận tích cực, rộng rãị Tính xác định của tác phẩm văn học như một thực thể tinh thần chính là nằm trong

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)