Các thành phần của cốt truyện

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 53 - 55)

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÁC PHẨM VĂN HỌC

4.4.2. Các thành phần của cốt truyện

Các thành phần của cốt truyện thường được nêu theo tiến trình vận động của các sự kiện được miêu tả trong đó. Ở dạng đầy đủ, cốt truyện thường có năm phần chính:

- Trình bày: Cịn gọi là mở đầu hay khai đoan, có nhiệm vụ giới thiệu bối cảnh câu chuyện diễn

ra (hoàn cảnh xã hội, thời gian, địa điểm, nhân vật,...). Trình bày có tác dụng thuyết minh lí do của hành động sẽ được khai triển sau đó, rọi vào đó một ánh sáng bổ sung. Trong truyện Người đi săn và

con vượn (Lep Tơnxtơi), phần trình bày là đoạn giới thiệu về bác thợ săn thiện xạ, “nếu con thú rừng

- Thắt nút: Là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một quan hệ, một xung

đột tất yếu sẽ tiếp tục xảy ra, phát triển. Thắt nút của truyện Bên Hồ Hàm Nguyệt (Phạm Thị Kim

Nhường) chính là sự kiện cơ bé tên Tâm sang chơi với chị Ngàn và phần giới thiệu về cuộc đời cô gái đẹp nết đẹp người nhưng “đôi mắt khơng thấy gì ngồi bóng tối”.

- Phát triển: Là toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai, vận động của các quan hệ và mâu thuẫn đã xảy rạ Đây là phần dài nhất của cốt truyện, thường bao gồm toàn bộ các sự kiện từ sau thắt nút đến sự kiện trước đỉnh điểm. Tính cách của nhân vật chủ yếu được xác định trong phần

nàỵ Nhân vật được đặt trong nhiều cảnh ngộ khác nhau, xung đột được triển khai trên nhiều bình diện. Trong truyện Người đi săn và con vượn, đó là các sự kiện vượn mẹ trúng tên, hướng ánh

nhìn căm giận về phía người đi săn, tay vẫn khơng rời con. Trong khi đó, người thợ săn vẫn đứng im chờ thu nhận kết quả.

Ở phần phát triển, tác giả trình bày hàng loạt sự kiện, mâu thuẫn được khai thác tận mọi

khía cạnh của nó, xung đột của cốt truyện được triển khai trên nhiều bình diện, các nhân vật được

đặt vào những cảnh ngộ khác nhau nhất với những thử thách căng thẳng qua khơng gian, thời

gian. Từ đó cốt truyện bước vào đỉnh điểm.

- Cao trào (còn gọi là đỉnh điểm): Là sự kiện thử thách cao nhất, tột cùng đối với nhân vật dẫn

đến bước ngoặt lớn trong sự phát triển của cốt truyện và đưa đến chấm dứt sự phát triển. Đỉnh điểm

thường là một khoảnh khắc, một thời điểm ngắn, nhưng từ đây câu chuyện đi theo hướng được giải

quyết.

Cao trào của truyện Người đi săn và con vượn là sự kiện đầy cảm động: vượn mẹ, trước khi chết, đã nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt

sữa vào và đặt lên miệng con. Với Bên hồ Hàm Nguyệt, đó là điều ước lạ lùng của chị Ngàn về

một may mắn, một phép màu sẽ đến với mẹ của… một chị gái cùng làng! Điều này khiến cho

Tâm phải “giật mình” và vô cùng “ngạc nhiên”.

Cả hai sự kiện đỉnh điểm trên đây đã gây nên những chấn động rất lớn cho tâm hồn nhân

vật trong truyện cũng như người đọc. Từ đó, nó chuẩn bị cho những thay đổi phù hợp cả về lô

gich vận động, phát triển của hiện thực khách quan lẫn lơ gich tâm lí, hành động của con ngườị - Mở nút (còn gọi là kết thúc): Là sự kiện quyết định kề ngay sau cao tràọ Nó là sự xóa bỏ xung đột, nhưng không phải bao giờ cũng xóa bỏ mâu thuẫn. Tất cả các quá trình từ nỗi xúc động, ăn năn chân thành của người thợ săn, đến việc ông bẻ gãy nỏ, lẳng lặng quay về và từ đó

không bao giờ đi săn nữa trong câu chuyện của Người đi săn và con vượn được xem là phần mở

nút. Sau những sự kiện của phần này, xung đột, mâu thuẫn của truyện khơng cịn nữạ

Những phần kết thúc của các tác phẩm cụ thể cũng hết sức đa dạng. Có kết thúc đánh dấu

sự giải quyết trọn vẹn xung đột được miêu tả trong tác phẩm (thường gặp nhất trong các truyện cổ dân gian, truyện Nơm,...) Lại có kết thúc tuy đánh dấu sự xố bỏ xung đột, xác định tính cách và số phận của nhân vật, nhưng mâu thuẫn vẫn có thể tiếp tục căng thẳng hoặc chưa bị xố bỏ hồn tồn (chẳng hạn, kết thúc của hai truyện ngắn Tí bụi và Ả ìa âủ của Quế Hương).

Ngồi các thành phần trên, cốt truyện có thêm phần "vĩ thanh" hay "đoạn kết", "hậu sử" bổ sung cho phần mở nút kể về những việc xảy ra trong tương lai hay bình luận về sự kiện đã xảy ra như trường hợp hai truyện dài Một thiên nằm mộng và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần. Trong Một thiên nằm mộng, đoạn kết chính là câu thần chú về những giọt sương – những điều ước mang hình trái tim bé thơ, tinh khiết gợi liên tưởng về một thế giới trẻ em hồn

nhiên, quen thuộc nhưng cũng rất cổ tích, diệu kì. Ở Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, đó là những

liên tưởng thơ ngây nhưng đầy thú vị của nhân vật – người kể chuyện xưng “Tôi” về trẻ em –

những vì sao khơng ngừng lấp lánh trên tấm thảm bầu trời khi hằng đêm cậu bé “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ vừa “nhìn” ra khu vườn tưởng tượng”.

Cốt truyện không nhất thiết bao giờ cũng đầy đủ các thành phần như trên và cũng không

nhất thiết phải trình bày theo một thứ tự sau trước như vậỵ Có truyện khơng có mở đầụ Có

truyện dường như khơng có đỉnh điểm và mở nút như Miệt vườn xa lắm của Dạ Ngân, Bí mật giữa tơi và thằn lằn đen của Lý Lan. Lại có truyện mở đầu bằng cách đặt người đọc vào chính

giữa dịng chảy của q trình phát triển của truyện như Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Huyền thoại biển, Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ,… chẳng hạn. Có truyện lại có hình thức lồng ghép “truyện

trong truyện” như trong Những tấm lòng cao cả, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ,… Sự trình bày

như thế nào còn tuỳ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả thông qua kết cấu cốt truyện và kết cấu tác phẩm.

Trong các sáng tác cho thiếu nhi, cốt truyện thường đầy đủ các thành phần với sự chặt chẽ, rõ ràng của hệ thống sự kiện, rất ít gặp những truyện khơng có cốt truyện. Truyện thường dẫn dắt dễ hiểu, tình tiết hấp dẫn. Kết thúc của tác phẩm thường là kết thúc có hậụ Điều này phù hợp với tư duy, tâm lí, tầm đón nhận,... của trẻ.

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)