Những dấu hiệu nhận biết nhân vật văn học

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 47 - 50)

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÁC PHẨM VĂN HỌC

4.3.2. Những dấu hiệu nhận biết nhân vật văn học

Mỗi nhân vật văn học thường có một chùm dấu hiệu khu biệt để người đọc có thể dễ dàng nhận biết. Dấu hiệu đầu tiên là cái tên của nó hay cái “tên” ước định mà tác giả hoặc người kể chuyện tạm đặt. Những dấu hiệu khác là đặc điểm diện mạo, tiểu sử, tính cách, lời nói, hành động và số phận. Chính nhờ có chùm dấu hiệu khu biệt này mà ta có thể tính đếm được số

lượng nhân vật có trong tác phẩm, cũng như có thể tách riêng được từng nhân vật ra để phân

tích. Các dấu hiệu xác định đường nét của nhân vật ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,

xoay chung quanh trung tâm là tính cách.

Khi đặt cho thế giới nhân vật của mình những cái tên như Tí bụi, con Lỡ, thằng đầu to, ơng Kẹ, Mơ, Ngổ, con bé câm, Tí, Tẻo, Đẹt, Quẳng, Sót, Được, Mùa, Khoai, Lúa,… Quế Hương đã

xác quyết cho mình một lối đường riêng: tìm về với những đứa trẻ bất hạnh, ghé xuống để nâng đỡ các em, đồng thời người viết cũng muốn đánh động tình thương yêu, sự sẻ chia, đồng cảm ở

người đọc. Diện mạo nhân vật trẻ thơ trong tác phẩm của bà cũng có nhiều nét đặc biệt. “Thằng

đầu to” (Vua lũ đồ chơi) có “một cái đầu quá cỡ, ngoẹo trên cái cổ khẳng khiu”. Con Lỡ (Bà mụ

của búp bê) thì “đơi chân cong vịng, nhỏ như cây sậỵ..”. Tí bụi trong truyện ngắn cùng tên thì

“loắt choắt, bẩn thỉu, ranh ma”,...

Trẻ em trong truyện ngắn Quế Hương cũng cuốn hút người đọc ở những nét tiểu sử, số

phận khơng giống aị Thằng Quẳng (Thằng tị he Xn La) “bị mẹ đẻ quẳng khi còn đỏ hỏn”. Con Lỡ thì ra đời trong sự thất vọng của bố mẹ. Cha mẹ nó chỉ chờ đợi một đứa con trai và họ khơng mong sự có mặt của đứa con gái xấu xí này trên cõi đời: “Đứa con gái thứ bạ Lại xấu xí. Lại

thiếu cân, thiếu tháng. Lại bị què sau một trận sốt tê liệt khi lên hai”. Rồi họ bỏ mặc nó và chậc lưỡi: “Thơi thì lỡ rồị Lỡ sinh. Lỡ quên”. Vậy là con bé có ln cái tên: “Lỡ”. Dường như với cha mẹ nó, đứa bé tội nghiệp ấy khơng cịn tồn tại, có chăng chỉ là một thứ gai trong mắt, “thật lạc điệu, xấu xí, vơ dụng”. Tấm lịng yêu thương, trân trọng những đứa con tinh thần không mấy may

mắn của người viết đã làm cho độc giả dù khó tính, bướng bỉnh hay sắt đá đến đâu cũng khơng

khỏi chạnh lịng xót xa, cảm phục.

Hành động và lời nói cũng là những dấu hiệu quan trọng để phân định nhân vật. Chẳng hạn sự hiếu kì, ngạc nhiên của đàn cá Rơ Ron lần đầu tiên được đi chơi, được mở rộng tầm nhìn ra thế giới

kì thú bên ngồi và sự hãnh diện của đàn cá Ngão được diễn tả rất sinh động qua đoạn đối thoại dưới

đây:

Cá Rô Ron xôn xao:

- Cá Ngão mặc áo dài trắng mỏng tanh khơng có ngạnh đinh ba mà dám ngược chơi xa như chúng mình à?

- Xưa nay có cá Ngão rạch nước mưa mới bao giờ!

- Cá Ngão không ở ao như chúng ta, nhà cá Ngão ngồi sơng cơ mà? Thế là đàn cá Rô Ron nhao nhao lượn đến, thắc mắc:

- Các bác ở đâu đến?

- Chúng tớ từ sông Hồng lên đâỵ

Vịng trịn quanh mắt những cậu cá Rơ Ron càng tròn xoe, tỏ vẻ lạ: - Tận ngồi sơng Hồng à?

- Chứ sao!

- Các bác vượt được sông Hồng à? - Chứ sao!

(Cá đi ăn thề, Tơ Hồi)

Hoặc đoạn đối thoại hết sức từ tốn, lịch sự của cậu bé Nguyễn Sinh Côn với đám trẻ ở xóm “âm hồn” thể hiện rõ tình thương u, sẻ chia với bé Xển Văn bất hạnh, đánh động tình người ở những đứa trẻ lem luốc bụi đời, làm cho bọn trẻ “đầu đường xó chợ” cảm phục đến nỗi phong

cậu làm “Hồng thái tử”:

… Cơn đỏ mặt, người nóng ran, cố nén giận. Cơn cúi xuống lật tấm chăn đắp trên chân

Xển Văn, nói:

- Em tơi nó bị thiệt thịi, cực thế này đâỵ … Tên đầu trọc hỏi trống không:

- Bại liệt từ nhỏ à?

