Một vài đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học thiếu nh

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 61 - 65)

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Tơ Hồi, Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, Nxb Giáo dục, Hà Nội,

4.5.3. Một vài đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học thiếu nh

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với văn học thiếu nhi là ngôn ngữ vừa thể hiện cái thần, cái hồn của tác phẩm, vừa phải tạo được sự hấp dẫn, thích thú cho người đọc nhỏ tuổị

Chính từ yêu cầu này, ngôn ngữ trong nhiều sáng tác cho trẻ em thường mang tính nghệ thuật, tính thẩm mĩ cao nhưng cũng rất đời thường; vì vậy địi hỏi rất lớn ở sự chọn lọc, dụng công và nghiền ngẫm của nhà văn.

Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học viết cho trẻ em thường giản dị (chứ không đơn giản), chính xác, giàu sức gợi tả, biểu cảm, vừa mang tính nghệ thuật mà cũng rất đỗi đời thường. Hầu như mỗi từ, mỗi câu đọc lên đều thấy rõ sự gia công, sáng tạo của người viết. Mỗi tác phẩm

thường vẽ ra một khung cảnh, một bức tranh sống động hoặc khiến người đọc liên tưởng đến

nhiều khung cảnh, nhiều bức tranh sau nó. Chẳng hạn, Trần Đăng Khoa tả cảnh Mẹ ốm:

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa Nắng mưa từ những ngày xưa

Không phải là cánh màn khép chặt hay khép hờ mà đúng là cánh màn khép lỏng. Nếu khép chặt thì ra người đã chết; khép hờ gần giống như khép lỏng nhưng sắc thái biểu cảm của nó mờ hơn, nhạt hơn. Cánh màn khép lỏng vì thường xuyên có người vào ra thăm hỏi, và cịn vì đằng

sau tấm màn đó ln ln có cậu bé con ngồi chăm bà mẹ ốm. Chỉ cần một từ hé ra thôi mà hiện lên cả một thế giới tâm hồn sâu sắc. Các từ "lặn - tan" để hình tượng hố cái vơ hình của nắng, của mưa cũng là một sự thông cảm thực sự với những nỗi nhọc nhằn, vất vả của mẹ ở cậu bé hiếu thảo nàỵ

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học viết cho trẻ em, dù là thơ hay văn xuôi, thường là ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả, mượt mà, giàu hình ảnh sinh động và cũng rất ngộ nghĩnh, dí dỏm như được ánh xạ từ chính thế giới hồn nhiên, thơ ngây và trong sáng của thiếu nhị Hình ảnh trong

truyện, thơ thường là những hình ảnh đẹp; cùng với ngơn từ tinh tuý, chúng có tác dụng to lớn

trong việc khơi gợi sự rung cảm tinh tế của tâm hồn còn rất trong sáng, thánh thiện của các em. Chẳng hạn như bài thơ Chim gọi mùa của Quang Huỵ Với 62 câu thơ, tác phẩm này đã mang đến cho các em một nhận thức mới mẻ, sinh động về thế giới các loài hoa (71 loại) và một quần

thể phong phú các loại chim nhờ vào những liên tưởng độc đáo, các thủ pháp đối nghịch, nhân

hố thơng minh và cũng đầy chất trẻ thơ:

Đứng sao lại gọi hoa quỳ Còn hoa mảnh bát chỉ vì lỡ tay Hoa chng thì gõ đêm ngày Chùm hoa con gái cổ tay nõn nà...

Cách dùng từ trong văn học thiếu nhi cũng rất đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ khơng phải chỉ có những từ ngữ được gọt giũa, trau chuốt, đánh bóng mà là những từ thực, như xuất phát từ trong

đáy sâu tâm hồn vậỵ Hình tượng nghệ thuật ln là những hình tượng đẹp, góp phần khơi gợi sự

rung cảm tinh tế của tâm hồn trẻ thơ. Nhiều tác phẩm, nhất là thơ, cũng rất giàu âm thanh, nhịp

