IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÁC PHẨM VĂN HỌC
4.3.4. Phân loại nhân vật
Tùy theo các tiêu chí khác nhau, người ta có sự phân loại khác nhau về nhân vật trong tác phẩm văn học. Cụ thể là:
Theo tiêu chí vai trò của nhân vật trong kết cấu tác phẩm, nhân vật trong sáng tác văn học
được chia thành ba loại: nhân vật chính, nhân vật trung tâm và nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trị chủ chốt trong tác phẩm. Đó là nhân vật được khắc hoạ một cách đầy đặn trên các phương diện chân dung, tính cách, q trình. Nhân vật chính là
người liên can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài và bộc lộ chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, tình điệu tác phẩm. Kiểu nhân vật này thường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và được nhà văn khắc hoạ đầy đặn bằng nhiều loại chi tiết: tiểu sử, ngoại hình,
tính cách và xung đột. Vì thế, nhân vật chính thường thể hiện rõ nét những cách tân nghệ thuật của một nhà văn. Nhân vật chính trong Dế Mèn phiêu lưu kí là Dế Mèn và Dế Trũi; trong Lá cờ
thêu sáu chữ vàng là vị thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản, trong Đất rừng phương Nam (Đoàn
Giỏi) là An và thằng Cị, trong Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ là cu Mùi và các bạn của em như
Hải cị, Tí sún, cái Tũn…
Trong một tác phẩm có nhiều nhân vật chính, nhân vật chính có vai trò quan trọng hơn cả
được gọi là nhân vật trung tâm. Dế Mèn, cu Mùi, An, Duy và bà nội của em (Côi cút giữa cảnh
đời - Ma Văn Kháng), cu Tin (Đảo mộng mơ - Nguyễn Nhật Ánh),… thuộc loại nàỵ
Khác với nhân vật chính và nhân vật trung tâm, nhân vật phụ ít được vẽ đầy đủ các mặt và thường đóng vai trị khá khiêm tốn trong những sự kiện chính của tác phẩm. Trong Dế Mèn phiêu
lưu kí, nhân vật phụ gồm Dế Choắt, chị Cốc, bác Xiến Tóc, chị Nhà Trị, bọn Nhện, anh trưởng
và anh cả của Dế Mèn, Bọ Muỗm, Ếch Cốm đại vương, thầy đồ Cóc, Nhái Bén, chim Trả, Châu Chấu Voi, họ hàng nhà Kiến v.v…
Theo quan hệ thuận – nghịch giữa nhân vật với lí tưởng, nhân vật trong tác phẩm văn học có thể chia thành ba loại: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện và nhân vật trung gian.
Nhân vật chính diện (cịn gọi là nhân vật tích cực) là loại nhân vật chiếm được tình yêu, niềm tin và sự khẳng định của nhà văn, mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, có thể trở
thành kẻ đại diện cho những giá trị tư tưởng, đạo đức và thẩm mĩ mà tác giả cùng thời đại của
anh ta hướng tớị Có thể nhận thấy kiểu nhân vật này qua Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi, Trần Quốc Toản trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), An, thằng Cò,
ơng Hai bắt rắn (Đất rừng phương Nam - Đồn Giỏi), Cục, Cù Lao (Tảng sáng, Quê nội - Võ Quảng), những đứa con của chị Út Tịch trong Mẹ vắng nhà (Nguyễn Thi),…
Nhân vật phản diện (hay nhân vật tiêu cực) có những phẩm chất ngược với nhân vật chính diện, bị miêu tả trong tác phẩm với thái độ phê phán, phủ định. Mụ dì ghẻ, Cám, người anh tham lam, mẹ con Lý Thông, gã phú ông tráo trở trong các truyện cổ tích Tấm Cám, Cây khế, Thạch
Sanh, Cây tre trăm đốt, giặc Nguyên trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng, quân Mỹ, ngụy trong Mẹ vắng nhà,… thuộc loại nàỵ
Nhân vật trung gian là loại nhân vật đứng giữa nhân vật chính diện và phản diện. Loại nhân vật này có thể tốt lên hoặc xấu đi tuỳ theo tác động của hồn cảnh.
Theo hình thức cấu trúc nhân vật, người ta thường phân chia nhân vật ra ba loại: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình và nhân vật tính cách.