- Em tơi nó lên ba tuổi mới bị cái bệnh tai ác nàỵ

- Tội nghiệp… - Tay đầu trọc thương cảm nóị Cả đám trẻ tỏ ra ái ngạị

Côn nhận thấy đám trẻ “ghê gớm” ở cái xóm “âm hồn” này cũng có thể chơi được. Cơn

tranh thủ ngay tình cảm của chúng, nói ln:

- Chúng tơi khơng phải anh em ruột mà là bạn. Tôi đẩy xe giúp bạn đi học, đi chơi cho bạn

đỡ buồn tủị

(Bông sen vàng, Sơn Tùng)

Với Người ăn xin (Tuốcghênhép), nhân vật lưu dấu đậm nét trong người đọc bởi hành động “cho – nhận” đặc biệt của mình. Hành động “cà khịa” ngơng nghênh, vơ lối của Dế Mèn thời cịn sống nhàm chán nơi đầm nước và sự thủy chung bè bạn, hết mình vì lí tưởng ở giai đoạn “phiêu

lưu” cũng là những yếu tố quan trọng để nhân vật có sức sống lâu bền trong nhiều thế hệ người

đọc.

Nhân vật còn tạo ấn tượng cho độc giả bởi tâm lí của họ. Trong văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại, nhiều trang viết của Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, Võ Quảng, Phạm Hổ, Vi Hồng, Ma Văn Kháng, Nguyễn Nhật Ánh, Quế Hương, Nguyễn Ngọc Thuần… đã chứng tỏ được sức hút

của yếu tố tâm lí cũng như tài năng của nhà văn khi đi sâu khám phá những phương diện vi tế

diễn ra trong tâm hồn của mỗi đứa trẻ. Thằng cu Mùi và các bạn trong Cho tôi xin một vé đi tuổi

thơ (Nguyễn Nhật Ánh) đã nghĩ ra trò chơi “Đặt tên lại cho thế giới” để tạo ra một vũ trụ non trẻ,

tinh khơi và giàu có của riêng mình thay cho cái thế giới hiện hữu già nua, cũ kĩ với niềm vui thích, sung sướng và hãnh diện khôn tả. Dũng trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần) lại có những phút giây đắm chìm trong sự tĩnh lặng của vạn vật. Sở thích của em là ngắm nhìn khu vườn trong đêm tối và cảm nhận hương thơm của các loài hoa, lắng nghe tiếng dế kêu lanh lảnh nhưng buồn buồn. Em cũng thích ngắm những giọt nước mưa rơi xuống giếng bởi những lúc ấy, “mặt nước cứ loang lống như có nhiều con cá đớp mồi bên dưới”; và sau mỗi cơn mưa, cây cối trong khu vườn xanh mướt như được tắm gội sạch sẽ. Thế giới của Dũng khơng có

những âm thanh ồn ào náo nhiệt, khơng có những xáo trộn như thế giới của cu Mùị Xung quanh em, mọi vật luôn tràn đầy nhựa sống và tuân theo quy luật của tự nhiên: hết mùa nắng rồi đến

mùa mưa, hết đêm rồi lại ngày… Trong cái vịng ln hồi đó, Dũng vẫn khám phá ra vơ vàn điều lí thú: “Một ngày lạ, vườn tơi bỗng xuất hiện loài hoa mới, cánh vàng nhuỵ trắng. Tơi âm thầm chờ đợi nó lớn lên, âm thầm nâng niu như một đứa trẻ. Những bông hoa lạ ln gây cho tơi cảm giác ai đó đã ghé khu vườn lúc tôi đang ngủ. Họ ngồi chờ mãi không được, đành gieo mầm hoa

xuống đất rồi bỏ đi mà khơng kịp gửi gắm hãy chăm sóc giùm tơi, hãy tưới nước ngày ba lần”.

Mỗi sự vật nhỏ bé, giản đơn đối với Dũng cũng có thể trở nên kì diệụ Một bơng hoa, một hạt

sương long lanh trên lá cỏ, một làn gió nhẹ khẽ thổi qua… cũng đủ để làm nên một thế giới đẹp đẽ, tinh khôi trong mắt cậu bé. Và trong cái thế giới ấy, em để cho trí tưởng tượng mặc sức tung

hồnh, thả hồn mình hồ lẫn với đất trời: “Trăng đã lên, sáng vằng vặc. Có nghĩa là trời không

mưạ Những đám mây trắng tinh như gấu bơng bay nhởn nhơ; lúc thì bay qua, lúc thì bay lại, có lúc dồn ép vào nhau như những núi tuyết. Lại có một đám mây hình em bé trơi nhẹ đi, cổ quàng một chiếc khăn lớn”.

Nhân vật của văn học có những đặc điểm đặc thù, phân biệt rất rõ với nhân vật được thể

hiện trong một số loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc. Văn học là nghệ thuật ngôn từ và hình tượng văn học là hình tượng phi vật thể; bởi vậy, muốn “thấy” được nhân vật của văn học, người đọc buộc phải phát động hết mức khả năng liên tưởng, tưởng tượng của mình. Khi

tiếp xúc với tác phẩm văn học, câu chữ được triển khai đều đặn theo thời gian, vì thế, “chân

dung” nhân vật cũng chỉ được hiện hình dần dần trong tâm trí độc giả theo thời gian. Trong lúc đọc, độc giả vừa phải nhớ những chi tiết miêu tả nhân vật mà mình đã lĩnh hội nằm rải rác trong

tác phẩm, vừa phải biết ráp nối, xâu chuỗi chúng lại với nhau để có được một ý niệm hồn chỉnh về nhân vật. Chính do đặc điểm này của hoạt động nhận thức về nhân vật văn học, người ta có

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)