điệu và nhạc điệu, đầy sinh động như chính cái âm thanh rộn rã, náo nức mà rất đỗi thân thuộc

của thế giới xung quanh các em (Ị... ó... o - Trần Đăng Khoa, Mời vào - Võ Quảng, Thương ông - Tú Mỡ, Quê em vùng biển - Đoàn Thị Lam Luyến, Ta yêu quê ta - Lê Anh Xuân,...) Đây là một trong những đặc điểm khiến các em dễ thuộc tác phẩm. Bài thơ Ngựa gỗ của Phương Hoa cũng là một trong những bài có chú ý đến nhạc điệu:

Nhong nhong ngựa gỗ đến rồi Ngựa khoẻ ngựa đẹp của tơi đây này Nó không ăn cỏ ăn cây

Không cơm không nước khơng hay vịi q Tơi ngồi tơi nhún lấy đà

Nó co cẳng chạy, chạy xa tít mù

Sự xuất hiện với tần số cao của động từ và tính từ cũng là một đặc điểm thường thấy của văn học thiếu nhị Chẳng cứ gì các em, người lớn đọc các sáng tác có nhiều động từ, tính từ cũng có cảm

giác khác lạ so với những tác phẩm đều đều câu chữ. Việc dùng động từ rất phù hợp với tính cách hiếu động của trẻ, làm cho tác phẩm sống động hẳn lên. Câu thơ có nhiều động từ có thể "gồ ghề" nhưng nhờ thế mà sắc cạnh, mà "bám" được vào lòng người, nhất là đối với các em ở lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ nàỵ Chẳng hạn:

Buổi sáng bé chào mẹ, Chạy tới ôm cổ cô, Buổi chiều bé chào cô, Rồi sà vào lòng mẹ. Mặt trời mọc rồi lặn Trên đôi chân lon ton. Hai chân trời của con Là mẹ và cô giáọ

(Mẹ và cơ, Trần Quốc Tồn)

Tương tự, dùng nhiều tính từ, câu thơ có hình ảnh lại có cả hương vị, màu sắc. Chẳng hạn: Bài thơ Hoa kết trái của Thu Hà có rất nhiều tính từ:

Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang Đỏ như đốm lửa Hoa vừng nho nhỏ Hoa đỗ xinh xinh Hoa mận trắng tinh Rung rinh trước gió...

Một rừng hoa đủ mọi sắc màu xuất hiện, nhờ có động từ "rung rinh"ở cuối đoạn thơ, cả

rừng hoa ấy sống động hẳn lên.

Khơng ít bài thơ cũng có kết cấu ngắn gọn, vui nhộn như phong cách đồng dao, ca dao (Kể

cho bé nghe - Trần Đăng Khoa, Mời vào, Măng tre - Võ Quảng, Bé nhìn biển - Trần Mạnh Hảo, Mèo con đi học - Phan Thị Vàng Anh,...); cũng có nhiều bài mang sắc thái êm dịu, ngọt ngào, tha

thiết như những bài dân ca (Nói với em - Vũ Quần Phương, Mẹ - Trần Quốc Minh, Cây dừa, Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa,...).

Dù không nhiều, nhưng một số tác phẩm viết cho trẻ em, lời văn, ngơn ngữ cũng thể hiện chất triết lí sâu sắc, nhất là đối với những tác phẩm văn học viết sau 1975 (Tiếng Vạc sành - Phạm Trung Khâu, Nhạc dế - Phạm Liễn, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc Thuần, Lá nhung

lời trần thuật mà còn được thể hiện trong cấu trúc tác phẩm. Hịn đá to (Hồ Chí Minh) là triết lí về sức mạnh của tinh thần đoàn kết; Người đi săn và con vượn (Puskin) đề cao tình mẫu tử, vấn đề bảo vệ môi trường; Rùa và Thỏ là bài học quý giá về lòng khiêm tốn và hậu quả đích đáng đối với

những kẻ huênh hoang, kiêu ngạo, xem thường người khác,... Với Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán),

Những tấm lòng cao cả (Amixi),... ý nghĩa triết lí len lỏi trong mạch ngầm của cốt truyện, của

những chi tiết, sự kiện rất gần gũi, đời thường để người đọc suy ngẫm về chiến tranh và những số phận con người, về đạo lí và tình cảm thầy trị thiêng liêng, cao đẹp,...