Nhân vật chức năng là loại nhân vật thường xuất hiện trong các truyện cổ dân gian. Đây là loại nhân vật có nhiệm vụ thực hiện một chức năng cố định nào đó trong tác phẩm và trong việc phản ánh đời sống. Chẳng hạn, Bụt có chức năng ban hạnh phúc cho con người đau khổ, an ủi, cho phép lạ, giúp con người vượt qua được những trở ngại của cuộc sống; mụ phù thủy có chức năng phù phép, gieo cho con người những tai họa khó lường; quỷ thường xấu xí, hung dữ, đe dọa sự bình yên, hạnh phúc của người dân; Thần Đèn có chức năng đáp ứng, thỏa mãn mọi yêu cầu
khó khăn nhất của người sở hữu nó… Kiểu nhân vật này khơng có đời sống nội tâm, các phẩm chất của nó ln cố định, bất biến và nó hành động gần như theo những cơng thức đã vạch sẵn. Chính do điều này mà nhân vật chức năng dễ dàng trở thành một ý niệm hay một biểu trưng trong
đời sống tinh thần và được hình thức hóa trong sáng tác. Nói đến Bụt ta nghĩ ngay đến hình ảnh
một ơng già râu tóc dài và bạc trắng, tay cầm gậy trúc và có giọng nói ơn tồn. Nói đến mụ phù thủy, người ta nghĩ đến một mụ già xấu xí, mũi khoằm, bước lòng khòng và di chuyển trên một cái chổi biết baỵ Nói đến những nàng tiên thường ta nghĩ ngay đến những cô gái xinh đẹp, dịu
dàng, trẻ mãi không già, mang hạnh phúc đến cho những người bất hạnh… Tìm hiểu loại hình nhân vật này, chúng ta cần chú ý đến vai trò chức năng mang nội dung thẩm mĩ của chúng. Ví như trong truyện Trí khơn của tao đây, con hổ chỉ có chức năng làm rõ cái trí khơn của con người và con trâu chỉ có chức năng mơi giới trong quan hệ giữa hai nhân vật còn lạị
Nhân vật loại hình là nhân vật có thể đứng ra làm đại diện cho một loại người nhất định
trong đời sống, do chỗ nó thể hiện được những nét đặc trưng, ổn định và bất biến ở phẩm chất xã hội, đạo đức, tính cách của loại người đó. Tính “phạm trù” chính là hạt nhân cấu trúc của loại
hình nhân vật này, khiến cho trong nhiều trường hợp, nhân vật loại hình có thể trở thành những
điển hình của tính cách. Trong văn học cách mạng Việt Nam, nhân vật Út Tịch ở Người mẹ cầm
súng của Nguyễn Thi mang nhiều đặc điểm của một nhân vật loại hình. Chị chính là “khái niệm”
về người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, tuy vậy vẫn có sự hấp
dẫn nhất định của một tính cách.
Nhân vật tính cách thường đa diện, chứa đầy mâu thuẫn, và chính những mâu thuẫn ấy làm cho tính cách khơng tĩnh tại mà vận động, phát triển, đôi khi làm bất ngờ cả người sáng tạo ra nó.
Cấu trúc của nhân vật tính cách phản ánh một trình độ cao của văn học trong vấn đề khái quát và chiếm lĩnh thực tạị Ta thường gặp kiểu nhân vật này trong truyện thiếu nhi Việt Nam sau 1986.
Đó là bé Duy và bà cụ Lạng trong Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng, là chú chó Bê Tơ
trong Tơi là Bê Tô, Cu Mùi trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tường trong Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh, Tin trong Đảo mộng mơ của Nguyễn Nhật Ánh, Dũng trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần… Do nhân vật tính cách có lơ gich phát triển nội tại riêng của
mình mà nhà văn không phải bao giờ cũng chi phối được nó, dẫn dắt nó đi vào con đường mà tác giả đã vạch sẵn. Tương quan giữa nhân vật và tác giả thường có tính chất “đối thoại”. Ở đó, nhân vật tồn tại như một ý thức độc lập, bình đẳng với nhà văn – người đã sinh thành nó.
Theo thể loại của tác phẩm văn học, nhân vật được chia thành ba loại: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch.
Nhân vật trữ tình là loại nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm trữ tình, được xây dựng theo phương thức trữ tình, trực tiếp biểu lộ những cảm xúc và suy nghĩ sẽ làm thành “nội dung” chính của tác phẩm. Hiểu theo nghĩa hẹp, nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình – một hình tượng thẩm mĩ mang bản chất hư cấu nhưng có mối liên hệ gần gũi, trực tiếp với con người tác giả, là kẻ song sinh “đồng dạng” với tác giả. Trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa, ta thường bắt gặp kiểu nhân vật nàỵ
Nhân vật tự sự được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bao gồm chi tiết sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong tục, đời sống văn hóa, lịch sử, lại cịn có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường… mà không nghệ thuật nào tái hiện được.
So với nhân vật của tác phẩm tự sự, những dục vọng, những quyết định đột ngột, những
phản ứng trí tuệ sắc cạnh, những biểu hiện sáng rõ của suy nghĩ và cảm xúc – là những nét cốt yếu đối với nhân vật kịch. Những ý nghĩ, cảm xúc, dự định còn mập mờ - được thể hiện bằng
những lời nói có sắc thái cụ thể, được kết hợp với sắc giọng, cử chỉ, vẻ mặt của diễn viên. Nhân vật kịch thường được mô tả trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính, mâu thuẫn, xung đột với xã hộị