Giọng trữ tình, tha thiết cũng là đặc điểm thường gặp của văn học thiếu nhị Chất trữ tình

đậm tính nhân văn hướng về những con người cùng khổ, những cảnh ngộ bi thương và những

tình cảm sáng trong, cao đẹp của con người thể hiện khá tiêu biểu trong các sáng tác của Nguyên Hồng với Những ngày thơ ấu, Thanh Tịnh với Tôi đi học, Thạch Lam với Gió lạnh đầu mùa và Hai đứa trẻ... Trong những năm kháng chiến, chất trữ tình tiếp tục nảy nở và phát triển. Nhà văn

thường thể hiện sự nhạy cảm với cái đẹp của thiên nhiên, đất nước, nhất là vẻ đẹp của tâm hồn

con người, khai thác các mối quan hệ tình cảm, những khát vọng và ý chí tiêu biểu cho sức sống, vẻ đẹp và phẩm chất của cả cộng đồng. Đó là Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Quê nội

của Võ Quảng,... Truyện và thơ viết cho thiếu nhi sau 1975 vẫn tiếp nối mạch trữ tình dồi dào của văn học trước đó nhưng trong sự khai thác và thể hiện, nhà văn đã cảm nhận được những chiều sâu vơ tận và bí ẩn của thế giới tinh thần và tâm hồn con ngườị Đó có thể là những hoài niệm man mác về quá khứ, về tuổi thơ trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán; giọng trữ tình thiết tha, đằm thắm và trong sáng trong Nói với em (Vũ Quần Phương), Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ) v.v... Giọng tinh nghịch hóm hỉnh với những chi tiết hài hước, ngơn ngữ

nhí nhảnh và rất dí dỏm, những nhân vật thơng minh, ngộ nghĩnh trong Bé nhìn biển (Trần mạnh Hảo), Mèo khóc chuột cười (Cao Xuân Sơn), Kẻ thù (Quế Hương), Kính vạn hoa, Cho tôi xin một

đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ (Nguyễn Nhật Ánh) v.v... tạo nên giọng kể tự nhiên, dung dị; và

chính cái dung dị, hồn nhiên ấy là con đường ngắn nhất đi thẳng vào tâm hồn người đọc nhỏ tuổị Ngôn ngữ trong nhiều tác phẩm, nhất là tác phẩm trữ tình, thường mang tính tự sự, với nhiều

đối thoại, ít độc thoại, ít "dịng ý thức"; do đó có nhiều chất truyện, mang nhiều yếu tố của ngôn

ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật. Đặc biệt đối với thơ, điều này thường tạo nên sự hấp dẫn, lôi

cuốn, khiến các em dễ dàng tiếp nhận và có ấn tượng lâu bền về tác phẩm (Thương ông - Tú Mỡ,

Đi học - Minh Chính, Chiếc xe lu - Trần Nguyên Đào,...).

Ngôn ngữ trong truyện và thơ viết cho thiếu nhi cũng sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hoá, điệp từ ngữ,... tạo ra sắc thái kì diệu, lung linh sắc màu, sinh

động, gần gũi với trẻ. Đồng thời đây cũng là nhân tố quan trọng mang lại cái hay, cái đẹp, sức

hấp dẫn cho tác phẩm, khiến những sáng tác này có một giọng điệu riêng, thực sự phù hợp với

lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ, vui tươi và trong sáng của các em.

Những đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật như trên đã đặt ra những yêu cầu riêng, không hề đơn giản đối với tài năng, lương tâm và trách nhiệm của người viết cho thiếu nhị Điều này

cũng đã được thể hiện trong nhận xét của nhà văn Liên xô Xécgây Mikhancốp: "Ngơn ngữ văn

mà cịn để chinh phục trái tim của người lớn. Ngơn ngữ đó phải phục vụ việc bảo vệ quyền lợi

tuổi trẻ" (3).

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)